Những danh xưng (hô) bằng âm Hán Việt khi cúng giỗ, xướng danh lúc làm lễ tang phần đông là nghe rất trúc trắc, khó nhớ, nhất là đối với người trẻ tuổi, lơ mơ về Hán Nôm. Sau đây là một số từ xưng, hô tôi tập hợp được, lập thành 3 Bảng:
Thiếu sẽ cập nhật sau.
09 tháng 10 2010
Âm Hán Việt xưng hô trong Cúng giỗ, Tang lễ
Trong mục
Việc họ
08 tháng 10 2010
Nhân ngày giỗ Cụ Nội, nhớ về Cố Lương Công Quản
Ngày 17/9 tới là ngày giỗ của Cụ nội tôi, Lương Đức Trinh.
Đệ Tứ đại Tổ 第四代祖 梁德禎 là con út của bà Hai, thường được gọi là “Trinh bé”, để phân biệt với “Chinh lớn” tức cụ Giáo Chinh 征 là con bà cả.
Ngược lên, Đệ Tam đại Tổ Lương Đức Hanh第三代祖 梁德亨 là con của bà Ba với Nhị Tổ. Cụ nhà giầu, cai trị giỏi. Trước làm Lý trưởng 里長 sau làm Phó Tổng 傅總. Do ông nội tôi (Trính) bỏ nhà ra đi khi bố tôi còn nhỏ, không có ai truyền lại nên tôi có rất ít hiểu biết về Cụ và Cố bà Hai về họ tên, ngày mất và mộ phần. Chỉ biết bà Cả là Đặng Thị Chẻo: Người Mông Tràng Thượng (Kị 11-G) là thân mẫu của các cụ Hinh, Tuynh, Chinh, Thành. Cùng với Phạm Đình Nhiên, Đào Đăng Lung cụ là dưỡng tử của đệ Tam Tổ Lương Hoàn là Lương Công Quản (con thứ Tư của cụ Đồ Thiệu).
So trong 4 ngành thì dòng của cụ Đồ Thiệu có nhiều người học cao, khấm khá cả về quan trường lẫn kinh tế. Nổi tiếng có Cụ Tổng Quản, Cụ Tuần Ngoạn, Cụ Tổng Phác, Cụ Chánh Mai, Cụ Cựu Huân ...Gia phả còn giữ được và chép cả năm mất hay những lần tu sửa Từ đường, các bài Thơ, một số Câu đối cung tiến hay phúng viếng. Trước giỗ Tổ riêng, từ 1998 Hợp tế, theo giỗ cả tổ chung. Trưởng bên ngành này hiện nay là Lương Hoàn An (Đời Thứ 8). An lấy con gái bác Ký (có vợ cả là cô ruột tôi, Lương Thị Ri), nhà ở bến Khuể và là người vào 8/2008 đã cung cấp cho tôi bản photo Gia phả Lương Hoàn (đến đời thứ 5) để tôi tham khảo soạn ra cuốn Gia phả dòng họ mình.
Lương Công Quản, dưỡng phụ Cụ nội tôi sinh năm 1807 mất 18/3 năm Bính Tuất 1886 thọ 80 tuổi. Cụ lấy 12 vợ, sinh 8 nam. Bà Cả Đào Thị Trân (sinh cụ Tuần Ngoạn), Trần Thị Tứ, Trần Thị Tựa, Phạm Thị Ngọc, Hoàng Thị Trích, Phạm Thị Lự , Bùi Thị Sảng (sinh 2 nam Ty, Cung), Đỗ Thị Giá (nhận Đào Đăng Lung làm con), Bùi Thị Hán (sinh Ngưng), Trần Thị Lẫm (sinh Ty ?), Đỗ Thị Hân (sinh Tân, Cầu), Phạm Thị Lư (sinh Đượm, Phụng). Một trong các bà Trần Thị Tứ, Trần Thị Tựa, Phạm Thị Huý, Hoàng Thị Trích, Phạm Thị Lự, Bùi Thị Sảng không con trai đã nhận cụ Trinh làm con. Ngoài ra Cụ Quản còn còn 13 nữ và Phạm Đình Nhiên, Đào Đăng Lung là con nuôi.
