[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


26 tháng 10 2023

Tìm về hai chữ ĐỒNG HƯƠNG

1.Về ngữ nghĩa:

Đây là từ có gốc Hán Việt mà chữ Hán ghi là 同鄉 . Trong đó:

 ” có nghĩa là “cùng, giống như nhau”

còn “” là làng, quê, nông thôn; là Khu vực hành chính, thấp hơn “huyện” và cao hơn “thôn” có xuất xứ thừ thời nhà Chu, gọi một khu 12.500 “gia” (nhà) là một “hương” .

 Như thế, “đồng hương” nghĩa gốc là Tính từ chỉ cùng làng và từ “hương ước” 鄉約  theo nghĩa này chỉ luật lệ, quy tắc của làng (Phép Vua thua lệ làng) sau mở rộng ra thành Danh từ chỉ người cùng tỉnh, cùng huyện, cùng quê hương xứ sở; ví dụ: “đồng hương” 同鄉 ; “hương thân” 鄉親 người đồng hương;  鄉人 người ở quê nhà, người cùng quê, người đồng hương.

Một điều kiện không thể thiếu là những người gọi là “đồng hương” ngoài việc cùng một quê  phải có điều kiện nữa “đều đang ở xa quê

Khi những người cùng quê hương, làng xóm,…tự nguyện lập ra một tổ chức, nhóm sinh hoạt chúng gọi là Hội đồng hương (HĐH, Compatriots Club) để giao lưu và giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần cùng chung nơi chôn nhau cắt rốn, đó là tổ chức của những người cùng quê hương đang sinh sống và làm việc tại một nơi xa.

Hội đồng hương có các tổ chức rất đa dạng, từ hội đồng hương của những người trong tỉnh tại tỉnh thành phố khác hoặc ở nước ngoài cho đến hội đồng hương của những người cùng làng, xóm...và nó không mang màu sắc tôn giáo, không mang màu sắc chính trị mà là một tổ chức thiện nguyện và phi lợi nhuận vì cộng đồng.

Hình thức sinh hoạt chủ yếu của hội đồng hương là họp hội đồng hương, liên hoan, trao đổi, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau... hoạt động của Hội đồng hương chủ yếu dựa trên sự đóng góp tự nguyện, tùy tâm của từng hội viên.

Trong Hội đồng hương thường có Trưởng ban liên lạc (Chủ tịch Hội đồng)  thường sẽ đi quyên góp, gây quỹ chung tay chung sức đồng lòng giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”…

2. Lạm bàn:

Tương tự và xuất phát từ hội này có hội đồng môn cấp 2 xã, hội đồng môn cấp 3 huyện, hội đồng hương làng, hội đồng hương xã, hội đồng hương huyện,…rồi hội đồng dòng tộc, và,….

 Ai, nhất là những người có tí “chức sắc”, “của ăn của để” dễ bị quy là mất gốc, sống chẳng cần tình nghĩa xóm làng, quê hương, bản quán gì,…Mà đã tham gia thì phải họp, phải “liên hoan”, “gặp mặt” và đương nhiên phải đóng quỹ, phí,...Như vậy đương nhiên sẽ mất thời gian, mất việc, đi lại nhiều và… tốn kém !.

Mặt trái nữa là sẽ có chuyện cục bộ, “địa phương chủ nghĩa”...

 Trong thời buổi @ này, khi mà xã hội đã cởi mở hơn, các cuộc giao lưu rộng rãi hơn bởi đã là bạn bè, đồng nghiệp, hàng phố,… đương nhiên phải có tình cảm với nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Như thế đâu cần phải thu mình, tự cô lập, phân biệt đối xử nhau trong nhóm này, hội nọ, vùng miền kia, đồng hương với đồng khói!

Nhất là thành lập Hội rồi mà chỉ chuyên tâm đi xin, lo ma chay hiếu hỉ,...chả đóng góp gì mấy cho an sinh xã hội ở cố hương và tân quê thì sao nhỉ ?!

Theo tôi, sống tốt trong ngôi nhà chung của mọi người ở khu dân cư, trong tổ chức mình đã và đang sinh hoạt là hay nhất!.

Nhưng mà ngẫm kỹ, thật khó …! Khi mọi thứ đã thành trào lưu và với chúng ta ai chả thấm câu con gà tức nhau tiếng gáy

Ở những tỉnh, thành lớn với chín người mười làng như Thủ đô Hà Nội, tf Hồ CHí Minh, các tỉnh miền núi,... thì Hội Đồng hương mọc như nấm sau mưa chả có gì là khó hiểu!

-Lương Đức Mến, ngày Tiến hành ĐH HĐHHP tỉnh LC lần thứ IV-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!