[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


14 tháng 11 2021

Cũng là NGHE MỘT CÂU THƠ

Nói “Truyện Kiều là kiệt tác của văn thơ trung đại do Nguyễn Du sáng tác nên” chắc chả ai dám cãi. Đồng thời kể đến 4 lần đặc tả tiếng đàn của Kiều thì cũng chẳng ai phản đối! Đó là 4 lần  đàn ở bốn hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau.

Đêm nay, run rủi thế nào, nay lật ngay được câu đặc tả Kiều gẩy đàn lần đầu, câu 487-488:

𢭸𨆝欺儈頭

Khi tựa gối, khi cúi đầu,

欺紆𠃩曲欺珠堆眉

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

Đây không phải cặp Lục Bát hay nhưng tôi ấn tượng bởi xưa từng có bạn tôi “tán” rằng câu này tả cảnh Thúy Kiều bị … “táo bón”!

Xét về ngữ nghĩa cặp này chả có gì khó hiểu bởi toàn âm Nôm, dân giã! Có chăng là có từ “Chín khúc” có cội nguồn từ thành ngữ “chín khúc đoạn trường” tức “đứt ruột” mà ra nên “vò chín khúc” là chỉ “lòng đau như bị vò ruột”, tức rất chi là đau, đau từ trong đau ra!

Còn động từ “chau” là chỉ sự nhíu khẽ lông mày, vì do nghĩ ngợi, buồn phiền hay bực bội nên “chau đôi mày” là vì buồn rầu phiền muội nên bực bội, rấm rứ nghĩ ngợi mà níu đôi lông mày lại!.

Nhớ rằng đây là lần thứ nhất là tài nữ Thúy Kiều 翠翹 đàn cho người hào hoa Kim Trọng 金重 nghe ngay sau lần gặp nhau đầu tiên[1]. Lần này Kim, Kiều đã cắt tóc thề nguyền và khi  Kim Trọng với tay cầm cây đàn nguyệt 月琴 dâng lên ngang mày 舉案齊眉 cung kính, rồi đưa để Thúy Kiều gảy và Thúy Kiều “Ðã lòng dạy đến, dạy thì phải vâng” 𢚸𠰺𠰺時沛𠳐. Nhưng chỉ có kẻ đàn người nghe, dù có lúc “sóng tình dường đã xiêu xiêu”, (㳥情羕㐌漂漂 ý chỉ tư cách của Kim Trọng không còn đứng đắn nữa) nhưng vẫn tuyệt nhiên không có cảnh “trên Bộc trong dâu” 𨕭濮中𣘛 (từ thành ngữ “濮上桑 ” bộc thượng tang gian) và Kiều phải “vội trở buồng thêu” 倍跙𢩣, tức về Tú phòng 繡房, phòng ngủ của mình!

Trước tiếng đàn thánh thót, khi ray rứt, khi dồn dập, khi hùng tráng, lúc nhịp nhàng và êm nhẹ, thanh thoát… gợi nỗi lưu luyến, lòng thương nhớ vô vàn nhưng rất chính xác, rõ ràng, trong đục phân minh, nhặt khoan rành mạch đã “Khiến người ngồi đó mà ngơ ngẩn sầu” 𠊚𡎢妬麻魚菫愁.

Mà “người ngồi đó” là Kim Trọng rồi nên câu thơ đó đích thị tả chàng Kim đã “thăng hoa” khi nghe Kiều đàn đến mức “thẫn thờ như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu”!

 Chứ đâu tả mỗi khổ bị táo bón của nàng Kiều!

Đúng là trước một hiện tượng, sự vật và đơn giản ngay cả một câu nói mà nếu nghĩ đẹp ra thẳng, nghĩ xấu ra cong là vậy!

-Lương Đức Mến, sau dự ngày HDĐKTDT về, 13/11/2021

(tranh minh họa lấy trên mạng)-



[1] Lần thứ hai là Kiều đàn cho Hoạn Thư nghe khi nàng bị bắt và hành hạ ở nhà họ Hoạn với sáu câu thơ. Lần thứ ba là Kiều bị ép hầu đàn cho Hồ Tôn Hiến sau khi Từ Hải lâm chung với bốn câu thơ. Lần cuối là Kiều lại đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm tái hợp với mười câu thơ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!