[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


08 tháng 10 2010

Nhân ngày giỗ Cụ Nội, nhớ về Cố Lương Công Quản


Ngày 17/9 tới là ngày giỗ của Cụ nội tôi, Lương Đức Trinh.

Đệ Tứ đại Tổ 第四代祖 梁德禎 là con út của bà Hai, thường được gọi là “Trinh bé”, để phân biệt với “Chinh lớn” tức cụ Giáo Chinh 征 là con bà cả.

Ngược lên, Đệ Tam đại Tổ Lương Đức Hanh第三代祖 梁德亨 là con của bà Ba với Nhị Tổ. Cụ nhà giầu, cai trị giỏi. Trước làm Lý trưởng 里長 sau làm Phó Tổng 傅總. Do ông nội tôi (Trính) bỏ nhà ra đi khi bố tôi còn nhỏ, không có ai truyền lại nên tôi có rất ít hiểu biết về Cụ và Cố bà Hai về họ tên, ngày mất và mộ phần. Chỉ biết bà Cả là Đặng Thị Chẻo: Người Mông Tràng Thượng (Kị 11-G) là thân mẫu của các cụ Hinh, Tuynh, Chinh, Thành. Cùng với Phạm Đình Nhiên, Đào Đăng Lung cụ là dưỡng tử của đệ Tam Tổ Lương Hoàn là Lương Công Quản (con thứ Tư của cụ Đồ Thiệu).

So trong 4 ngành thì dòng của cụ Đồ Thiệu có nhiều người học cao, khấm khá cả về quan trường lẫn kinh tế. Nổi tiếng có Cụ Tổng Quản, Cụ Tuần Ngoạn, Cụ Tổng Phác, Cụ Chánh Mai, Cụ Cựu Huân ...Gia phả còn giữ được và chép cả năm mất hay những lần tu sửa Từ đường, các bài Thơ, một số Câu đối cung tiến hay phúng viếng. Trước giỗ Tổ riêng, từ 1998 Hợp tế, theo giỗ cả tổ chung. Trưởng bên ngành này hiện nay là Lương Hoàn An (Đời Thứ 8). An lấy con gái bác Ký (có vợ cả là cô ruột tôi, Lương Thị Ri), nhà ở bến Khuể và là người vào 8/2008 đã cung cấp cho tôi bản photo Gia phả Lương Hoàn (đến đời thứ 5) để tôi tham khảo soạn ra cuốn Gia phả dòng họ mình.

Lương Công Quản, dưỡng phụ Cụ nội tôi sinh năm 1807 mất 18/3 năm Bính Tuất 1886 thọ 80 tuổi. Cụ lấy 12 vợ, sinh 8 nam. Bà Cả Đào Thị Trân (sinh cụ Tuần Ngoạn), Trần Thị Tứ, Trần Thị Tựa, Phạm Thị Ngọc, Hoàng Thị Trích, Phạm Thị Lự , Bùi Thị Sảng (sinh 2 nam Ty, Cung), Đỗ Thị Giá (nhận Đào Đăng Lung làm con), Bùi Thị Hán (sinh Ngưng), Trần Thị Lẫm (sinh Ty ?), Đỗ Thị Hân (sinh Tân, Cầu), Phạm Thị Lư (sinh Đượm, Phụng). Một trong các bà Trần Thị Tứ, Trần Thị Tựa, Phạm Thị Huý, Hoàng Thị Trích, Phạm Thị Lự, Bùi Thị Sảng không con trai đã nhận cụ Trinh làm con. Ngoài ra Cụ Quản còn còn 13 nữ và Phạm Đình Nhiên, Đào Đăng Lung là con nuôi.

Cụ Quản từng làm Lý trưởng, Cai Tổng. Năm Tự Đức thứ 15 (1863) tham gia dẹp loạn Tạ Văn Phụng. Phêrô Lê Duy Phụng (1858-1863) nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định. Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử. Ngay sau đó, Cụ Quản được Tổng đốc Hải Dương Nguyễn Quốc Cầm tặng đôi câu đối :

Thiên độc hậu ngô chi sinh, tam thập niên đầu bút tố lư quan, bách mang trung, nghi vũ nghi văn, tả hữu chi ngô, quyết sinh vô thiểm ;
Nhân tự cổ thuỳ vô tử, bát dư dật hoàn danh quy ảo hoá nhật, nhật đường hạ, giai nhi giai tế, thuỷ chung phó thác, kỳ tử dã ân.

Về vị Tổng đốc này cũng có nhiều chuyện lý thú.Nguyễn Quốc Cẩm người xã Vân Trương, Tiên Sơn, Hà Bắc, từ năm 28 tuổi đã đỗ cử nhân. Ngay sau khi đỗ, ông được Minh Mạng bổ làm Tri huyện Thanh Hà (Hải Dương) rồi được triệu vào làm quan trong kinh đô. Hai mươi năm sau, ông được thăng Binh bộ thượng thư (Bộ trưởng Quốc phòng) và được cử ra Bắc làm tổng đốc 2 tỉnh Quảng Yên và Hải Dương kiêm Đề đốc quân vụ. Từ tháng 08/1861, dưới ảnh hưởng của chiếu chỉ phân sáp, trong khi đàn áp những người truyền giáo, tuy là người khoan dung và có cảm tình với các Cha nhưng sợ oai quyền Nguyễn Đình Tân (Hưng), tổng đốc Nam Định và là bố vợ vua Tự Đức, nên vẫn ra án tử hình cho Cha xứ và Giám mục sau khi khuyến dụ các ngài bỏ đạo không thành.

Chính vì công lao và tiếng tăm của Cụ Quản mà khi cụ bà Đào Thị Trân (chính thất của cụ Quản) mất vào năm Giáp Ngọ 1894, thọ 83 tuổi, Tri huyện Nguyễn Giám đã có đôi câu đối viếng:

Tứ đại đường cao ưng sơ lụa ;
Lưỡng tu đình bắc trướng vân phi.

Như vậy,
Đệ Tứ đại Tổ Lương Công Quản không phải trực hệ với tôi nhưng lại là Dưỡng phụ của Cụ Nội tôi và là người nổi tiếng mà sinh thời gắn với một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước và trong vùng lại thân sinh ra Cụ Tuần Ngoạn (1841-1905) là người có công trong việc hưng dựng từ đường dòng họ nên tôi chép ra đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!