[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


06 tháng 11 2021

Cha tôi với VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG

Nói đến “văn nghệ quần chúng” là phải nói đến “phong trào ngày xưa”, cái thời sau ngày Hòa bình lập lại ở vùng Kiến An quê tôi ý. Chứ khi gia đình tôi lên sống ở Lào Cai (2/1964) thì do “đất rộng người thưa” lại mải lo cái ăn cái mặc nên xem ra khoản “văn nghệ văn gừng” có phần sa sút hơn so với hồi bên Núi Voi Sông Úc!

Nhớ cái thuở tôi còn là “sửu nhí” ở quê (quãng  những năm đầu 1960) thì khá nhiều ấn tượng. Lâu quá rồi chẳng nhớ hồi đã đi học Vỡ lòng hay Lớp 1 chưa nhưng những vở chèo “Tống Trân - Cúc Hoa”, “Súy Vân giả dại”,… được cha đưa đi xem trên làng Thượng, làng Hầu ngày ấy thì nay vẫn còn nhớ!

Riêng những bận theo cha đi xem từ trong “cánh gà” (cụ ngồi trong giàn nhạc mà giàn nhạc thì ngồi ở đó chứ không phải phía trước sân khấu như sau này tôi vẫn thấy) lại cấm nhớ vở nào! Có lẽ do đội Văn nghệ làng chỉ diễn trích đoạn!? Chỉ nhớ cảnh “diễn viên” trùm khăn kín trán rồi hất ngược ra sau để đeo “con át cơ” vào làm lính, hay ngậm dầu phun lửa tạo “phép mầu”, hoặc anh Khích bơm đèn Măng xông…

Nhớ ngày đó, tôi còn nhỏ, phong trào văn nghệ xã tôi (Chiến Thắng, An Lão, Kiến An) phát triển khá mạnh. Chả biết học ai mà bố tôi kéo nhị, thổi sáo hay lại biết dựa vào các làn điệu dân ca soạn lời mới phù hợp với công tác tuyên truyền thời đó. Một số lời của điệu chèo cổ tôi vẫn nhớ, như “trống cơm, “Lới lơ, rồi “tay thảo ố mấy thư bên tờ thư,...., “trăng đã lên ngang đầu, ”...(nay tôi thổi sáo, kéo nhị vẫn “nghe”ra bài đó nhưng chả ra văn nghệ tẹo nào!).

Có điều, mấy cây Nhị, Hồ, Sáo do Cụ làm ra hay chỉnh sửa đều là dùng cho người “thuận tay trái”. Những năm cuối cấp 2, tôi được cha “truyền” cho mấy ngón nhưng mỗi lần “rớ” đến nhạc cụ là phải chính lại tay, nếu cứ thế mà sử dụng theo Cụ (tức dùng tay trái) chắc chắn sẽ “ăn đòn”, mà đòn của Cụ không hề nhẹ nha! 

Sau này tôi được biết ngày đó bố tôi là Trưởng ban Địa chính xã, dạy Bình dân học vụ,…Trong lớp học (ngay tại nhà tôi) thì học viên hầu như là con cháu cụ và đều học khá…dốt” nên tôi đều phải “gà” bài, mặc dù thuở đó tôi đang tập đi và cũng chỉ là...học mót!!

Tham gia “kịch cọt” còn có cả chú ruột tôi và nghe kể lại rằng trong một dịp diễn, chú tôi đã mượn rá độn bụng đóng vai Đổng Trác, rá vỡ, thím tôi phải đền. Tôi vẫn nhớ như in là bà chị con ông anh mẹ tôi hát Chèo khá hay và múa dẻo nhưng chính chị về sau này số lại long đong.

Thời ấy, biểu diễn văn nghệ phục vụ bà con vui để hăng hái tăng gia sản xuất là chính và sau mỗi tối khuya tập, diễn đều có cháo bồi dưỡng và tôi cũng được phần khi là “khán giả” về sau cùng! Chả rõ là “kinh phí” các cụ lấy ở đâu ra?!. Đồng thời hay đi đêm về hôm vậy nhưng ngày ấy và sau này chả nghe thấy điều tiếng gì !.

So với nhiều người hồi đó, và cả bây giờ, bố tôi viết đẹp, soạn văn hay, nói năng mạch lạc (chỉ tội ngọng n/l, ch/tr, d/gi…) và hoạt động xã hội hăng hơn ối người,…Nhưng cuối đời “ông vẫn là chân chơn” bởi những lý do rất là…lý do!

Khi bố và chú tôi đi Lào Cai (02/1964), Đội Văn nghệ làng Hương cũng tan! Vui cái là, mỗi dịp anh em tôi về quê, lớp người cao tuổi vẫn còn nhớ và nhắc lại (tiếc là chả ai còn giữ được một mẩu kịch bản hay bài chép vở nào)!. Hồi ấy, chú tôi đem theo lên Lào Cai mấy cái áo cánh rồi “bán cho Mán” cả. Mấy năm sau, chú tôi mày mò làm được mấy cái kèn đám ma và chính những cái Kèn đó là vốn ban đầu khởi lập nên một số “Đoàn Nhạc hiếu” Sơn Hải hiện nay! Còn bố tôi cầm theo Hồ, Nhị, Song loan và mãi hồi những năm 1980 vẫn thấy cụ mày mò tu sửa (dùng da Trăn, đuôi ngựa), rồi làm cả Đàn bầu (bằng ống tre, lon sữa và dây ruột phanh), khoét Sáo (bằng ống nứa) nhưng bẵng đi khi tôi ra công tác những năm 1980 ở Hà Nội, Yên Bái, mải lo “bao việc”, khi cụ mất (01/1997), tìm lại chả thấy còn thứ nhạc cụ nào ! Hơn hai chục năm qua, mỗi kỳ Giỗ, Tết hay rằm tháng Bẩy anh em tôi có sắm vật phẩm, mua vàng mã biếu cụ nhưng chưa bao giờ hóa các Nhị, Hồ, Sáo, Đàn bầu cả!!

Mà lạ cái, chẳng hiểu sao tôi chả có chút “thể hiện” gì về khả năng “sửa nhạc cụ”, “thẩm âm”,…như cụ cả! Do vậy các điệu Chèo cụ thuộc, những lời mới cụ đặt để “tuyên truyền” hồi đó cũng đã rơi vào thinh không!

-         Lương Đức Mến, đầu tháng 10 Tân Sửu-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!