[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


14 tháng 5 2023

Vài nét BỔ SUNG VỀ DƯ ĐỊA CHÍ HẢI PHÒNG

Hôm nay, 13/5/2023 Kỷ niệm lần thứ 68 năm ngày GIẢI PHÓNG HẢI PHÒNG xin được ôn lại vài nét về Dư địa chí quê hương.

Tất nhiên những nội dung liên quan từ sơ sử đến 2007 đã chép tại đây hay vì sao có ngày 13/5 được ghi lại tại đây thì không nhắc lại. Chỉ chép ra những chi tiết cần bổ sung.

Trước hết, xin nhắc lại rằng, Hải Phòng là cửa ngõ của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, thường là mục tiêu xâm lược bằng đường biển đầu tiên của kẻ thù, đồng thời cũng là nơi cuối cùng rút lui khi kết thúc cuộc chiến. Vì thế Hải Phòng quả thực đúng với câu “đi trước về sau”!

Ngược dòng lịch sử, ai cũng nhớ rằng, từ cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp chưa chú trọng các nước nhỏ ở Đông Nam Á. Miếng mồi béo bở mà họ nhắm tới chính là Trung Quốc. Để tiến đến Vân Nam, người Pháp từng tính chuyện ngược sông Mê Kông từ phía Nam, lên thẳng phía Bắc. Nhưng việc đó không đơn giản. Vì vậy, họ nghĩ cách xâm chiếm miền Bắc Việt Nam, chiếm Hà Nội rồi xây dựng những cây cầu sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ, thực chất là để nối con đường huyết mạch từ cảng Hải Phòng, qua Hà Nội, lên Lào Cai (Việt Nam) rồi sang Côn Minh (Trung Quốc).

Trong mưu đồ đó, Hải Phòng, với lợi thế cơ bản (có cảng, gần mỏ than), nhanh chóng khẳng định vị trí quan trọng bậc nhất trong dự định thôn tính châu Á của Pháp. Do vậy Hải Phòng chính là cửa ngõ quan trọng đầu tiên để xâm nhập vào bán đảo này và thực dân Pháp quyết tâm đứng chân bền vững luôn tại đây.

Sau thời gian chuẩn bị, ngày 01/9/1858, thực dân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tháng 01/1872, theo lệnh của Dupré, Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ, Trung tá Hải quân Senez đi một chiến hạm nhỏ ra thám sát khu vực vịnh Hạ Long. Sau đó Dupré về Pháp báo cáo tình hình về chuyến thám sát của Senez. Đến tháng 5/1872, Senez tiến hành đợt thám sát vịnh Hạ Long lần thứ hai, đồng thời tiến hành điều tra toàn khu vực Bắc Kỳ. Ngày 30/10/1872, chiến hạm của Senez thả neo ở khu vực cửa sông Cấm, sau đó thuê thuyền của Trung Quốc mở rộng phạm vi thám sát ra toàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Yên. Ngày 19/11/1872, diễn ra cuộc hội đàm giữa Jean Dupuis, cầm đầu đoàn thương thuyền của Pháp từ Hồng Kông đến nhằm tìm kiếm con đường sang Vân Nam (Trung Quốc) và Senez, đặc phái viên của tướng D’Arbaud, Quyền Thống đốc Nam Kỳ trong thời gian Dupré về Pháp, chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm Bắc Kỳ. Đầu năm 1873, Jean Dupuis ngang nhiên đưa thương thuyền vào Cửa Cấm bất chấp sự ngăn cấm của chính quyền Huế, để từ đó đi Bắc Ninh, Hà Nội, đưa hàng sang Vân Nam.

Được chuẩn y, ngày 11/10/1873, Francis Garnier lên đường ra Bắc Kỳ dưới danh nghĩa giải quyết vụ Jean Dupuis.

Ngày 15/3/1874, đại diện triều đình Huế (Lê Tuấn – Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường – Phó sứ toàn quyền đại thần ) và đại diện Chính phủ Pháp (Dupré – Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ) ký Hiệp ước hòa bình và liên minh (Hiệp ước Giáp Tuất). Hiệp ước này thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862 có 22 Điều. Trong đó có Khoản XI: Triều đình Huế mở cửa biển Thị Nại (tỉnh Bình Định) và cửa biển Ninh Hải (tỉnh Hải Dương) để người Pháp ngược sông Nhị Hà đến địa phận tỉnh Vân Nam nước Đại Thanh và Khoản XII: Những người đi buôn được thông thương từ cửa biển Ninh Hải lên Nhị Hà tới Vân Nam.

