[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


10 tháng 2 2022

Tìm hiểu về NGŨ PHÚC LÂM MÔN

Có bận đến chơi một nhà “khơ khớ” thấy treo bức tranh chữ (書畫 , còn gọi là hoành phi 橫扉) khá bắt mắt mà trên đó viết 4 chữ Hán “五福临门”, tôi hỏi mới hay gia chủ và ối người có mặt chả biết chữ gì. Còi ta liền phán: “tranh này mua ở bên Hà Khẩu”! Mọi người phục sái cổ!

Thực ra cũng chả có gì bí hiểm cả, chẳng qua là câu này khá phổ thông và điều quan trọng là hiện nay đang tồn tại 2 loại tranh chữ này xuất phát từ 2 dạng chữ tượng hình mà ra. Đồng thời, cũng nên biết rằng cách hiểu về “Ngũ Phúc” của ta cũng khác bên Tầu chút ít!

Kinh thi 詩經 coi Ngũ Phúc 五福 gồm: Phú (, giàu có), An ninh (安寧, yên lành), Thọ (, sống lâu), Du hảo đức (攸好德, có đức tốt), và Khảo chung mệnh (考終命, sống hết tuổi trời). Trong “Ngũ Phúc”, quan trọng nhất là phúc thứ tư – “Hảo Đức”, nếu có được tấm lòng lương thiện, nhân hậu trầm tĩnh là có phúc nhất. Bởi vì Đức là căn nguyên của Phúc, Phúc là kết quả của Đức tạo thành. “Hảo Đức” đôn hậu thuần khiết có thể nuôi dưỡng bốn phúc khác, khiến chúng không ngừng lớn mạnh, mà phần này chúng ta có thể hoàn toàn khống chế, cho nên những người già thường nói “phải tích đức làm việc thiện”.

 Do con Dơi chữ Hán chép là 蝙蝠  mà âm Hán Việt đọc là “biên bức” mà Hán nhân phát âm giống với chữ Phúc (, tốt lành, may mắn), tức trong Pinyin thì “”, “” đều đọc là “fú”. Mặt khác, dân gian cho rằng, loài dơi chính là do loài chuột biến hoá mà thành: phần đầu và thân giống chuột, cho nên loài vật này còn được gọi là “phi thử” (飛鼠, chuột bay) hay còn gọi là “tiên thử” (仙鼠 chuột tiên). Hơn nữa, Dơi là loài gặm nhấm ăn đêm, có đặc tính gần giống với loài chuột nên người ta gọi loài dơi là “Phúc thử” 福鼠. Vì vậy người ta hay vẽ hình 5 con Dơi để tượng trưng cho Ngũ Phúc như trong tranh minh họa ở đầu bài.

Có ảnh hưởng văn hóa Hoa, nhưng người Việt Nam mong “Ngũ Phúc lâm môn” (五福臨門, Năm điều Phúc đến nhà) hơi khác người Hoa. Ngũ Phúc trong tâm thức Việt nhân gồm: Phú (, giàu về tiền bạc, vật chất), Quý (, đài các, sang trọng, phong lưu), Thọ (, sống lâu để hưởng phúc), Khang (, khỏe mạnh), Ninh (, sống yên ổn, an lành). Quan niệm này của người Việt thật dễ hiểu, ngắn gọn nhưng bao hàm đầy đủ về ước mơ hạnh phúc của con người .

Từ Ngũ Phúc rút gọn thành Tam đa, nó có thể gồm: Tài (, tiền), Lộc (祿, ơn vua) và Tử tôn (子孙, con cháu) hay Tử (, con trai), Tài (, tiền) và Thọ (, sống lâu). Nhưng phổ biến hơn cả vẫn là: Phúc , Lộc 祿 và Thọ và trong đó thành tố Khang và Ninh tức là sức khoẻ và an toàn được giản lược bởi có thể nhập vào với thành tố Thọ vì phải có sức khỏe thì mới sống lâu và có Lộc thì sẽ có yên lành.

Như thế: những điều lành, sự thịnh vượng, và tuổi thọ luôn không được tách rời. Trong đó: “Tứ thời Xuân tại thủ, Ngũ Phúc Thọ vi tiên” (四時春在首五愊福壽為先, Bốn mùa, mùa xuân trước - Năm phúc, thọ đầu tiên).

Trở lại vấn đề nêu ở đầu bài:  dạng phồn thể 繁體漢字 (chính thể 正體漢字) chữ “lâm” (, xuống, đến, tới) có 17 nét, chữ “môn” (, cái cửa) có 11 nét sang dạng giản thể 简体汉字 thì câu trên được viết thành “五福临门”. Khi đó chữ “lâm” chỉ còn 9 nét và chữ “môn” còn 3 nét và như thế “mức độ nhập vào nhà bạn chỉ còn hơn nửa (9/17) và cái cửa còn chưa đến 1/3 (3/11), nếu căn cứ vào số nét chữ!

Lời cầu chúc, vì thế đã giảm ý nghĩa đi! Ví như trong chúc thọ mà không dùng chữ phồn thể là “” (14 nét)  lại đi dùng chữ giản thể là “寿” (7 nét) thì vô hình chung đã mong người được chúc giảm đi một nửa số tuổi (7/14)!

Nhớ rằng lối chữ giản thể chỉ được dùng phổ biến ở đại lục từ sau những năm 1950 lại đây! Cho nên thấy văn bản dúng chữ giản thể là dễ đoán định được khoảng  thời điểm và nơi tạo ra nó! 

 Đồng thời, theo lối cổ, dòng chữ NGŨ PHÚC LÂM MÔN phải viết ngược lại với cách viết hệ chữ Latin, tức là viết như hình bên: 門 臨 福 五

Do vậy trong đối liễn, chúc tụng nếu ghi bằng Hán tự phải dùng phồn thể cho nó trang trọng, tránh bị bắt bẻ! Bản thân tôi, khi thiết kế bức tranh mừng Song Thọ cho bố một anh bạn có sử dụng câu đối viết sẵn là: “Phúc như Đông hải trường lưu thủy; Thọ tỷ Nam sơn bất lão tùng” lẽ ra phải dùng chữ phồn thể, viết là: “福如東海長流水; 壽碧南山不老松” thì tôi đã dùng phần mềm chữ thư pháp của Trung Hoa thành ra “福如东海长流水; 寿碧南山不老松” mà trong đó các chữ “Đông” (), “trường” (), “Thọ” (寿) rõ là chữ giản thể. Khi đem “duyệt”, một người bạn của cụ kia phát hiện ra, phê rất gay gắt, tôi phải bỏ làm lại bản khác, tất nhiên với toàn chữ phồn thể!

Thế đấy, chơi chữ, dù là những câu thông dụng nhất, không hề dễ chút nào!

-Lương Đức Mến, 10 tháng Giêng Nhâm Dần-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!