Cụ Quản từng làm Lý trưởng, Cai Tổng. Năm Tự Đức thứ 15 (1863) tham gia dẹp loạn Tạ Văn Phụng. Phêrô Lê Duy Phụng (1858-1863) nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định. Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử. Ngay sau đó, Cụ Quản được Tổng đốc Hải Dương Nguyễn Quốc Cầm tặng đôi câu đối :
Về vị Tổng đốc này cũng có nhiều chuyện lý thú.Nguyễn Quốc Cẩm người xã Vân Trương, Tiên Sơn, Hà Bắc, từ năm 28 tuổi đã đỗ cử nhân. Ngay sau khi đỗ, ông được Minh Mạng bổ làm Tri huyện Thanh Hà (Hải Dương) rồi được triệu vào làm quan trong kinh đô. Hai mươi năm sau, ông được thăng Binh bộ thượng thư (Bộ trưởng Quốc phòng) và được cử ra Bắc làm tổng đốc 2 tỉnh Quảng Yên và Hải Dương kiêm Đề đốc quân vụ. Từ tháng 08/1861, dưới ảnh hưởng của chiếu chỉ phân sáp, trong khi đàn áp những người truyền giáo, tuy là người khoan dung và có cảm tình với các Cha nhưng sợ oai quyền Nguyễn Đình Tân (Hưng), tổng đốc Nam Định và là bố vợ vua Tự Đức, nên vẫn ra án tử hình cho Cha xứ và Giám mục sau khi khuyến dụ các ngài bỏ đạo không thành.
Chính vì công lao và tiếng tăm của Cụ Quản mà khi cụ bà Đào Thị Trân (chính thất của cụ Quản) mất vào năm Giáp Ngọ 1894, thọ 83 tuổi, Tri huyện Nguyễn Giám đã có đôi câu đối viếng:
Như vậy, Đệ Tứ đại Tổ Lương Công Quản không phải trực hệ với tôi nhưng lại là Dưỡng phụ của Cụ Nội tôi và là người nổi tiếng mà sinh thời gắn với một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước và trong vùng lại thân sinh ra Cụ Tuần Ngoạn (1841-1905) là người có công trong việc hưng dựng từ đường dòng họ nên tôi chép ra đây.
Đệ Tứ đại Tổ 第四代祖 梁德禎 là con út của bà Hai, thường được gọi là “Trinh bé”, để phân biệt với “Chinh lớn” tức cụ Giáo Chinh 征 là con bà cả.
Ngược lên, Đệ Tam đại Tổ Lương Đức Hanh第三代祖 梁德亨 là con của bà Ba với Nhị Tổ. Cụ nhà giầu, cai trị giỏi. Trước làm Lý trưởng 里長 sau làm Phó Tổng 傅總. Do ông nội tôi (Trính) bỏ nhà ra đi khi bố tôi còn nhỏ, không có ai truyền lại nên tôi có rất ít hiểu biết về Cụ và Cố bà Hai về họ tên, ngày mất và mộ phần. Chỉ biết bà Cả là Đặng Thị Chẻo: Người Mông Tràng Thượng (Kị 11-G) là thân mẫu của các cụ Hinh, Tuynh, Chinh, Thành. Cùng với Phạm Đình Nhiên, Đào Đăng Lung cụ là dưỡng tử của đệ Tam Tổ Lương Hoàn là Lương Công Quản (con thứ Tư của cụ Đồ Thiệu).
So trong 4 ngành thì dòng của cụ Đồ Thiệu có nhiều người học cao, khấm khá cả về quan trường lẫn kinh tế. Nổi tiếng có Cụ Tổng Quản, Cụ Tuần Ngoạn, Cụ Tổng Phác, Cụ Chánh Mai, Cụ Cựu Huân ...Gia phả còn giữ được và chép cả năm mất hay những lần tu sửa Từ đường, các bài Thơ, một số Câu đối cung tiến hay phúng viếng. Trước giỗ Tổ riêng, từ 1998 Hợp tế, theo giỗ cả tổ chung. Trưởng bên ngành này hiện nay là Lương Hoàn An (Đời Thứ 8). An lấy con gái bác Ký (có vợ cả là cô ruột tôi, Lương Thị Ri), nhà ở bến Khuể và là người vào 8/2008 đã cung cấp cho tôi bản photo Gia phả Lương Hoàn (đến đời thứ 5) để tôi tham khảo soạn ra cuốn Gia phả dòng họ mình.
