[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


23 tháng 4 2022

CÔNG BẰNG TRONG 1 CÂU KIỀU

Chiều thứ Sáu, ít bài tập, mở đoạn gần cuối Kiều ra đọc cho cháu nghe. Đang trơn giọng, đến câu “Tiệc bày thưởng tướng khao binh, Om thòm trống trận, rập rình nhạc quân.”, cu Đích (lớp 4) hỏi: câu ấy có ý nghĩa gì và trong đó có từ “tượng thanh, tượng hình” không? Rồi “nhạc quân là gì ?”. Câu hỏi của bé làm người từng “khoe” là “đã học hết chữ cái” như ông giật cả mình!

Tranh Từ Hải-Thúy Kiều đi mượn

Đêm, vắt tay lên trán nghĩ một hồi mới nhớ ra: trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn 2 lần nhắc đến từ “nhạc” ở đoạn gần đầu và đoạn gần cuối. Đó là:

Câu 132: “Dùng dằng nửa ở nửa về, Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.” và

Câu 2285: “Tiệc bày thưởng tướng khao binh, Om thòm trống trận, rập rình nhạc quân.”

Bây giờ, xin giả nhời cậu SV năm tứ trường Đại học chữ to Nguyễn Du, việc thưởng, khao và tiếng trống trận, nhạc reo trong 1 câu Kiều:

Câu 2285 kể chuyện Từ Hải đưa Thúy Kiều về dinh và chuẩn bị “báo ân, báo oán”. Câu đó là:

席排賞將犒兵

Tiệc bày thưởng tướng khao binh,

喑㗰𤿰陣㕸𠴔樂軍

Om thòm trống trận, rập rình nhạc quân.

Trong đó có mấy từ mà lứa các cháu khó hiểu, là:

Ở câu 6 có từ “Khao binh” thì Khao thết tiệc để đãi rượu, thịt còn binh là quân lính, đều là từ đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa chung cả câu là “thưởng công binh lính bằng cách thết tiệc đãi rượu thịt”. Nó là việc làm “công bằng” bởi đã có “thưởng tướng” thì phải có “khao binh”!

Ở câu 8 có từ “Om thòm” là từ Việt, nay ít dùng, nó gần nghĩa như là “om sòm, um sùm, ầm ĩ, ầm ầm, gây náo động”. Nó là từ TƯỢNG THANH đấy!

Từ “Rập rình” gợi tả tiếng nhạc nhịp nhàng, khi trầm khi bổng nên Ca dao có câu: “Kẻ chiêng người trống đua nhau, Tiếng khoan rộn rịp, tiếng mau rập rình. Nó cũng là từ TƯỢNG THANH.

Riêng từ “nhạc quân” là gốc Hán Việt trong đó “nhạc” , là thanh âm có quy luật hài hòa làm xúc động lòng người còn “quân” chỉ binh lính, gần như chữ “binh” ở trên. Do vậy “nhạc quân” hiểu tương tự như “quân nhạc” là âm nhạc của quân đội hay dùng trong quân ngũ, hoặc để quân lính nghe”!

Như vậy Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng thành nhân vật thủ lĩnh khá công bằng: sau thành công có thưởng tướng và không quên khao binh; trong quân ngũ biết gióng trống trận ầm vang nhưng cũng từng cho cử nhạc réo rắt, bổng trầm!

-Lương Đức Mến, thứ Bẩy 23/4/2022-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!