[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


22 tháng 10 2021

Thấm câu PHẬN MỎNG CÁNH CHUỒN

Buổi sáng, sau khi mua sắm vài thứ lặt vặt, trong cơn mưa Thu, tôi cùng vợ về Phong Niên giỗ Cụ tứ đại tôi. Bởi vừa tiêm ngừa mũi 2 xong nên tôi không uống rượu với các em như mọi lần được, ngược thành phố sớm!

Bật máy tính, xem tin tức thấy nhiều lời bàn về việc Giáo sư Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bị khởi tố bị can để điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan sai phạm về “thổi giá” thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội - nơi từ 2012 đến 2020 ông Tuấn cũng làm giám đốc. Tự dưng nhớ lại câu 411-412 trong Truyện Kiều:

擬命分𤘁𦑃𧋃

Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,

囷撑別固𣃱𧷺麻咍

Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay.

Câu 6 có thành ngữ chữ Nôm “phận mỏng cánh chuồn” 𤘁𦑃𧋃 . Cả 4 chữ đều là chữ Nôm. Trong đó:

Chữ “phận”: mượn chữ “” (U+5206) của Hán tự cùng âm, cùng nghĩa;

“Mỏng” 𤘁 (U+24601) cấu tạo theo hình thái , mượn chữ “phiến” (U+7247) trong Hán tự chỉ nghĩa, chữ “mông”(U+8499) của Hán tự chỉ âm;

“Cánh” 𦑃 (U+26443) cấu tạo theo hình thái , mượn chữ “cánh” (U+66F4) chỉ âm, chữ “vũ” (U+7FBD) chỉ nghĩa;

“Chuồn” 𧋃 (U+272C3) cấu tạo theo hình thái , mượn chữ “trùng” (U+866B) chỉ nghĩa, chữ “tồn” (U+5B58) chỉ âm.

Như vậy, “phận mỏng” tương đương với “bạc mệnh” và câu thành ngữ đó có nghĩa là phúc phận mỏng manh như cánh con chuồn chuồn, ý nói số mệnh rất xấu, số phận mỏng manh, hẩm hiu.

Trong câu 8 có từ “Khuôn xanh” trong đó “khuôn” dụng cụ dùng để đúc ra các vật, chỉ cái mẫu mực phải tuân theo. “Xanh” từ chữ “Thương thiên” ", tức là trời xanh. Từ đó “khuôn xanh” dùng chỉ tạo hoá, tức chỉ Trời cao. Còn “Vuông tròn” dùng chỉ tốt đẹp mọi mặt, thường nói về việc sinh đẻ hay tình duyên.

Tóm lại, câu thứ 411, 412 trong “Truyện Kiều” là lời nhún nhường của Thúy Kiều trong lần sang chỗ Kim Trọng ở trọ. Cụ Nguyện chỉ với câu “lục bát” này đã diễn tả rõ tâm trạng Kiều lúc mới quen Kim Trọng. Cụ đã dự cảm về những khó khăn trước mắt phải vượt qua và tính khiêm tốn biết lượng sức mình của Kiều. Kiều đã sớm ý thức về phận mình, trách nhiệm và bổn phận của người con trong gia đình, của một công dân! Đồng thời Cụ cũng đã gửi gắm trọn vẹn tâm trạng mình vào ý thơ ấy, rộng hơn, gửi gắm mong muốn cái hiếu nghĩa của mình được như cô Kiều!

Nhân văn và tài khéo đến thế là cùng! Nhưng “văn dốt võ dát” như Còi mình thì bàn sâu vào chuyện này làm gì. Liên hệ giải quẻ” thôi!

Thời hiện đại, chiều ngày 23/10/2018, Kỳ họp thứ Sáu Quốc hội khoá XIV tiến hành thông qua kết quả kiểm phiếu và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 – 2021 với 99,79% số phiếu bầu[1]. Sau lễ tuyên thệ, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu trước Quốc hội. Trong đó, ông đã liên hệ tâm trạng cũng tương tự như thế, thậm chí có phần còn lo lắng hơn hồi 26/6/2006 khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội đồng thời nhắc lại câu lẩy Kiều ngày ấy: “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn; Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay!”.

Bậc sĩ phu hiểu sâu, nghĩ rộng phải biết lượng sức mình và chặng đường phía trước!

Trở về chuyện liên quan đến Giáo sư, Tiến sĩ y khoa Nguyễn Quang Tuấn. Ông sinh ngày 5 tháng 1 năm 1967 quê quán ở Thôn Khê Tang, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.

Nhớ lại con đường học tập, thăng tiến và cống hiến của ông:

Học tập và nghiên cứu: Năm 1994, Nguyễn Quang Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó ông tiếp tục học Bác sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch.

Năm 1996, Nguyễn Quang Tuấn đi tu nghiệp chương trình 2 năm tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp. Khi tốt nghiệp loại xuất sắc, ông nhận được lời mời của giáo sư ở lại làm việc nhưng ông đã quyết định quay về Việt Nam bởi ông cho rằng “Việt Nam không cằn, cần những “hạt giống” tốt để xây dựng quê hương” và nguyện là chiếc cầu nối giúp người bệnh tiếp cận kỹ thuật can thiệp hiện đại với chi phí thấp hơn, không phải tốn kém đi ra nước ngoài. Nước nhà cũng tiết kiệm được ngoại tệ cho việc thuê chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch.

