Xưa nay dân gian
cho rằng vào những ngày “đại hung” nhiều việc không nên làm. Nếu cố tình làm
hoặc vô tình mà tiến hành thì sẽ gặp xui xẻo: “Tác sự cầu mưu định bất xương, Nghinh thân giá thú rã uyên ương, Xây
nhà dựng cửa giảm nhân đinh, Viễn du phó nhậm bất hồi hương”. Những kiêng
kị đó, nằm trong bài “Bách kị ca” 百忌謌 tương truyền là của Bành Tổ 彭祖. Sưu tầm, chép lại, dịch nghĩa để tham khảo:
1. Theo THẬP THIÊN CAN 十个日名用十天干表示
HÁN TỰ
|
PHIÊN ÂM
|
DỊCH NGHĨA
|
甲不开仓, 财物耗亡
|
GIÁP bất khai thương tài vật hao vong
|
Ngày Can Giáp không nên mở kho, tiền của hao mất
|
乙不栽植, 千株不长
|
ẤT bất tải thực thiên chu bất trưởng
|
Ngày Can Ất không nên gieo trồng, ngàn gốc không lên
|
丙不修灶, 必见火殃
|
BÍNH bất tu táo tất kiến hỏa ương
|
Ngày Can Bính không nên sửa bếp, sẽ bị hỏa tai
|
丁不剃头, 头主生疮
|
ĐINH bất thế đầu đầu chủ sanh sang
|
Ngày Can Đinh không nên cắt tóc, đầu sinh ra nhọt
|
戊不受田, 田主不祥
|
MẬU bất thụ điền điền chủ bất tường
|
Ngày Can Mậu không nên nhận đất, chủ không được lành
|
己不破券, 二主并亡
|
KỶ bất phá khoán nhị chủ tịnh vong
|
Ngày Can Kỷ không nên phá khoán, cả 2 chủ đều mất
|
庚不经络, 织机虚张
|
CANH bất kinh lạc chức cơ hư trướng
|
Ngày Can Canh không nên quay tơ, cũi dệt hư hại ngang
|
辛不合酱, 主人不尝
|
TÂN bất hợp tương chủ nhân bất thường
|
Ngày Can Tân không nên trộn tương, chủ không được nếm qua
|
壬不决水, 难更堤防
|
NHÂM bất ương thủy nan canh đê phòng
|
Ngày Can Nhâm không nên tháo nước, khó canh phòng đê
|
癸不词讼, 理弱敌强
|
QUÝ bất từ tụng lí nhược địch cường
|
Ngày Can Quý không nên kiện tụng, ta lý yếu địch mạnh
|
2. Theo THẬP NHỊ ĐỊA CHI 十二个日名用十二地支表示
HÁN TỰ
|
PHIÊN ÂM
|
DỊCH NGHĨA
|
子不问卜, 自惹灾殃
|
TÝ bất vấn bốc tự nhạ tai ương
|
Ngày Chi Tý không nên gieo quẻ hỏi, tự rước lấy tai ương
|
丑不冠带, 主不还乡
|
SỬU bất quan đới chủ bất hoàn hương
|
Ngày Chi Sửu không nên đi nhận quan, chủ sẽ không hồi hương
|
寅不祭祀, 鬼神不尝
|
DẦN bất tế tự quỷ thần bất thường
|
Ngày Chi Dần không nên tế tự, quỷ thần không bình thường
|
卯不穿井, 泉水不香
|
MÃO bất xuyên tỉnh tuyền thủy bất hương
|
Ngày Chi Mão không nên đào giếng, nước sẽ không trong lành
|
辰不哭泣, 必主重丧
|
THÌN bất khốc khấp tất chủ trọng tang
|
Ngày Chi Thìn không nên khóc lóc, chủ sẽ có trùng tang
|
巳不远行, 财物伏藏
|
TỴ bất viễn hành tài vật phục tàng
|
Ngày Chi Tỵ không nên đi xa tiền của mất mát
|
午不苫盖, 室主更张
|
NGỌ bất thiêm cái thất chủ canh trương
|
Ngày Chi Ngọ không nên làm lợp mái nhà, chủ sẽ phải làm lại
|
未不服药, 毒气入肠
|
MÙI bất phục dược độc khí nhập tràng
|
Ngày Chi Mùi không nên uống thuốc, khí độc ngấm vào ruột
