[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


20 tháng 1 2022

“HỔ” TRONG “TÚI KHÔN THIÊN HẠ”

Rảnh, mò vào đọc, tìm hiểu về “Túi khôn thiên hạ”, tỉ mẩn đếm thấy “Tăng quảng hiền văn” có 5 lần nhắc tới “ông Ba mươi”, con giáp của năm Nhâm Dần này!

Ghép từ 2 tranh có trên MXH và điền thêm chữ

Trước hết, cần nhớ lại, “Tăng quảng hiền văn増廣賢文 thuộc loại Cổ Huấn 古訓  gồm 350 câu, tập họp những những thành ngữ tục ngữ, những câu nói nôm na trong dân gian xen lẫn với các lời dạy của Thánh Hiền, được sắp xếp theo vần điệu dễ nhớ. Nó được ví như “túi khôn thiên hạ” thể hiện tư tưởng của Nho Giáo, Đạo Giáo, Lão Giáo, mang tính triết lý cao mà nhiều vấn đề đến nay vẫn còn mang tính thời sự.

Các câu có nhắc đến “Chúa sơn lâm” (con Hổ) là các câu 12, 49, 135, 165 và 166. Cụ thể:

Câu 12 :  畫虎畫皮難畫骨,知人知面不知心: Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhơn tri diện bất tri tâm; dịch thành thơ: Hổ vẽ da khó vẽ xương, con người biết mặt biết lòng làm sao. Câu này, người viết đã có dịp tìm hiểu và lưu bài viết tại đây.

Câu 49虎生猶可近,人熟不堪親” âm Hán Việt là “Hổ sinh do khả cận, nhân thục bất kham thân”; dịch thơ: Hổ lạ còn hay gần gũi được, người quen chưa hẳn đã là thân.

Câu 135深山畢竟藏猛虎,大海終須納細流”. Đọc theo cổ nhân: “ Thâm sơn tất cánh tàng mãnh hổ, đại hải chung tu nạp tế lưu”; Dịch: Rừng sâu ẩn chứa loài hổ dữ, biển lớn tận thu mọi nhánh sông.

Câu 165 nguyên văn là “龍游淺水遭蝦戲,虎落平陽被犬欺được các cụ ta xưa đọc là “Long du thiển thủy tao hà hí, hổ lạc bình dương bị khuyển khi”. Nay có tác giả đã dịch thành thơ là “Rồng gặp nước nông tôm bỡn cợt, Hổ xuống đồng bằng bị chó khinh”.

Câu 166 : “一舉首登龍虎榜,十年身到鳳凰池” âm Hán Việt đọc là “Nhất cử thủ đăng long hổ bảng, thập niên thân đáo phượng hoàng trì”, tức: Ngước trông tên bảng hổ treo, mười năm thân đã tới ao phượng hoàng. Riêng từ “Hổ bảng” không dùng chỉ con Hổ mà để chỉ tấm gỗ có vẽ hình con Hổ ghi danh những người đỗ cử nhân. Đầu tiên, đời Đường (大唐, 618–690 và 705–907) có một khoa thi Tiến sĩ có nhiều người trúng tuyển, sau này trở thành những danh nhân như Hàn Dũ, Âu Dương Thiềm, Lý Quan... khác nào những con rồng, con hổ trên văn đàn nên có chữ Long Môn, Hổ Bảng龍門虎榜. Về sau, từ đời nhà Thanh (清朝, 1636-1912), Bảng Hổ dùng để chỉ cái bảng yết tên những người thi đỗ về võ vì Hổ tượng trưng cho sức mạnh.

-Lương Đức Mến, gần Tết Nhâm Dần, 20/01/2022-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!