Như vậy, Hiệp ước ký giữa triều đình Huế với thực dân Pháp  đã chính thức hóa việc mở cửa biển Hải Phòng, đặt nền móng cho quá trình hình thành một Đô thị - Cảng biển lớn nhất Bắc Kỳ và chính thức đặt ách cai trị lên vùng duyên hải Đông Bắc này.

Sau này, ngày 19/12/1946 tại Hà Nội, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, nhưng tiếng súng chống Pháp của nhân dân Hải Phòng đã thực sự bắt đầu từ ngày 20/11/1946. Lần thứ hai, Hải Phòng trở thành chiến địa kháng Pháp trước tiên của Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 đã tạo ra những điều kiện quyết định thắng lợi cho nhân dân ta trong cuộc đàm phán ở Hội nghị Genève. Ngày 20/7/1954, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết tại Giơnevơ. Nước Pháp và các nước dự Hội nghị công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Nước Pháp cam kết rút quân khỏi ba nước Đông Dương. Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam quy định giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17.

Tuy nhiên, khác với các địa phương, ngay sau khi chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng lại bước tiếp vào cuộc chiến đấu mới, đó là thời kỳ “300 ngày giải phóng quê hương”. Với hệ thống cảng biển, sân bay Cát Bi, sân bay Kiến An… Hải Phòng - Kiến An trở thành cầu nối duy nhất giữa miền Nam và miền Bắc trong giai đoạn này. Đây là nơi thực dân Pháp chuyên chở binh lính vào Nam, cùng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ, gài gián điệp trước khi rút khởi miền Bắc

Để tạo điều kiện tiếp quản giải phóng thành phố, Trung ương Đảng, Chính phủ chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể của hai tỉnh, thành phố. Ngày 22/02/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 221/SL, chuyển Hải Phòng từ khu Tả Ngạn sang trực thuộc Chính phủ và Sắc lệnh số 226/SL, ngày 29/4/1955, chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban Quân chính thành phố. Đảng bộ Hải Phòng từ thuộc Khu ủy Khu Tả Ngạn chuyển trực thuộc Trung ương.

Ngày 28/4/1955, ta tiếp quản huyện An Dương; ngày 08/5/1955, tiếp quản Hải An; ngày 10/5/1955, tiếp quản tỉnh lỵ Kiến An; ngày 13/5/1955, tiếp quản thành phố Hải Phòng; ngày 14 và 15/5/1955, tiếp quản Cát Bà - vị trí cuối cùng của thực dân Pháp ở miền Bắc Việt Nam, miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng, đường phố chật kín người xuống đường  hân hoan đón mừng đội quân giải phóng tiến vào thành phố.

Trong bối cảnh đó, ngày 13/5/1955, bộ đội ta tiến vào tiếp quản thành phố. Cả rừng cờ đỏ sao vàng chiến thắng kiêu hãnh tung bay trên bầu trời Hải Phòng, báo hiệu một trang sử mới bắt đầu. Ngày 15/5/1955, những tên lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (thuộc quận Đồ Sơn ngày nay) rút khỏi Hải Phòng. Hải Phòng được giải phóng hoàn toàn khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Nếu như việc giải phóng miền Bắc được bắt đầu bằng thắng lợi của tiếp quản Thủ đô Hà Nội thì nó đã được kết thúc bằng thắng lợi của tiếp quản thành phố Hải Phòng.

Trước âm mưu và thủ đoạn thâm độc của kẻ thù lợi dụng thời gian “300 ngày”, Đảng bộ Hải Phòng - Kiến An đã  có sự lãnh đạo đúng đắn và thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. buộc địch phải thực hiện những điều khoản đã ký kết trong Hiệp định Giơnevơ.

 Ngay sau tiếp quản, ngày 14/5/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Hải Phòng nhân dịp thành phố được giải phóng. Người nhắc nhở đồng bào cần thực hiện tốt những nhiệm vụ trước mắt, nhằm khôi phục lại thành phố sau những năm bị chiến tranh tàn phá. Đồng chí Đỗ Mười, Bí thư Khu ủy Khu Tả Ngạn, được Trung ương điều động giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố.

Hai ngày sau, xe lửa Hải Phòng - Hà Nội đã chạy 2 chuyến đi - về mỗi ngày và từ ngày 15/6/1955 tăng lên 3 chuyến đi - về mỗi ngày.

Do nằm trong khu vực tập kết 300 ngày, tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng tiến hành cải cách ruộng đất từ đầu năm 1956. Đoàn 3 cải cách ruộng đất phụ trách các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, vùng căn cứ du kích cũ của Kiến An. Đoàn 4 phụ trách các huyện An Dương, An Lão, Kiến Thụy (Kiến An) và Hải An (Hải Phòng).