|
申不安床, 鬼祟入房
|
THÂN bất an sàng quỷ túy nhập phòng
|
Ngày Chi Thân không nên kê giường, quỷ ma vào phòng
|
酉不会客, 宾主有伤
|
DẬU bất hội khách tân chủ hữu thương
|
Ngày Chi Dậu không nên hội khách, tân chủ có hại
|
戌不吃犬, 作怪上床
|
TUẤT bất cật khuyển tác quái thượng sàng
|
Ngày Chi Tuất không nên ăn chó, quỉ quái lên giường
|
亥不嫁娶, 必主分张
|
HỢI bất giá thú tất chủ phân trương
|
Ngày Chi Hợi không nên làm cưới gả, sẽ ly biệt cưới khác
|
3. Theo THẬP NHỊ KIẾN TRỪ 十二个日名用建除十二客表示
HÁN TỰ
|
PHIÊN ÂM
|
DỊCH NGHĨA
|
建宜出行, 不可开仓
|
KIẾN nghi xuất hành,
bất khả khai thương
|
Ngày Trực KIẾN nên du lịch,
không được khai trương
|
除可服药, 针灸亦良
|
TRỪ khả phục dược, châm cứu diệc lương
|
Ngày Trực TRỪ nên dùng thuốc,
châm cứu cũng hay
|
满可肆市, 服药遭殃
|
MÃN khả tứ thị, phục
dược tao ương
|
Ngày Trực MÃN dạo phố phường,
uống thuốc thì khổ
|
平可涂泥, 安机吉昌
|
BÌNH khả đồ nê, an ky cát xương
|
Ngày Trực BÌNH hợp mầu đen, đi
bằng phương tiện
|
定且进畜, 入学名扬
|
ĐỊNH thả tiến súc, nhập
học danh dương
|
Ngày Trực ĐỊNH mua gia súc, nhập trường nổi danh
|
执可捕捉, 盗贼难藏
|
CHẤP khả bộ tróc, đạo
tặc nan tàng
|
Ngày Trực CHẤP bắt kẻ gian, trộm
khó che giấu
|
破宜治病, 必主安康
|
PHÁ nghi trì bệnh,
tất chủ an khang
|
Ngày Trực PHÁ nên trị bệnh, chủ sẽ mạnh khỏe
|
危可捕鱼, 不利行船
|
NGUY khả bộ ngư, bất
lợi hành thuyền
|
Ngày Trực NGUY nên bắt cá, chẳng
nên đi thuyền
|
成可入学, 争讼不强
|
THÀNH khả nhập học, tranh tụng bất cường
|
Ngày Trực THÀNH nên ghi danh,
tránh xa kiện tụng
|
收宜纳财, 却忌安葬
|
THU nghi nạp tài, tức kị an táng
|
Ngày Trực THU nên nhập tiền,
cần tránh an táng
|
开可求治, 针灸不祥
|
KHAI khả cầu trì, châm cứu bất tường
|
Ngày Trực KHAI mở cửa quan,
chẳng nên châm cứu
|
闭淡竖造, 只许安康
|
BẾ đạm thụ tạo, chỉ hứa an khang
|
Ngày Trực BẾ không xây mới,
chỉ lập kế hoạch
|
2. Kể chuyện “Ông Bành Tổ”:
“Bành tổ” 彭祖 còn có tên là Tiên Khanh 篯铿 là một nhân vật thần thoại bên
Trung Quốc thọ tới 800 tuổi nên trong “Tuyết tâm phú” có câu: “Cao nhất là cột
chống trời, thọ nhất trên đời là ông Bành Tổ”. Có nhiều truyền thuyết kể về
nhân vật huyền thoại này:
- Thuở ấy, có nhà
họ Bành sinh được một bé trai kháu khỉnh, mặt mũi sáng sủa, đặt tên là Bành
Nhi. Có một vị thầy bói đi qua thấy chú bé liền thất kinh nói rằng : “Tội nghiệp,
thằng bé đĩnh ngộ thế mà 10 tuổi đã phải chết !” Cha mẹ cậu bé hoảng hốt, xin
thầy cứu giúp. Thầy liền bảo cha mẹ cậu bé phải làm theo đúng các bước ông chỉ
dẫn. Sáng hôm sau, Bành Nhi bưng một mâm đào vừa to vừa ngon lên địa điểm thầy