Cuối năm đó, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 2005, Nguyễn Quang Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Y Hà Nội. 4 năm sau, ông được phong hàm Phó giáo sư.

Năm 2010, nhóm của Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” trong lĩnh vực y tế cho đề tài “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”.

Hoạt động chính trị:  vào năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Thời kỳ ông làm Giám đốc, tại đây vào năm 2015 có việc “thổi giá” khi đấu thầu vật tư, hóa chất, máy móc chuyên dùng. Vụ này đã được Cơ quan điều tra Bộ Công an từ tháng 5/2021 khởi tố 9 bị can có liên quan, trong đó thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 7 bị can. Trong số này có nhiều người là lãnh đạo, cán bộ của BV Tim Hà Nội, của Công ty CP đầu tư định giá AIC VN.

Năm 2016 ông được nhận danh hiệu “Công dân ưu tú Thủ đô”.

Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI), được tôn vinh là “Thầy thuốc ưu tú”.

Ngày 5 tháng 3 năm 2018, Nguyễn Quang Tuấn được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017. Ngày 26 tháng 5 năm 2018, tại nghị trường Quốc hội, đề cập đến việc bác sĩ Hoàng Công Lương bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng làm chết 9 bệnh nhân chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ông cho rằng “không thể xử một người về trách nhiệm mà họ không được giao”, và đề nghị minh bạch, khách quan trong xét xử.

Năm 2019 được nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

 Ngày 18 tháng 3 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế.

Vào khoảng tháng 7/2021, GsTs Nguyễn Quang Tuấn dẫn đầu đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vào chi viện cho TP.HCM chống dịch Covid-19. Tại đây, ông làm Giám đốc Trung tâm hồi sức Bệnh viện dã chiến số 16 đặt tại quận 7. Lúc này, số ca nhiễm tại TP.HCM tăng nhanh liên tục, nhiều bệnh nhân nguy kịch và tử vong.

Hôm 15/10/2021, các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai bàn giao Trung tâm Hồi sức này cho Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau hơn 2 tháng hoạt động.

 Chính thức vướng vòng pháp luật: Ra Hà Nội, ông nhận được Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 222 Bộ luật Hình sự do Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn ngày 21 tháng 10 năm 2021. Bởi quá trình điều tra đã xác định GS Nguyễn Quang Tuấn đã ký một số văn bản có liên quan góp phần làm tăng chi phí, gây thiệt hại hơn 40 tỉ đồng cho tài sản Nhà nước và người bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của công tác khám chữa bệnh, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Viết đến đây, mắt díp lại nhưng chợt lóe lên ý nghĩ: nếu năm 1997 ông không trở về quê hương thì liệu ngành “tim mạch can thiệp” ở ta sẽ có được như ngày nay không? Liệu ông có được vinh danh là “Nhân tài đất Việt”, “Công dân Ưu tú của Thủ đô” không? Công lao ông phấn đấu đạt “Thầy thuốc ưu tú”, được công nhận là Giáo sư, vừa qua lao vào tâm dịch xây dựng nên trung tâm Hồi sức Bệnh viện dã chiến số 16 đâu có đánh đổi được vi phạm xẩy ra từ năm 2015?

Ông không làm Giám đốc Bệnh viện Tim mạch thì đâu phải ký những giấy tờ hành chính đó! Nhưng có tin là ông được tại ngoại, nghĩa là chưa bị bắt tạm giam!

Thế là “ngành thuốc” lại có một người bị “treo ấn”, những người mắc bệnh hiểm nghèo liên quan đến con “tim” lại bớt đi một cơ hội sống sót! Tự dưng nhớ đến cố Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912 – 1982) và chợt nghĩ nếu ngày đó, cụ cứ mãi mê theo đuổi “nghiệp quan” thì chắc chắn đâu còn âm vang của một người thầy danh tiếng, đâu có “phương pháp mổ gan khô”?

Mà tại sao, hễ ai có “chuyên môn giỏi” là cứ phải “nhẩy” lên làm và tổ chức cứ phải xếp họ làm “quản lý” nhỉ?  Cái lệ này có vì đâu và từ bao giờ nhỉ?

Quyền đấy, vạ đấy! Đúng là PHẬN MỎNG CÁNH CHUỒN hay lắm chữ quá mà mọi người quên đi câu BỈ SẮC TƯ PHONG ?!

-Lương Đức Mến, 22/10/2021-


[1] Có việc này là do Đc Trần Đại Quang (12 tháng 10 năm 1956 – 21 tháng 9 năm 2018), được khóa XIII bầu làm Chủ tịch nước  ngày 02/4/2016, sau đó ngày 25 tháng 7 năm 2016 Quốc hội khóa XIV ông đắc cử chức Chủ tịch nước nhưng đã mất ngày 21 tháng 9 năm 2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!