[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


19 tháng 1 2015

Cặp tranh CÔNG THÀNH DANH TOẠI của riêng mình

Mấy năm trước hai bên ban thờ nhà tôi còn treo cặp tranh Chim Công múa khá to, bố tôi mua từ đầu những năm 1990. Năm 2013 tranh cũ quá và rách nhiều tôi bỏ đi nhưng không tìm được tranh mới nên thay bằng đôi câu đối do mình tự trình bày. Sinh thời bố tôi kể ngày xưa ở quê, nhà giầu Tết đến thường mua tranh Chim Công hay Cá chép về treo để lấy may mắn.
1. Bức Tranh Tết dân gian nổi tiếng:
1.1. Cá Chép trông trăng:
Cá Chép, có nơi còn gọi là cá Gáy, âm Hán Việt là Lý Ngư 鲤鱼. Cá này có tên khoa học Cyprinus carpio là một loài cá nước ngọt phổ biến, có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Đây là một loại cá sống thành bầy, tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên.
Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ trắng mịn, mùi vị hấp dẫn nên là món ăn ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ (được gọi là “Ích mẫu hà tiêu”, Thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa). Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en. Người Trung Quốc cổ đại từng liệt “Ðuôi cá chép” vào một trong “bát trân” (八珍, 8 cái quý) ngang với chân gấu.
Trong dân gian, Cá chép được coi là con vật mang lại điềm tốt cho gia chủ, biểu tượng cho ý chí và sức mạnh vươn lên không mệt mỏi, cho ước muốn học giỏi thành đạt đã thành câu chuyện “Cá chép hóa Rồng” khi vượt Vũ môn.
Do vậy bức tranh dân gian “Lý ngư vọng nguyệt” 鯉魚望月, tức “Cá chép trông tranh” ngày trước rất được mọi người mua treo vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về với mong muốn con cháu đỗ đạt, thành danh.
1.2. Vũ điệu chim Công:
Công là tên gọi chỉ một trong các loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), có tên Latinh là Pavo muticus, Pavo cristatus hoặc Afropavo congensis. Loài này được gọi với tên Hán Việt là Khổng tước 孔雀, được coi là biểu hiện của Phượng hoàng hiện diện trên trái đất nên còn gọi là Phượng hữu 鳳友.
Công nổi tiếng là loài chim có bộ lông tuyệt đẹp, giỏi múa. Hoa văn trên lông của chim công giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng vô cùng lộng lẫy, đặc biệt hình ảnh “nghìn con mắt” ở đuôi. Còn “nem công chả phượng” lại chỉ những món ăn đắt tiền, quý hiếm.
Vì vậy dân gian xem công như là đại diện cho cái cao quý, biểu tượng của niềm vui, của sự may mắn, của tình duyên và sự giàu có.
Tranh chim Công thể hiện sức mạnh vô tận của thiên giới, biểu tượng cho sức mạnh cơ hội mới có tác dụng xua đi tà khí, mang lại vượng khí, nhất là tranh Chim Công múa 孔雀舞. Bởi thế mới có câu “Long tường Phượng vũ” 龍翔鳳舞 (Rồng bay Phượng múa). Nhưng không bao giờ người ta treo tranh 1 chim Công (làm tăng cảm giác cô đơn), tranh 3 con chim Công (ý có người thứ 3 xen vào cuộc sống, tình yêu).
1.3. Treo cặp tranh:
Khi treo Cá Chép trông trăng kết hợp với tranh Chim Công múa mà Công Chép hướng mặt vào nhau với hàm ý “Công thành, danh toại” 功成名遂, chỉ ước mong tốt đẹp cả danh và lợi. Tôi cũng chưa rõ đó là tranh Hàng Trống, hay là tranh Đông Hồ.
2. Tìm lại thú tao nhã, nhân văn của người xưa:
Ngày nay, công nghệ in ấn phát triển, thị trường đầy rẫy tranh ảnh lòe loẹt chủ yếu là nhập ngoại. Có thể tìm thấy rất dễ những hình ảnh siêu nhân, siêu mẫu…Những tranh có nguồn gốc dân gian cổ thì phần lớn là tranh thêu, tranh đá quý đắt tiền còn tranh dân gian in trên giấy, nhất là những tranh gắn với điển cố kể trên thưa vắng hẳn.
Tìm chẳng được cặp tranh mà sinh thời phụ thân thích, tôi lên mạng tìm được bức “Không tước vũ” và “Lý Ngư vọng nguyệt” gần ưng ý.
Lấy 2 tranh đó về PC rồi chỉnh lại, sau mấy đêm miệt mài tô sửa, nâng độ nét, làm lại nền, viền khung và thêm đôi cấu đối tự biên thành cặp tranh “CÔNG THÀNH DANH TOẠI” của riêng mình. Câu đối ghi trong cặp tranh là:
TỔ ĐỨC ĐỘ TRÌ DANH HIỂN ĐẠT;
TIỀN NHÂN PHÙ HỘ NGHIỆP THÀNH CÔNG.
Tôi làm việc này để thưởng ngoạn Tết và treo vào cửa Cung thờ tại tư gia song thân ở An Phong vừa mới xây xong. Việc này vừa để tri ân Tổ, vừa là tưởng nhớ Cha cũng là thể hiện nguyện ước của mình.
Tranh gốc tải trên mạng về, làm lại và sử dụng riêng cho mình nên chả lo vi phạm Công ước Bơn (Berne Convention, 尔尼公) về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886.

-Lương Đức Mến, Xuân 2015-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!