Lương Công Quản, dưỡng phụ Cụ nội tôi sinh năm 1807 mất 18/3 năm Bính Tuất 1886 thọ 80 tuổi. Cụ lấy 12 vợ, sinh 8 nam. Bà Cả Đào Thị Trân (sinh cụ Tuần Ngoạn), Trần Thị Tứ, Trần Thị Tựa, Phạm Thị Ngọc, Hoàng Thị Trích, Phạm Thị Lự , Bùi Thị Sảng (sinh 2 nam Ty, Cung), Đỗ Thị Giá (nhận Đào Đăng Lung làm con), Bùi Thị Hán (sinh Ngưng), Trần Thị Lẫm (sinh Ty ?), Đỗ Thị Hân (sinh Tân, Cầu), Phạm Thị Lư (sinh Đượm, Phụng). Một trong các bà Trần Thị Tứ, Trần Thị Tựa, Phạm Thị Huý, Hoàng Thị Trích, Phạm Thị Lự, Bùi Thị Sảng không con trai đã nhận cụ Trinh làm con. Ngoài ra Cụ Quản còn còn 13 nữ và Phạm Đình Nhiên, Đào Đăng Lung là con nuôi.
Cụ Quản từng làm Lý trưởng, Cai Tổng. Năm Tự Đức thứ 15 (1863) tham gia dẹp loạn Tạ Văn Phụng. Phêrô Lê Duy Phụng (1858-1863) nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định. Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử. Ngay sau đó, Cụ Quản được Tổng đốc Hải Dương Nguyễn Quốc Cầm tặng đôi câu đối :
Thiên độc hậu ngô chi sinh, tam thập niên đầu bút tố lư quan, bách mang trung, nghi vũ nghi văn, tả hữu chi ngô, quyết sinh vô thiểm ;
Nhân tự cổ thuỳ vô tử, bát dư dật hoàn danh quy ảo hoá nhật, nhật đường hạ, giai nhi giai tế, thuỷ chung phó thác, kỳ tử dã ân.
Nhân tự cổ thuỳ vô tử, bát dư dật hoàn danh quy ảo hoá nhật, nhật đường hạ, giai nhi giai tế, thuỷ chung phó thác, kỳ tử dã ân.
Về vị Tổng đốc này cũng có nhiều chuyện lý thú.Nguyễn Quốc Cẩm người xã Vân Trương, Tiên Sơn, Hà Bắc, từ năm 28 tuổi đã đỗ cử nhân. Ngay sau khi đỗ, ông được Minh Mạng bổ làm Tri huyện Thanh Hà (Hải Dương) rồi được triệu vào làm quan trong kinh đô. Hai mươi năm sau, ông được thăng Binh bộ thượng thư (Bộ trưởng Quốc phòng) và được cử ra Bắc làm tổng đốc 2 tỉnh Quảng Yên và Hải Dương kiêm Đề đốc quân vụ. Từ tháng 08/1861, dưới ảnh hưởng của chiếu chỉ phân sáp, trong khi đàn áp những người truyền giáo, tuy là người khoan dung và có cảm tình với các Cha nhưng sợ oai quyền Nguyễn Đình Tân (Hưng), tổng đốc Nam Định và là bố vợ vua Tự Đức, nên vẫn ra án tử hình cho Cha xứ và Giám mục sau khi khuyến dụ các ngài bỏ đạo không thành.
Chính vì công lao và tiếng tăm của Cụ Quản mà khi cụ bà Đào Thị Trân (chính thất của cụ Quản) mất vào năm Giáp Ngọ 1894, thọ 83 tuổi, Tri huyện Nguyễn Giám đã có đôi câu đối viếng:
Tứ đại đường cao ưng sơ lụa ;
Lưỡng tu đình bắc trướng vân phi.
Lưỡng tu đình bắc trướng vân phi.
Như vậy, Đệ Tứ đại Tổ Lương Công Quản không phải trực hệ với tôi nhưng lại là Dưỡng phụ của Cụ Nội tôi và là người nổi tiếng mà sinh thời gắn với một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước và trong vùng lại thân sinh ra Cụ Tuần Ngoạn (1841-1905) là người có công trong việc hưng dựng từ đường dòng họ nên tôi chép ra đây.