Cải cách ruộng đất ở Kiến An, Hải Phòng đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, đưa lại ruộng đất, củng cố ưu thế chính trị cho nông dân lao động, mở đường cho nông nghiệp phát triển. Đây là thắng lợi to lớn và căn bản.

Tuy nhiên, cải cách ruộng đất đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, kéo dài, gây tổn thất lớn đến đời sống, tình cảm của nhân dân, ảnh hưởng đến chính sách đoàn kết dân tộc.

Tháng 9/1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã kết luận về cải cách ruộng đất, chủ trương sửa sai nhằm: “đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn gây tinh thần phấn khởi đẩy mạnh sản xuất” Đến cuối năm 1957, công tác sửa sai hoàn thành. Tình hình nông thôn dần đi vào ổn định. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính phủ được khôi phục.

Sau ba năm tiến hành khôi phục kinh tế, miền Bắc nói chung, Hải Phòng - Kiến An nói riêng, bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ   nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa.củng cố và phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo kinh tế về cơ bản hoàn thành, đưa kinh tế miền Bắc nói chung, kinh tế Hải Phòng - Kiến An nói riêng, từ nhiều thành phần lên một nền kinh tế về cơ bản chỉ có hai thành phần là quốc doanh và tập thể. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập, tạo cơ sở cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thực hiện cuộc vận động phát triển kinh tế miền núi của Trung ương Đảng và Chính phủ, tỉnh Kiến An đã vận động, tổ chức nông dân đi Lào Cai khai hoang, xây dựng kinh tế. Từ tháng 8/1961 đến tháng 9/1962, tỉnh Kiến An đưa 3.000 dân đi lập thành 4 hợp tác xã, với diện tích 300ha. Ngoài ra, tỉnh còn vận động nhân dân lên khai hoang xen ghép với nhân dân địa phương.

Để tăng cường chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, ngày 11/10/1961, con tàu không số đầu tiên xuất phát từ Đồ Sơn, mở đầu tuyến vận tải trên biển. Công nhân Xưởng đóng tàu 1 Hải Phòng vinh dự được đóng con tàu vỏ gỗ gắn máy để phục vụ chuyến đi.

Trên cơ sở nghiên cứu các yêu cầu thực tiễn đặt ra, ngày 21/9/1962, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí chủ trương hợp nhất Hải Phòng - Kiến An. Ngày 07/10/1962, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II, thông qua nghị quyết về hợp nhất Hải Phòng - Kiến An, lấy tên là thành phố Hải Phòng. Thực hiện các quyết định trên, ngày 07/11/1962, hai ban lãnh đạo Hải Phòng và Kiến An họp thống nhất công việc hợp nhất và quyết định công bố về việc hợp nhất, lấy ngày 01/01/1963 là ngày hợp nhất chính thức. với phương châm: Đoàn kết, khẩn trương, chu đáo.

Ngày 09/5/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 92/2003/QĐ-TTg công nhận thành phố Hải Phòng là đô thị loại I - Đô thị trung tâm cấp quốc gia.

Ngày 05/8/2003, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ký ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thành phố đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 94/2004/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính cho thành phố Hải Phòng theo tinh thần Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Trong giai đoạn sau đó, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nắm chắc thời cơ, vượt lên khó khăn thách thức, huy động các nguồn lực để xây dựng và phát triển, thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,76%/năm.

Năm 2010, thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 1448/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 nên Hải Phòng có những chuyển biến mạnh về mọi mặt.

Như vậy, từ ngày 13 tháng 5 năm 1955 lịch sử ấy đến nay, Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã liên tục chiến đấu, xây dựng, phát triển, có những đóng góp xứng đáng cùng toàn Đảng, quân và dân cả nước giành những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa thời đại và lịch sử sâu sắc trong thế kỷ thứ XX và trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Hải Phòng đã và đang phát huy truyền thống “Trung dũng - quyết thắng” để vững bước trên chặng đường phát triển và hội nhập, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố, Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Như vậy, từ 1874 Hải Phòng đã “được” Pháp dòm ngó, đặt ách cai trị và tráo trở nổ súng tấn công nơi đây vào ngày 20/11/1946, mở đầu cuộc “kháng chiến Ba ngàn ngày không nghỉ” của dân ta chống Pháp rồi đến ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội, mở đầu cho việc giải phóng miền Bắc nhưng mãi đến ngày 13/5/1955, những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Bến Nghiêng (Đồ Sơn, Hải Phòng) khi đó Hải Phòng được hoàn toàn giải phóng. Đây là mốc son đánh dấu miền Bắc nước ta sạch bóng quân thù. Vì vậy nói quê tôi “đi trước về sau” là vì thế !.

-Lương Đức Mến, 24/3/Quý Mão-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!