bói mách trên núi. Tại đó, Bành Nhi thấy suối chảy, hạc bay, mây vờn tùng bách,
trên một tảng đá phẳng có hai ông tiên đang ngồi đánh cờ tướng. Bành Nhi rón
rén lại gần, nhẹ nhàng đặt mâm đào xuống rồi khoanh tay lễ phép ngồi đợi. Hai
ông tiên mải đánh cờ, thấy có mâm đào ngon đặt kế bên thì cứ tiện tay cầm lên
vừa đánh cờ vừa thưởng thức. Đánh xong ván cờ mới chợt nhớ ra thằng bé dâng đào
thì hai vị thần tiên lấy làm thích thú, bèn hỏi chuyện. Bành Nhi kể hết mọi sự
tình của mình cho hai vị thần tiên nghe. May mắn thay, hai vị thần tiên lại
chính là Nam Tào và Bắc Đẩu, là Thần giữ sổ sinh tử trên Thiên đình. Giở sổ ra,
hai tiên Ông thất kinh khi thấy Bành Nhi đoản mệnh - chỉ sống được có 10 năm.
Ngắm thấy Bành Nhi khôi ngô tuấn tú, hai vị tiên bàn nhau và thêm một nét phẩy lên
đầu chữ “thập” 十 là 10, biến thành chữ “thiên” 千, là nghìn.
- Theo “Thần tiên
truyện” thì ông Bành Tổ là một người họ Tiên tên Khanh, là cháu xa đời vua
Chuyên Húc 顓頊[1]. Vua Nghiêu (唐堯, 2337–2258 tCn) phong cho ông
đất Bành Thành 彭城 vì thế nên gọi ông là Bành Tổ. Trải qua nhà Hạ (夏,2205–1767 tCn) đến cuối nhà Ân (殷商, 1766–1122 tCn), ông đã 767
tuổi mà vẫn còn khoẻ, được mời ra giữ chức Đại phu. Thuở nhỏ, ông thích điềm
tĩnh, không thiết gì công danh phú quý, chủ việc dưỡng sinh. Khi phải ra làm
quan, ông thường cáo ốm ở nhà, không dự gì đến chính sự.
- Bành Tổ mồ côi
cha từ khi còn trong bụng mẹ. Lên ba tuổi thì mẹ cũng qua đời. Từ đó Bành Khang
lớn lên trong cảnh lang thang. Một hôm Bành Khang nấu một nồi canh gà rừng dâng
lên Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng ưng ý, và để trọng thưởng liền bảo: “Nhà ngươi đếm
xem trên mình gà rừng có bao nhiều chiếc lông thì nhà ngươi sống được bấy nhiêu
tuổi”. Bành Khang tìm lại đống lông gà, đếm được 800 chiếc. Bành Tổ đã lẳng
lặng trốn đến một vùng hẻo lánh phía tây nước Lưu Sa, để lẩn tránh sự dò hỏi
của mọi người về bí quyết sống lâu, sống nốt quảng đời còn lại của mình.
- Bành Tổ là cháu
của Chuyên Húc, đến năm cuối nhà Ân ông đã ngoài 700 tuổi, mà thân thể vẫn
cường tráng. Ông thích yên tĩnh, chuyên tâm tu đạo. Mục Vương mến mộ cao danh của
ông muốn mời ông nhận chức Đại phu. Bành Tổ cáo bệnh chối từ. Ông bản tính
không ưa làm chính trị, lại có thuật dưỡng sinh để kéo dài tuổi thọ, thường
dùng thạch anh, bột mi ca, sừng nai chế thành đơn dược để bổ dưỡng; Do đó dung
nhan hồng nhuận như thanh niên. Bành Tổ thường truyền thụ tính dược cho Thái
Nữ, Thái Nữ lại dạy cho Vương hầu đương thời.
