[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


23 tháng 9 2021

BÓI KIỀU, được câu ÂM CỰC DƯƠNG HỒI

Đi chích một phát về, chén xong lăn ra ngủ. Đẫy tễ buổi chiều nên đêm khó chớp mắt. Lật giở quyển Kiều vớ được câu 2645, 2646 thuộc Hồi 20. Nguyên văn là:

𠁀𠊛旦世時催

𥪝机陽極陰回坤台”.

Đọc thành thơ là:

“Đời người đến thế thì thôi!

Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay”

Câu Lục Bát trên có thành ngữ “Âm cực dương hồi”  (H: 陰極陽回, A: The Yin tends towards maximum, the Yang returns; P: Le Yin tend vers maximum, le Yang retoune). Trong đó, cần hiểu các từ nguyên như sau:

ÂM DƯƠNG (H: 陰陽, A: Yin and Yang, P: Yin et Yang) là hai khái niệm cổ sơ không phải là vật chất, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương.

Hình vẽ biểu tượng âm dương có Vòng tròn bao bên ngoài là Thái Cực, vòng tròn ấy chia làm đôi theo hình chữ S, tức là Thái Cực sanh Lưỡng Nghi; đồng thời có chấm Đen trên nền Trắng và chấm Trắng trong nền Đen thể hiện “Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn”, nghĩa là trong Âm có cái gốc Dương và trong Dương có cái gốc Âm và tuân theo nguyên tắc “Âm thăng, Dương giáng” mà cụ thể là:

- Dương là nơi có ánh sáng mặt Trời rọi tới, nên sáng sủa ấm áp biểu thị bằng phần trắng’ nó là phía trước, bên có ánh sáng, hướng xuống dưới.

- Âm là phần bị khuất ánh sáng mặt Trời, nên tối đen lạnh lẽo’ là phía sau và hướng lên trên.

Nếu Dương thăng lên thì Âm giáng xuống, nếu Âm thu vào thì Dương tản ra ngoài, hay ngược lại, nếu Âm qua trái thì Dương quay sang phải. Nếu có thăng mà không có giáng, có vào mà không có tản ra, có qua mà không có lại thì mọi vật sẽ bế tắc, không thể tiến hóa được.

Như thế, hai khí Âm và Dương luôn luôn đi đôi với nhau, biến đổi một cách tuần hoàn, nhưng trái ngược, tương phản nhau như Nóng với Lạnh, Nước với Lửa, Cứng với Mềm, Đêm với Ngày, Nam với Nữ, Ác và Thiện, Đục và Tròng, …nhưng không tiêu diệt nhau, thủ tiêu nhau mà lại tương tác dung hòa nhau, liên kết bổ sung, bổ túc cho nhau, đi đến chỗ kết hợp với nhau, tạo thành giai ngẫu. Chính nhờ bản chất trái ngược mà tương tác đó, làm vạn vật chuyển biến luôn.

Lý thuyết về Âm Dương 陰陽說, Ngũ Hành 五行說, Bát quái 八卦說 là lý thuyết cơ bản của triết học phương Đông cổ đại. Nắm chắc những lý thuyết đó có thể giải thích, chiêm đoán mọi sự vật, hiện tượng mà khoa học hiện đại có khi phải bó tay! .

Nhưng những nội dung đó khá dài và đã từng đề cập. Trong bài này chỉ nói thêm rằng: Theo quan điểm triết học cổ đại, vũ trụ khởi thuỷ là một khối Hỗn mang (混庬 , Mờ mịt, chưa khai thông) là Vô cực 無極 dần tiến tới Hữu cực 有極  mà ban đầu tràn đầy cái gọi là khí Thái cực ([, 太極, đầu mối của vũ trụ). Trong khí thái cực, có sự phân hoá thành hai mặt đối lập là Âm (,) và Dương (,─). Do sự đối lập đó mà có sự vận động, khiến hình thành hai khí, khí âm và khí dương, gọi là “Lưỡng nghi” (兩宜, hai khuôn, hai vật trong vũ trụ sinh ra muôn loài, tức Trời và Ðất). Âm và dương trong lưỡng nghi không ngừng tác động lẫn nhau để thành “Tứ tượng” 四象 là Thái dương 太陽Thaiduong, Thiếu dương 少陽Thieuduong  và Thái âm 太陰 Thaiam, Thiếu âm 少陰 Thieuam. Tứ tượng lại thành “Bát quái” 八卦. Bát quái sinh 64 quẻ 六十四卦,… cứ thế biến chuyển liên tục để thành vạn vật.

Từ đó, rõ ràng là; nếu không có Âm Dương thì muôn vật không thể hóa sinh và nhờ có Âm Dương tác động lẫn nhau nên mới tạo ra những cuộc biến hóa trong Trời Ðất và vạn vật mới phát triển. Nếu chỉ có một Âm hay chỉ có một Dương thì không sinh hóa, không tăng trưởng.

CỰC: nghĩa là rất mực, vô cùng, tột bậc, hết mức.

HỒI: Hán tự có đến 16 chữ đều đọc theo âm Hán Việt là “hồi”, gồm: , , , , , , , , , , , , , , , . Trong đó có chữ với nghĩa là:   về, quay lại. Ví dụ: Hồi dương (H: 回陽, A: To restore the life, P: Revenir à la vie) là tình trạng người bệnh sắp chết tỉnh lại để trối lại với người thân, rồi sau đó thì yếu dần và chết hẳn..

Mặt khác, về nguyên lý thì không bao giờ Dương thịnh mãi (Dương cực đại tương ứng với phần Âm cực tiểu) hay không bao giờ Âm thịnh mãi mà chúng luôn luôn biến đổi trái chiều nhau, có tính cách tuần hoàn và liên tục.

Vì vậy khi khí Âm cực thịnh thì khí Dương khởi sinh trở lại. Ngược lại, Dương cực Âm hồi, nghĩa là khi khí Dương cực thịnh thì khí Âm khởi sinh trở lại.

Trong Kinh Dịch 易經 có câu: “Khôn thuần âm chi cực, chí phục tắc nhất dương thuỷ hồi”. Tức là từ quẻ  số 2, quẻ Khôn , tức Đất là quẻ số 2 và là quẻ thuần âm với 6 hào âm (::::::), âm đến tột cùng khi đến quẻ 24 là quẻ Phục thì bắt đầu xuất hiện một hào dương (|:::::) !

Như thế, câu thành ngữ “Âm cực dương hồi” thể hiện rõ triết lý: khi khí âm rất thịnh, tột đỉnh () thì chuyển sang bắt đầu của khí dương (). Nó mang nghĩa bóng: hết thịnh đến suy, hết cực đến sướng; tương tự câu: “Hết thời bĩ cực đến thời thái lai”.

Mong lời bói “hết khổ là vui” này đúng với thực tế thời Covid-19 này!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!