[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


21 tháng 5 2022

TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ

Lâu lâu, bận quá, không học đến “Kiều”, nay mở ngay câu đầu:

𤾓𢆥𥪞𡎝𠊛

Trăm năm trong cõi người ta.

𡦂𡦂命窖羅恄饒

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Thấy hay hay nên trước hết là tìm hiểu về Giải từ:

Trăm năm : là từ hay gặp, nó có cọi nguồn từ chữ “bách tuế” (H: 百歲, A: The life, P: La vie) chỉ khoảng thời gian trọn vẹn của một đời người, nói chung. Theo quan niệm xưa, người ta sống chỉ 100 năm là cùng nên mới có câu : “Nhân sinh bách tuế vi kỳ”, . Trần Hạo (陈浩, 1264 – 1339), một viên quan nhà Nguyên (元朝, 1271–1368) giải thích câu đó là “人寿以百年为期, 故曰期” “Nhân thọ dĩ bách niên vi kì, cố viết kì” tức con người sống thọ lấy 100 tuổi làm hạn độ, cho nên gọi là “kì”.

Từ câu Bách tuế vi kỳ (H: 百歲為期, A: Hundred years are the limit of life, P: Cent ans sont la limite de la vie) này nên trong đám cưới, cổ nhân thường chúc cho đôi vợ chồng mới cưới được bách niên giai lão (H: 百年皆老, A: To live together in throughout life, P: Vivre ensemble dans toute la vie), nghĩa là chúc hai người sống bền chặt bên nhau suốt đời. Tiếc rằng nay nhiều người đã mang ra sử dụng trong đám chúc Thọ mà người được chúc lại mất “nửa bên kia rồi”!. Khi Chúc Thọ mẹ tôi cũng có người dùng câu này nhưng tôi đã gửi lại, không dám nhận bởi bố tôi dã mất trước đó chục năm rồi!.

Nhớ lại, trong Lễ kí 禮記 ở Khúc lễ thượng 曲禮上 có ghi “人生十歲曰幼, ; 二十曰弱, ; 三十曰壯, 有室; 四十曰強, 而仕; 五十曰艾, 服官政; 六十曰耆, 指使; 七十曰老, 而傳; 八十九十曰耄;七年曰悼.  悼與耄雖有罪, 不加刑焉. 百年為期, .” Mà các cụ ta xưa đọc là “Nhân sinh thập niên viết ấu, học; nhị thập viết nhược, quán; tam thập viết tráng, hữu thất; tứ thập viết cường, nhi sĩ; ngũ thập viết ngãi, phục quan chính; lục thập viết kì, chỉ sử; thất thập viết lão, nhi truyền; bát thập cửu thập viết mạo, thất niên nhi điệu; điệu dữ mạo tuy hữu tội, bất gia hình yên. Bách niên vi kì, di.” Được dịch nghĩa như sau: Nam nhân lúc 10 tuổi là “ấu”, chuyên tâm học tập. 20 tuổi là “nhược”, cử hành lễ “gia quan”, biểu thị thành nhân[1]. 30 tuổi là “tráng”, kết hôn có gia thất[2]. 40 tuổi là “cường”, ra làm quan. 50 tuổi là “ngải”, chủ quản sự vụ hành chính. 60 tuổi là “kì”, chỉ huy sai bảo người khác. 70 tuổi là “lão”, giao công việc cho người khác, giao việc nhà cho con cháu. 80 tuổi, 90 tuổi là “mạo”; lúc 7 tuổi là “điệu”.  Điệu và mạo cho dù có tội cũng không gia hình phạt. 100 tuổi là “kì”, được người khác chăm sóc nuôi dưỡng kĩ lưỡng[3].

Còn trong Kinh thi 詩經[4] có câu: “Bách tuế chi hậu, quy vu kỳ thất 百歲之後,歸于其室 Sau cuộc sống trăm năm, về cùng mộ với chàng. Chữ thất , theo sách Thích danh 釋名 thì vốn nghĩa là “cái nhà có chứa được nhiều thứ: người, hành lí, của cải…”, như nói nhà đất của vua chúa là cung thất. Không chỉ có thế, chữ thất còn được sử dụng với một vài nghĩa khác, như “ngôi nhà”, “một phần trong ngôi nhà”, “người thân trong gia đình”, “vợ cả. 

Trong chữ Hán, thất cũng được sử dụng trong một vài thành ngữ: “Thất nhĩ nhân viễn 室邇人遠” (Nhà gần nhưng người thì xa); “Thất nộ thị sắc 室怒市色” (Giận từ ở trong nhà, trút giận ngoài phố/ Giận cá chém thớt).

