[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


21 tháng 12 2022

Ngày này, 50 NĂM TRƯỚC

Cách đây tròn 50 năm (12/1972 - 12/2022), vào những ngày cuối tháng 12-1972, cả thế giới phải kinh ngạc, kính phục chứng kiến uy danh "pháo đài bay B-52" - biểu tượng sức mạnh của không lực Mỹ - bị quân và dân ta đập tan trên bầu trời Hà Nội.

Chiến dịch này, phi công Hoa kỳ thường gọi với mật danh là Linebacker II (“Cứu bóng trước khung thành II”, H: 空中奠邊府大捷, A: Operation Linebacker II; P: Opération Linebacker II), là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, kéo dài “12 ngày đêm”,  từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris (thủ đô nước Cộng hòa Pháp, cuộc đàm phán giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ bắt đầu tại Pa-ri, bắt đầu từ ngày 13/5/1968 và đến 25/01/1969 trở thành một hội nghị để bàn việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, gồm các bên: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, chính phủ Hao Kỳ và chính quyền Sài Gòn) bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định  (phái đoàn chính phủ ta chỉ nhắc đi nhắc lại yêu cầu Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc trước khi bàn sang các vấn đề khác trong khi phái đoàn Hoa Kỳ muốn bàn đồng thời hai vấn đề quân sự và chính trị trên nguyên tắc “có đi có lại”, tức “Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Hoa Kỳ cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam”, một sự đánh đồng không thể chấp nhận được!).

Địa bàn của Chiến dịch Linebacker II trải rộng trên miền Bắc Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang.

Đây là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Hoa Kỳ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật, mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong chiến dịch này, Hoa Kỳ đã huy động gần một nửa số máy bay chiến lược B52 (193 trên tổng số 400 chiếc với 663 lượt); hơn 1 phần 3 số máy bay chiến thuật (1077/3041 chiếc với 3.920 lượt); một phần tư số tàu sân bay (6/24 chiếc) của toàn nước Mỹ. Ngoài ra, còn có 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số lượng lớn máy bay phục vụ khác. Trong đó, máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của họ là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Máy bay B52 - một trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ, cao tới 12m, dài 49m, sải cánh hơn 56m, nặng trên 200 tấn. Nó có thể mang được 100 quả bom với tổng trọng lượng 30 tấn (gấp khoảng 10 lần máy bay cường kích F4). Một phi vụ B52 có thể hủy diệt cả một vùng rộng lớn. Một tốp 3 chiếc B52 sẽ biến một diện tích 2 km2 thành bình địa. B52 có tầm bay cao tới 20km, ném bom ở độ cao 17km (hiệu quả nhất là ở độ cao 9 đến 11km) nó có thể bay xa 20.000km mà không phải tiếp dầu. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh.

Để đạt mục đích, Hoa Kỳ sử dụng nhiều loại nhiễu, cả nhiễu tích cực (nhiễu bằng sóng điện tử phát ra từ những chiếc máy bay EA6A, EB66B, EC121 bay ở vòng ngoài cách mục tiêu khoảng 60-100km để gây nhiễu mạnh từ xa gọi là nhiễu ngoài đội hình cùng những máy bay F4 F105, A6, A7 và từ bản thân mỗi chiếc B52 bay trong đội hình tiến công tự che giấu đội hình bay) và nhiễu tiêu cực (sợi kim loại màu trắng bạc, cực mỏng, nhẹ như tơ bung ra từ những quả “bom” với 450 bó nhiễu mỗi quả bom do các máy bay F4 đến trước và từ bụng của B52 thả xuống tạo thành một hành lang nhiễu dày đặc, tạo ra một bức tường nhiễu khổng lồ cao 5-7km, dày 1-2km, dài 40-70km chắn ngang mọi cánh sóng rađa).

Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.

Để phần nào hình dung ra cuộc chiến khốc liệt đó, chúng ta cùng xem lại Bản đồ trận tập kích ngày 26 tháng 12 năm 1972 có ở phần giữa bài viết.

Nhưng “quả quýt dày có móng tay nhọn”, máy bay địch đã bị các đơn vị rađa của ta “phá nhiễu”, phát hiện với tỷ lệ rất cao (93% B52, 86% F111) giúp cho bộ đội phòng không và không quân tiêu diệt kẻ thù. Kết quả ta đã bắn rơi 81 máy bay địch (trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111).

Như thế, cùng quân và dân thủ đô Hà Nội, bộ đội phòng không - không quân đã phát huy cao độ vai trò nòng cốt trong cuộc đối đầu, thử thách chưa từng có trong lịch sử, ta đã “vạch nhiễu”, đưa “Rồng lửa Thăng Long” bay lên trời để “vít đầu bóng ma B52”, đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không lớn nhất của đế quốc Mỹ, chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận, cùng với quân và dân miền Bắc bắn rơi 81 máy bay các loại (trong đó có 34 máy bay chiến lược B-52, 5 máy bay F111 và 42 máy bay chiến thuật khác), bắt 43 phi công Mỹ (có 33 phi công B-52) làm nên chiến thắng lịch sử Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.  

Đồng thời, cuộc đại thắng “12 ngày đêm khói lửa đó đã góp phần đưa đến thắng lợi chiến lược, buộc Hoa Kỳ chấp nhận ký kết Hiệp định Paris (Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Viet Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973) với nội dung tương tự với bản dự thảo hiệp định vào tháng 10 năm 1972 - bản mà Hoa Kỳ đã từ chối ký kết (gồm 9 Chương 23 Điều). Về mặt công khai, thì đây là kết quả các cuộc đàm phán có 4 bên (Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa) và nội dung chính thức của bản Hiệp định cơ bản dựa trên Tuyên bố 10 điểm ngày 8 tháng 5 năm 1969 của phái đoàn Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu được quyết định bởi các phiên họp kín giữa 2 đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ.

Chính vì ý nghĩa lịch sử ấy mà chúng ta thường tự hào gọi đó là trận ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG, mặc dù trong quá khứ Việt Nam từng có nhiều chiến công oai hùng đã đi vào lịch sử như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Đại thắng mùa Xuân 1975,....

Nhân Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2022) ôn lại những ngày này 50 năm trước để thêm tin tưởng và tự hào.

-Lương Đức Mến, đêm 21/12/2022, biên soạn từ nhiều nguồn tham khảo-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!