Với người Việt, Rằm tháng
Giêng rất thiêng liêng nhưng với con cháu họ Lương xã Chiến Thắng, huyện An
Lão, thành phố Hải Phòng điều đó còn thiêng liêng và gần gũi hơn.
1. Khác với Dương lịch, Âm lịch tính theo chu kỳ Mặt Trăng nên
mỗi tháng 月 có một ngày Trăng tròn được gọi là ngày Rằm (Vọng Nhật 望日) . Sự kiện này đã được tìm
hiểu và lưu tại: http://holuongduclaocai.blogspot.com/2011/08/tim-hieu-ve-soc-vong.html
.
1.1. Trong 12 tháng (13 với năm Nhuận) sẽ có 12
(13) ngày Rằm, trong đó về Tâm linh quan trọng nhất là ngày Rằm ở các
tháng: Giêng (Nguyên Tiêu), Tư (Phật Đản), Bẩy (cúng Cô hồn), Tám (Trung Thu),
Mười (cầu cởi bỏ tai ách).
1.2. Riêng 3
ngày Rằm hợp thành Tam nguyên 三元
là 3 ngày Rằm quan trọng nhất trong tháng đều gắn với những ông
vua huyền thoại thời Tam Hoàng Ngũ Đế 三皇五帝
bên Trung Hoa, được Khổng giáo coi là những vị vua kiểu mẫu, và là những tấm
gương đạo đức. Tuy vậy, khi sang Việt Nam nó đã được dân gian hóa và gắn
với những lệ tục đầy tính nhân văn. Đáng tiếc do chưa hiểu rõ cội nguồn và tâm
lý a dua nên nhiều lệ tục hay bị biến chất, có xu hướng đượm mầu mê tín, ích kỷ!.
Đó
là Rằm tháng
Giêng là Thượng nguyên 上元 còn gọi là Tết Nguyên Tiêu 元宵節, Rằm tháng Bẩy là Trung nguyên 中元 còn gọi là lễ Vu Lan Bồn (H: 盂蘭勝會, Phạn: Ullambana, Ullam) và Rằm tháng Mười là Hạ
nguyên 下元
còn gọi là lễ:
Thủy Quan Giải Ách 水官解厄. Chi tiết những điều này
chép tại đây: http://holuongduclaocai.blogspot.com/2011/08/tim-hieu-ve-soc-vong-va-3-ngay-ram-quan.html
.
1.3. Ngày Rằm đầu tiên, rất
quan trọng, đặc biệt với Phật tử nên có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm
tháng Giêng” hay “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Điều đó đã
được tìm hiểu và chép ở: http://holuongduclaocai.blogspot.com/2010/02/tim-hieu-ve-ngay-ram-thang-gieng.html
Nhiều người tin rằng đêm
Nguyên Tiêu (元 là
đầu tiên, 宵 là
đêm) là đêm
Phật giáng lâm nên người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…
Bên Trung Hoa có truyền
thuyết kể rằng vào thời Hán Vũ Đế (漢武帝, 156 - 87 TCN, tức Lưu Triệt 劉徹) có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, do đã qua
nhiều cái Tết mà không được đoàn tụ với gia đình nên có ý định nhảy xuống giếng
tự vẫn. Nghe chuyện của cô gái,c Đông Phương Sóc (東方朔, 154 - 93 tCn, Mộc tinh giáng thế, một sủng thần của Hán Vũ Đế)
bày kế truyền khắp kinh thành quẻ bói
“mười sáu tháng Giêng cả kinh thành sẽ bị lửa thiêu”, bảo mọi người muốn sống
thì hãy tâu lên nhà vua tìm cách.
Hán Vũ Đế nghe tin liền
triệu ông đến bàn tính việc đối phó với thần hỏa. Đông Phương Sóc liền tâu:
Nghe nói thần hỏa rất thích ăn bánh trôi, có thể giao cho Nguyên Tiêu trong
cung khéo tay làm bánh đãi hỏa thần. Để thưởng công “dẹp nạn lửa” cho cô gái,
vua đã cho cô về đoàn tụ với gia đình, và ngày Rằm tháng Giêng cùng chiếc bánh
được đặt tên “Nguyên tiêu”. Từ đó, vào ngày tết này, người dân Trung Quốc
thường tổ chức lễ hội đèn lồng, treo đèn với ý nghĩa “để Ngọc Hoàng lầm tưởng
thành Trường An đang bị lửa thiêu” trong câu chuyện năm nào.
2. Sau này Rằm tháng Giêng
được gọi lễ Thượng nguyên 上元, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị
xuống đồng nên họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa,
mùa màng bội thu.
Ngày đó, người Việt rất coi
trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng: một là cúng Phật (đồ chay đặt ở ban thờ Phật hay ban trên của
ban thờ chung), hai là cúng gia tiên (đồ
mặn) vào giờ Ngọ thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối
với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.
3. Riêng với họ Lương xã Chiến Thắng, huyện An lão,
thành phố Hải Phòng ngày này còn là ngày Chạp Tổ.
3.1. Ngày giỗ
Tổ họ Lương Đức xã Chiến Thắng, huyện An lão, thành phố Hải Phòng có lịch sử và nghi lễ gắn với một giai thoại
đẹp mà tôi đã chép ra ở đây: http://holuongduclaocai.blogspot.com/2010/02/ngay-gio-to-ho-luong-xa-chien-thang.html
Đặc biệt, ngày đó có liên
quan đến bài HẠ THẬP KỲ ca ngợi công đức Tổ: http://holuongduclaocai.blogspot.com/2011/11/bai-tho-ha-thap-ky-ca-ngoi-cong-uc-to.html
3.2. Theo lệ, Giỗ Tổ phải có văn
Khấn, Tế. Dòng họ không còn lưu được bản Chúc văn cũ. Dựa vào lịch sử
dòng họ, vào bài văn khấn cha tôi soạn khi người còn sống, tham khảo các bài
văn khấn của các dòng họ khác, tôi đã soạn Văn khấn ngày Giỗ Tổ lưu tại đây: http://holuongduclaocai.blogspot.com/2015/03/van-khan-ngay-gio-to.html
3.3. Ở Lào Cai, chúng tôi từng
tập hợp những gia đình cùng nguồn cội, lên khai hoang những năm 1964-1970 thực
hiện việc giỗ Vọng và có bài khấn riêng:
http://holuongduclaocai.blogspot.com/2015/03/van-khan-tet-nguyen-tieu-va-gio-vong-to.html
.
- Lương Đức Mến, gần Rằm tháng Giêng Bính Thân-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!