Trong mục
4. Thượng Tổ đến Đời 4
06 tháng 10 2010
Các vị Tổ xa đời
Con cháu trẻ tuổi thường chỉ biết và nhớ đến Tổ tức cụ Nội mình chứ thực ra, theo thời gian số các Cụ Tổ của một dòng họ, một Chi phái, một Ngành ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà cần phải có Gia phả mới chép lại được.
Các vị Tổ xa đời chúng ta, theo tôi nhận thức được gồm:
1. Nguyên Tổ 元祖 và Triệu Tổ: 肇祖 là Đức Tổ đầu tiên nhất sinh ra những người chung một họ trong một nước. Ví dụ Hồ Hưng Dật được suy tôn là Đức Nguyên Tổ họ Hồ Việt Nam, Hùng Vương là Nam bang Triệu tổ 南邦肇祖.
2. Thuỷ Tổ 始祖: Ông tổ, vị tổ đầu tiên của một họ. Ví dụ một số dòng họ Lương ở miền Bắc suy tôn Cụ Lương Đắc Bằng là Thuỷ Tổ.
3. Thượng Tổ 尚祖: là Cụ Tổ sinh ra Đệ Nhất đại Tổ mà dòng họ ở khu vực đang thờ phụng. Ví dụ Lương Công Trạch được suy tôn là Thượng Tổ 上祖梁公宅 của họ Lương xã Chiến Thắng, Hải Phòng.
4. Đệ Nhất đại Tổ: là Cụ Tổ đầu tiên lập nên dòng họ tại một vùng. Ví dụ con trai cụ Lương Công Trạch là Lương Công Nghệ, vị Tổ đầu tiên ở hay xuất phát từ xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng là là Đệ Nhất đại Tổ 第一代祖 梁公羿 dòng họ Lương nơi đây.
5. Các vị Tổ Chi xuất phát từ Đệ Nhất đại Tổ theo thứ bậc anh em mà gọi là Tổ Chi Nhất, Chi Nhị…. Ví dụ:
Tổ Chi Đệ Nhất: Lương Công Tuấn 第一宗枝 梁公俊.
Tổ Chi Đệ Nhị: Lương Công Chiêu 第二宗枝 梁公昭.
Tổ Chi Đệ Tam: Lương Công Tú 第三宗枝 梁公秀.
Tổ Chi Đệ Tứ: Lương Công Thiệu 第四宗枝 梁公劭.
Tổ Chi Đệ Ngũ: Lương Công Linh 第五宗枝 梁公怜.
Cũng có tộc chia các Chi thành: Chi Giáp, Chi Ất, Chi Bính … (甲宗, 乙宗, 丙宗...) hoặc Chi Trọng, Chi Quý, Chi Vãn (大枝, 仲枝,季枝晚枝).
6. Các vị Tổ các Phái, Ngành: Từ một chi sau 5 đời hoặc ngay trong đời sau có người đưa con cháu đi lập nghiệp nơi khác tạo ra dòng phái mới. Ví như năm 1964 thân phụ tôi đưa gia đình lên khai hoang tại Lào Cai, cách xa quê gốc hơn 400 km. Sau 45 năm, trên đất lào Cai đã phát triển ra đến 15 hộ Nội và 14 hộ Ngoại Lương tộc cùng là cháu của ông Nội tôi. Như vậy Đệ Ngũ đại Tổ Lương Đức Trính 第五代祖 梁德楨 trở thành Tổ họ Lương Đức gốc Chiến Thắng trên đất Lào Cai 老街粱德祖派.
Các vị Tổ xa đời chúng ta, theo tôi nhận thức được gồm:
1. Nguyên Tổ 元祖 và Triệu Tổ: 肇祖 là Đức Tổ đầu tiên nhất sinh ra những người chung một họ trong một nước. Ví dụ Hồ Hưng Dật được suy tôn là Đức Nguyên Tổ họ Hồ Việt Nam, Hùng Vương là Nam bang Triệu tổ 南邦肇祖.
2. Thuỷ Tổ 始祖: Ông tổ, vị tổ đầu tiên của một họ. Ví dụ một số dòng họ Lương ở miền Bắc suy tôn Cụ Lương Đắc Bằng là Thuỷ Tổ.
3. Thượng Tổ 尚祖: là Cụ Tổ sinh ra Đệ Nhất đại Tổ mà dòng họ ở khu vực đang thờ phụng. Ví dụ Lương Công Trạch được suy tôn là Thượng Tổ 上祖梁公宅 của họ Lương xã Chiến Thắng, Hải Phòng.