3. Bàn luận:
Thời Bành Tổ sống
(giả sử là nhân vật có thật) chưa có
lịch như hiện nay. Do vậy đây không thể là bài ca do Bành Tổ soạn và mức độ tin
đến đâu tùy người sử dụng, tùy việc.
Cứ chiêm nghiệm
đi rồi sẽ thấy!
- Lương Đức Mến, đầu năm 2015-
[1] Chuyên
Húc tức Huyền Đế là một vị vua thời Trung Hoa cổ đại, một trong Ngũ Đế. Theo Sử
ký, ông là người kế vị của Hoàng Đế thời Tam Hoàng Ngũ Đế 三皇五帝,
là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại trong
thời kỳ từ năm 2852 tCn tới 2205 tCn, thời kỳ ngay trước thời nhà Hạ..
Nhưng tại sao Bành Nhi đã sửa thành chữ “Thiên” mà không sống đến nghìn tuổi thì dân gian kể rằng:
Trả lờiXóaThấy cụ Bành thọ quá, Thiên Đình cho đây là điều bất thường, phạm thiên luận nên muốn bắt về chịu tội. Bao nhiêu thiên binh thiên tướng cả quan văn lẫn quan võ được Ngọc Hoàng cử đi đều trở về tay không bởi không ai biết được cụ Bành là ai cả mà hỏi thăm thì cụ ta nghe hơi thì biến mất. Sau có 1 viên tướng trẻ xung phong xuống trần, Ngọc Hoàng ban đầu còn lưỡng lự bởi bao nhiêu tướng tài chiến tích lừng lẫy mà còn về tay không vị tướng trẻ này sao mà hoàn thành sứ mạng cho được. Nhưng do bí quá, Ngọc Hoàng cũng đành gật đầu ưng thuận.
Vị tướng trẻ một mình không người hộ tống và chẳng mang binh khí xuống trần. Tại trần gian, vị tướng cải trang thành một thường dân lân la dò hỏi thông tin. Một hôm chàng đến bên bờ sông nhìn thấy có một ông Lão ngồi câu cá thì nghi lắm nhưng thấy ông vẫn còn tráng kiện và mạnh khỏe nên ngợ ngợ nhưng không dám hỏi chuyện hay làm quen gì cả. Chàng chợt nghĩ ra một cách và lấy 1 hòn đá ném xuống sông rồi bò lăn ra cười sằng sặc: “… a! ngộ quá đá mà nổi, ặc ặc ặc … đá mà nổi ….”. Ông Lão ngồi câu kế bên hơi lưỡng lự ngồi vuốt râu bảo: “Thằng này nhỏ mà xạo quá, tao ngồi câu ở đây gần 8 trăm năm rồi có bao giờ thấy đá mà nổi đâu”.
Vị tướng trẻ chỉ chờ đợi có thể và đến bên Ông nhẹ nhàng bảo “Thì ra Lão đây là Bành Tổ, xin mời cùng tiểu tướng về Thiên Đình chịu tội”.
Một dị bản: Đến năm Bành Tổ 800 tuổi thì Diêm vương phát hiện ra bèn cho người lên dương trần tìm kiếm, và giả làm người đi câu trên một cây cầu trên đường ông Bành tổ thường hay đi qua. Vào lúc ông Bành tổ đi tới người ấy giả vờ than thở không câu được cá và giật câu lên thì Bành tổ thấy lưỡi câu bị bẻ thẳng và không có mồi liền cười và nói rằng: “Từ hồi sinh ra sống đến nay 800 tuổi, ta chưa thấy ai dùng lưỡi câu thẳng mà câu được cá bao giờ !” Và lúc đó ông Bành tổ đã trút hơi và chết.
Chỉ một mưu nhỏ mà vị tướng trẻ của Thiên đế hay Khâm sai của Diêm vương hoàn thành nhiệm vụ. Cũng vì thế mà Bành Tổ không sống đến 1000 tuổi.