[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


29 tháng 11 2021

Nhớ câu ÔNG CHẲNG BÀ CHUỘC

Không biết tự bao giờ mà trong dân gian có một khẩu ngữ khá phổ biến là “ông chẳng bà chuộc” !

Trước hết, cần biết một động vật giống con Ếch là “Chẫu chàng”, còn gọi là Chão chàng, Chão chuộc, Nhái bén. Loài này có danh pháp khoa học là Rana macrodactyla,  thuộc họ: Ếch nhái, bộ Không đuôi, lớp Lưỡng cư.

Chão chuộc có đầu và thân mình dài lớn hơn rộng; mõm nhọn, nhô về phía trước so với hàm dưới; gờ mõm rõ, vùng má lõm và xiên; khoảng cách gian mũi lớn hơn chiều rộng mí mắt trên và gần bằng đường kính màng nhĩ; màng nhĩ màu nâu sẫm hay nâu đỏ với viền sáng xung quanh; có răng lá mía chạm bờ trước của lỗ mũi trong; có nếp da lưng-sườn kéo dài từ sau mắt tới gốc đùi; có gờ da nhỏ từ góc sau mép đến vai; da nhẵn, lưng xám nâu hay nâu đỏ, đồng màu, đôi khi có các vết nâu sẫm; bụng màu trắng đục, cằm và dưới chân màu trắng hơi vàng. Chúng có 4 chân, ngón chân có màng bơi gần như hoàn toàn trừ ngón IV; mút ngón chân hơi phình rộng, không có củ bàn ngoài nhưng có giác hút; khi gập dọc thân, khớp cổ-bàn chạm góc trước của mắt; có nếp da lưng-sườn kéo dài từ sau mắt tới gốc đùi; có gờ da nhỏ từ góc sau mép đến vai.

Chão chuộc sống nhiều ở Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam các khu rừng khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đồng cỏ nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng ngập nước hoặc lụt theo mùa, sông, đầm nước, hồ nước ngọt, vườn nông thôn, các khu rừng trước đây bị suy thoái nặng nề, ao và đất có tưới tiêu. Do vậy chúng đang bị đe dọa do mất môi trường sống môi trường. Vào những tháng lạnh (từ tháng 12 đến tháng 1) chúng ở trong các hang hốc kín đáo, ẩm ở bờ ruộng, ven đường, ven suối, bờ các ao, chuôm, rãnh nước; lúc thời tiết ấm, chúng ra khỏi hang sống chủ yếu ở gốc các bụi cây, bãi cỏ rậm, hốc đá gần vực nước để chuẩn bị đẻ trứng ở những vực nước sạch, trong (từ tháng 3 đến tháng 7, tập trung nhất vào tháng 4, tháng 5); trứng nở thành nòng nọc mình đốm nâu và xanh sẫm.

Chẳng rõ từ bao giờ, Nhái bén trở thành món khoái khẩu của những “bợm nhậu” và vì thân nhỏ và dài, da màu đất và có đôi chân dài nên họ gán cho danh xưng mỹ miều là “vũ nữ chân dài”.

Thức ăn của Chão chuộc  là côn trùng do vậy chúng là loài động vật vô hại, có tác dụng lớn trong việc diệt trừ sâu bọ, bảo vệ mùa màng.

Một trong những đặc tính của nó là tiếng kêu khác nhau của những con khác giới. Cụ thể: con cái thì kêu 3 tiếng một tự như ta nói “chuộc thì chuộc”  còn con đực thì kêu 2 tiếng một nghe như “chẳng chuộc”.

Từ đặc tính này, nhớ tới câu chuyện Cổ tíchSự tích con Chẫu chuộc”, chuyện rằng: Vì tiếc miếng ăn ngon và lâu đài cực đẹp của anh cố nông (thực ra là do Trời hô “biến” mà thành) nên lão phú nông nọ đã gả con gái và đổi nhà cho anh. Nhưng sáng ra thì lâu đài nguy nga tráng lệ biến mất chỉ còn túp lều rách nát và cái gầu sòng cùng cái rổ xúc tép của anh nông dân. Còn vợ chồng phú ông còng queo ôm nhau trên chiếc chõng ọp ẹp. Đau đớn và xót xa, hai vợ chồng quay ra cãi nhau: Vợ thì muốn đòi lại cơ ngơi cũ, luôn miệng “chuộc phải chuộc”, còn chồng vẫn tiếc của nên luôn oang oang “chẳng chuộc” !. Cứ thế chúng cãi vã và uýnh nhau, rồi cùng rơi xuống giếng, biến thành hai con Chão chàng! Mặc dù vậy, chúng vẫn luôn miệng “chuộc thì chuộc”, “chẳng chuộc” !. Tiếng kêu ra rả trái ngược nhau của vợ chồng chẫu chàng được dân gian nhân cách hóa ra câu thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” !.

Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác mà cụ thể là giữa vợ và chồng; nó tả tình trạng mỗi người một ý, mỗi người một cách, không ăn khớp với nhau nên rất khó làm việc.

Gần nghĩa với thành ngữ “ông chẳng bà chuộc”, trong tiếng Việt còn có thành ngữ “ông nói gà bà nói vịt” bởi không hiểu ý nhau một cách vô ý thức. Hay câu “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược” chỉ tình trạng mỗi người làm một cách trái ngược nhau, không có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất, phá vỡ “nguyên tắc vàng” của một gia đình đầm ấm là vợ chồng đồng thuận.

Nhưng khẩu ngữ “ông chẳng bà chuộc” là chỉ sự bất đồng trái khoáy nhau một cách nghiêm  trọng, có ý thức trong một gia đình!

-Lương Đức Mến, 29/11/2021, mh dựa trên tranh có sẵn trên MXH-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!