4. Đệ Nhất đại Tổ: là Cụ Tổ đầu tiên lập nên dòng họ tại một vùng. Ví dụ con trai cụ Lương Công Trạch là Lương Công Nghệ, vị Tổ đầu tiên ở hay xuất phát từ xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng là là Đệ Nhất đại Tổ 第一代祖 梁公羿 dòng họ Lương nơi đây.
5. Các vị Tổ Chi xuất phát từ Đệ Nhất đại Tổ theo thứ bậc anh em mà gọi là Tổ Chi Nhất, Chi Nhị…. Ví dụ:
Tổ Chi Đệ Nhất: Lương Công Tuấn 第一宗枝 梁公俊.
Tổ Chi Đệ Nhị: Lương Công Chiêu 第二宗枝 梁公昭.
Tổ Chi Đệ Tam: Lương Công Tú 第三宗枝 梁公秀.
Tổ Chi Đệ Tứ: Lương Công Thiệu 第四宗枝 梁公劭.
Tổ Chi Đệ Ngũ: Lương Công Linh 第五宗枝 梁公怜.
Cũng có tộc chia các Chi thành: Chi Giáp, Chi Ất, Chi Bính … (甲宗, 乙宗, 丙宗...) hoặc Chi Trọng, Chi Quý, Chi Vãn (大枝, 仲枝,季枝晚枝).
6. Các vị Tổ các Phái, Ngành: Từ một chi sau 5 đời hoặc ngay trong đời sau có người đưa con cháu đi lập nghiệp nơi khác tạo ra dòng phái mới. Ví như năm 1964 thân phụ tôi đưa gia đình lên khai hoang tại Lào Cai, cách xa quê gốc hơn 400 km. Sau 45 năm, trên đất lào Cai đã phát triển ra đến 15 hộ Nội và 14 hộ Ngoại Lương tộc cùng là cháu của ông Nội tôi. Như vậy Đệ Ngũ đại Tổ Lương Đức Trính 第五代祖 梁德楨 trở thành Tổ họ Lương Đức gốc Chiến Thắng trên đất Lào Cai 老街粱德祖派.
Trong mục
2. Nguồn cội,
Việc họ
Xưng, Hô trong Tang ma Cúng giỗ
Trong quan hệ giao tiếp việc xưng hô là rất quan trọng, đặc biệt trong gia tộc. Ngày nay, trong giao tiếp mọi người thường dùng tiếng Việt và xen nhiều tiếng lóng, từ ngoại lai…Song trong tang lễ hay cúng giỗ các thầy hoặc bậc trưởng thượng thường dùng từ Hán Việt mà ngày nay ít người nhớ nổi.
Trong Xưng hô (H: 稱呼, P: S'adresser, A: To address ) thì “xưng” là tiếng tự gọi mình còn “hô” tiếng gọi người khác.
Danh xưng biểu hiện thứ bậc trong gia đình, gia tộc; về quan hệ trên dưới, cấp chức trong công sở hay việc giao tiếp ở ngoài xã hội mà ngày nay, trong giao tiếp mọi người thường dùng tiếng Việt và xen nhiều tiếng lóng, từ ngoại lai…Nhưng khi cúng giỗ, xướng danh khi tang lễ vẫn còn dùng từ xưng hô bằng âm Hán Việt mà với số đông là nghe rất trúc trắc, khó nhớ. Theo THỌ MAI GIA LỄ việc thờ cúng chỉ tới 5 đời, còn lại là tống giỗ. Do vậy trong các lễ tang, các buổi cúng giỗ chỉ dùng các từ xưng hô trong 9 đời.
Vấn đề Cửu huyền, Thất tổ và Cửu tộc có những cách lý giải khác nhau, trong hoàn cảnh khác nhau. Xưng hô trong Cửu huyền (H: 九玄, A: The nine degrees of relationships, P: Les neuf degrés de parentés) theo quan niệm thời vua Nghiêu vua Thuấn được trở lại từ thời nhà Tần là lấy người trong họ của cha, bà con trực hệ từ bản thân ngược lên 4 đời, và lấy xuống 4 đời, tức từ Cao Tổ xuống đến cháu Huyền tôn là 9 đời . Theo đó, âm Hán Việt được đọc và viết như sau: Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Ngã, Tử, Tôn, Tằng, Huyền (高 曾 祖 父 我 子 孫 曾 玄). Trên Internet tôi từng tìm thấy có định nghĩa của người Trung Quốc về Cửu huyền九玄 như sau:子 (Tử, con)、孫 (Tôn, cháu)、曾 (Tằng, chắt)、玄 (Huyền, chút)、來 (Lai, chít)、昆 (Côn, nối)、仍 (Nhưng, quay lại)、雲 (Vân, xa)、耳 (Nhĩ, chút chít).