Cõi 𡎝:  nơi, chốn, vùng miền, khoảng không gian rộng có giới hạn, một lĩnh vực nào đó trong ý tưởng, quan niệm. Với nghĩa này, trong Kiều tại câu 2447 Cụ Nguyễn đã viết về Từ Hải 徐海: “迎昂𠬠𡎝边陲” (Nghênh ngang một cõi biên thuỳ).

Tài có gốc từ một âm mà Hán tự viết là , chỉ người có năng lực thiên phú, bẩm tính; người có khả năng, trí tuệ; làm việc giỏi…

Mệnh có gốc từ một âm mà Hán tự viết là có nghĩa là Mệnh trời, Số phận, vận mệnh,…

Quan hệ giữa “tài” và “mệnh”, cổ nhân thấy rằng: “Hữu tài vô mệnh, hữu mệnh vô tài, tài mệnh tương đố” 有才無命, 有命無才,才命相妒.  Nghĩa là người có tài thì thường gặp vận xấu . Vì vậy mới có câu  “Tài mệnh tương đố” 才命相妒 nghĩa là tài mệnh đố kị nhau, chống đối nhau, không đồng thời tồn tại trong một cá thể. Đa tài thì bạc mệnh, tài năng càng nhiều thì phúc phần được hưởng càng mỏng. Người có tài thì thường gặp mệnh bạc, càng có nhiều tài thì số phận lại càng thêm ngang trái, càng thêm đau khổ, càng bị người đời ganh ghét. Tài và mệnh đã không thể dung hoà, trái lại còn tương phản, bù trừ lẫn nhau. “Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương” 古來才命兩相妨 tức là xưa nay tài mệnh không ưa nhau nên cụ Nguyễn viết: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.” Chả có sai! . Nó tương tự như “Hồng nhan bạc mệnh” 洪顏薄命 vậy!

Do vậy, trong cuộc sóng phải dè chừng, biết đủ thì không nên tranh giành, có như vậy mới bảo toàn tính mạng. Hơn thế nữa, mỗi một con người sinh ra đã có một số phận do trời ban cho, gọi là thiên mệnh 天命 và đó có thể là mệnh phúc, cũng có thể là mệnh họa, biết đâu mà lường. “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên” 子生有命,富貴在天 (chết sống do số mệnh, giàu sang do trời) là thế!.

Nhưng suy cho cùng thì đó cũng chỉ là... thuyết “tương đối”, vì không phải cứ hễ có “tài” thì đều gặp “tai”, hoặc an phận thì cuộc đời sẽ được sung sướng cả. Thực tế cho thấy có nhiều người “tài sắc vẹn toàn” nhưng nếu biết tiết chế, điều khiển nó thì vẫn có một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

-Lương Đức Mến, Tiểu mãn, 21/4/Nhâm Dần-

[1] Vì vậy có chữ “nhược quán” 弱冠 bởi lệ xưa, con trai tròn 20 tuổi được tổ chức “quán lễ” 冠礼 (lễ đội mũ) biểu thị đã thành niên còn trước đó gọi là “vị quán” 未冠, nhưng khi đó thể trạng chưa tráng kiện, cho nên gọi là ‘nhược quán”. Tuổi 20 ở nữ gọi là “Đào lí niên hoa” 桃李年华. Chính người dịch Gia phả dòng họ tôi dịch đoạn nói về một cụ được bổ nhiệm khi mới 20 tuổi (nhược quán) thành ra mất 20 quan mới được bổ nhiệm!

[2] Gia có 26 chữ : , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , . Gia trong từ gia đình là chữ , thuộc loại chữ hội ý. Còn Thất có 7 chữ: , , , , , , . Thất trong từ gia thất là chữ , thuộc loại chữ hội ý, gồm bộ (miên) và chữ (chí) tạo thành.

Gia thất (H: 家室, A: The family, to built a family, P: La famille, fonder une famille) là chỉ vợ chồng, việc lập gia đình.

[3] Về các giai đoạn phát triển của đời người cần nhớ câu của Khổng Tử 孔子: “吾十有五而志于学, 三十而立, 四十而不惑, 五十而知天命, 六十而耳顺, 七十而从心所欲” (Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục), tức  “Ta 15 tuổi để chí vào việc học, 30 tuổi có thể tự lập, 40 tuổi không bị sự vật ngoại giới làm mê hoặc, 50 tuổi hiểu được mệnh trời, 60 tuổi đối đãi các loại ngôn luận một cách chính xác, 70 tuổi có thể theo sở dục của lòng mình (mà không vượt khỏi quy củ)”.

[4] Là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo, tức Ngũ kinh 五經, gồm:

    Kinh Thi 詩經 : sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử ( 孔丘/孔夫子, 551-479 tCn, một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu ), nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ).

    Kinh Thư 書經 : ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.

    Kinh Lễ  禮記 : ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).

    Kinh Dịch 易經: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.

    Kinh Xuân Thu 春秋 : ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.

Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!