Một gia đình gồm có ông bà, cha mẹ và con cháu mở rộng ra nhiều gia đình họp lại thành Gia tộc 家族 nghĩa là họ. Nói một cách đơn giản và đầy đủ thì gia tộc là cộng đồng những người cùng do một cụ tổ sinh ra.
Nêú như ngôn ngữ Âu tây chỉ có từ chỉ rõ: Cha, Mình, Con thì hệ thống tôn ti trong gia tộc 9 thế hệ của người Việt rất chi li:
Trong Gia tộc còn bao gồm cả những người mang họ khác, thuộc gia tộc khác làm dâu, rể trong họ. Do vậy, con cháu còn phải thọ tang nhiều người khác quanh mối trực hệ. Đó là: “chú” (em trai của “bố”), “cậu” (em trai của “mẹ”), “cô” (em gái của “bố”), “dì” (em gái của “mẹ”), “thím” (vợ của “chú”), “mợ” (vợ của “cậu”), “bác” (anh hay chị của “bố” và của “mẹ”). Nên Cửu huyền trong Tang lễ lại là Cửu tộc (H: 九族, A: The nine families, P: Les neuf familles) có trong thời nhà Chu. Đó là bà con chín họ có liên hệ thân thuộc với bản thân còn sống, khóc than cho cái chết và chịu tang người quá cố với 9 hạng người, gồm: 4 hạng thuộc Tộc Cha (Những người trong Ngũ phục, Cô và con cô, Chị em gái và con của chị em gái, Con gái và con của con gái ); 3 hạng thuộc Tộc Mẹ (Ông ngoại, Bà ngoại, Cậu Dì) và 2 hạng thuộc Tộc Vợ (Cha đẻ, Mẹ đẻ).
Như vậy, Cửu Huyền, căn cứ ở huyết tộc, lấy xa gần làm bà con thân sơ theo Trực hệ: Bản thân lên Cao Tổ 4 đời, xuống Huyền tôn 4 đời. Còn Cửu tộc là những người theo mối quan hệ Bàng hệ là từ Bản thân ngang ra đến Anh em ba tầng, kiêm cả nội ngoại.
Tổng hợp lại khi Cúng giỗ hay trong Tang ma phải biết những người quan hệ cả theo chiều ngang và theo chiều dọc với bản thân người chủ. Đó chính là: "Bản thị Cửu tộc, Hệ thống Cửu huyền". Phối hợp Trực hệ và Bàng hệ, những người thân thiết trong 9 họ gồm: 1. Cha ruột.; 2. Mẹ ruột; 3. Cha vợ (hay Cha chồng); 4. Mẹ vợ (hay Mẹ chồng); 5. Vợ (hoặc Chồng) của Bản thân; 6. Anh chị ruột; Em ruột trai hay gái; 8. Con; 9.Cháu.
Lúc đó việc gọi người cần nói đến và con cháu tự xưng sẽ chép ở bảng đang soạn sau.
Trong Xưng hô (H: 稱呼, P: S'adresser, A: To address ) thì “xưng” là tiếng tự gọi mình còn “hô” tiếng gọi người khác.
Danh xưng biểu hiện thứ bậc trong gia đình, gia tộc; về quan hệ trên dưới, cấp chức trong công sở hay việc giao tiếp ở ngoài xã hội mà ngày nay, trong giao tiếp mọi người thường dùng tiếng Việt và xen nhiều tiếng lóng, từ ngoại lai…Nhưng khi cúng giỗ, xướng danh khi tang lễ vẫn còn dùng từ xưng hô bằng âm Hán Việt mà với số đông là nghe rất trúc trắc, khó nhớ. Theo THỌ MAI GIA LỄ việc thờ cúng chỉ tới 5 đời, còn lại là tống giỗ. Do vậy trong các lễ tang, các buổi cúng giỗ chỉ dùng các từ xưng hô trong 9 đời.
Vấn đề Cửu huyền, Thất tổ và Cửu tộc có những cách lý giải khác nhau, trong hoàn cảnh khác nhau. Xưng hô trong Cửu huyền (H: 九玄, A: The nine degrees of relationships, P: Les neuf degrés de parentés) theo quan niệm thời vua Nghiêu vua Thuấn được trở lại từ thời nhà Tần là lấy người trong họ của cha, bà con trực hệ từ bản thân ngược lên 4 đời, và lấy xuống 4 đời, tức từ Cao Tổ xuống đến cháu Huyền tôn là 9 đời . Theo đó, âm Hán Việt được đọc và viết như sau: Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Ngã, Tử, Tôn, Tằng, Huyền (高 曾 祖 父 我 子 孫 曾 玄). Trên Internet tôi từng tìm thấy có định nghĩa của người Trung Quốc về Cửu huyền九玄 như sau:子 (Tử, con)、孫 (Tôn, cháu)、曾 (Tằng, chắt)、玄 (Huyền, chút)、來 (Lai, chít)、昆 (Côn, nối)、仍 (Nhưng, quay lại)、雲 (Vân, xa)、耳 (Nhĩ, chút chít).
Một gia đình gồm có ông bà, cha mẹ và con cháu mở rộng ra nhiều gia đình họp lại thành Gia tộc 家族 nghĩa là họ. Nói một cách đơn giản và đầy đủ thì gia tộc là cộng đồng những người cùng do một cụ tổ sinh ra.
Nêú như ngôn ngữ Âu tây chỉ có từ chỉ rõ: Cha, Mình, Con thì hệ thống tôn ti trong gia tộc 9 thế hệ của người Việt rất chi li:
Trong Gia tộc còn bao gồm cả những người mang họ khác, thuộc gia tộc khác làm dâu, rể trong họ. Do vậy, con cháu còn phải thọ tang nhiều người khác quanh mối trực hệ. Đó là: “chú” (em trai của “bố”), “cậu” (em trai của “mẹ”), “cô” (em gái của “bố”), “dì” (em gái của “mẹ”), “thím” (vợ của “chú”), “mợ” (vợ của “cậu”), “bác” (anh hay chị của “bố” và của “mẹ”). Nên Cửu huyền trong Tang lễ lại là Cửu tộc (H: 九族, A: The nine families, P: Les neuf familles) có trong thời nhà Chu. Đó là bà con chín họ có liên hệ thân thuộc với bản thân còn sống, khóc than cho cái chết và chịu tang người quá cố với 9 hạng người, gồm: 4 hạng thuộc Tộc Cha (Những người trong Ngũ phục, Cô và con cô, Chị em gái và con của chị em gái, Con gái và con của con gái ); 3 hạng thuộc Tộc Mẹ (Ông ngoại, Bà ngoại, Cậu Dì) và 2 hạng thuộc Tộc Vợ (Cha đẻ, Mẹ đẻ).
Như vậy, Cửu Huyền, căn cứ ở huyết tộc, lấy xa gần làm bà con thân sơ theo Trực hệ: Bản thân lên Cao Tổ 4 đời, xuống Huyền tôn 4 đời. Còn Cửu tộc là những người theo mối quan hệ Bàng hệ là từ Bản thân ngang ra đến Anh em ba tầng, kiêm cả nội ngoại.
Tổng hợp lại khi Cúng giỗ hay trong Tang ma phải biết những người quan hệ cả theo chiều ngang và theo chiều dọc với bản thân người chủ. Đó chính là: "Bản thị Cửu tộc, Hệ thống Cửu huyền". Phối hợp Trực hệ và Bàng hệ, những người thân thiết trong 9 họ gồm: 1. Cha ruột.; 2. Mẹ ruột; 3. Cha vợ (hay Cha chồng); 4. Mẹ vợ (hay Mẹ chồng); 5. Vợ (hoặc Chồng) của Bản thân; 6. Anh chị ruột; Em ruột trai hay gái; 8. Con; 9.Cháu.
Lúc đó việc gọi người cần nói đến và con cháu tự xưng sẽ chép ở bảng đang soạn sau.
Trong mục
Việc họ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Cám ơn bạn đến thăm nhà
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!