[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


29 tháng 10 2022

ĐÂU CHỈ LÀ CON SỐ

Bình thường, con số chỉ là các chữ số nhưng nhiều khi nó lại gắn với một sự kiện, một vùng đất, một con người cụ thể, nhất là các chữ số đó chỉ ngày tháng!

Ví dụ, 01/11 thường hiểu là ngày Mồng Một tháng Mười Một thì nó gắn những kỷ niệm sâu sắc với địa phương nơi tôi sống và gia đình tôi. Cụ thể là:

Tỉnh Lao Cai được giải phóng ngày 01/11/1950 vào đợt cuối của chiến dịch Lê Hồng Phong 2 (Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950, 16/9-15/10/1950).

Đại hội Đảng bộ toàn thể thị xã Lào Cai lần thứ I họp ngày 01/11/1960 ban hành Nghị quyết sáp nhập 10 khu (Lào Cai, Trần Hợp, Cốc Lếu, Sơn Đạo, Đồng Tuyển, Duyên Hải, Cầu Đen, Kim Hải, Tân Ấp A, Tân Ấp B) thành 4 khu phố đó là: Lào Cai, Cốc Lếu, Kim Tân, Duyên Hải. Bốn khu phố trên trực thuộc thị xã Lào Cai một thời gian dài cho đến ngày nổ ra cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 02/1979 và các địa danh này tồn tại cho đến ngày nay.

có thể còn bao nhiêu sự kiện ở địa phương liên quan đến ngày 01/11 mà tôi không biết, chưa trải qua hay đơn giản là chưa ghi chép được!

Vợ tôi sinh Hải Thương ngày 01/11/1985 (thứ Sáu ngày 19/9/ Ất Sửu) vào 5 giờ sáng tại BV tỉnh Hoàng Liên Sơn, con nặng 3, 2 Kg và là bé trai thứ 7 được sinh đêm đó. Không mẹ hay em nào của 2 bên xuống Yên Bái giúp sức nên rất vất vả. Bù lại, khi đó, nước ta dần bước ra khỏi những thiếu thốn thời “bao cấp”, tiến tới lần đầu được mua thịt tại chợ Yên Thịnh, km6 Yên Bái không phải xếp hàng, mua bằng tem phiếu! Đấy cũng là thời gian vừa đổi tiền[1] được hai tháng.

Chúng tôi chính thức làm việc tại tỉnh Lào Cai mới từ 01/11/1991. Ngày 01/10/1991, tỉnh Lào Cai được tái lập tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn, thị xã Lào Cai trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Lào Cai[2].

Chuyện Hải Thương lấy vợ cũng gắn với con số 11: Từ đầu năm 2010 Hải Thương gợi ý đi Quảng Ninh thăm gia đình nhà cháu Phạm Thanh Hòa nhưng xét thấy chưa chín muồi và chưa có dịp nên tôi lờ đi. Khi việc cá nhân, việc đơn vị đã hòm hòm lại có cớ đi khảo sát việc thực hiện chế độ bồi dưỡng và sơ kết 5 năm thực hiện PLGĐTP nên tôi quyết định làm một tua: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hà Nam với lịch trình dự định là 5 ngày, 4 đêm. Rồi do đột xuất nên rút còn 3 đêm 4 ngày. Sau đó mọi việc tiến hành tuần tự theo kế hoạch đã thống nhất. Và 08/5/2011 là ngày xin cưới. Tôi có viết bài:

Mẹ cha đã đặt cau trầu,

Nay sang dẫn cưới đón dâu ngoan hiền.

Mong hai con mãi đẹp duyên,

“Trăm năm hạnh phúc” vững bền chung xây.

Bóc tờ lịch mới trao tay,

“Đất lề quê thói” đợi ngày tròn vuông.

Đến ngày 10/5/2011 (08/4/Tân Mão) hôn lễ được tổ chức tại Nhà hàng Asean với 110 mâm!

-Lương Đức Mến, 29/10/2022-



[1] Hơn 70 năm qua, từ khi giành chính quyền DCND, Việt Nam đã có 7 lần phát hành (đổi) tiền (cả về hình thức, chất liệu đến mệnh giá).

Trong đó, lần thứ sáu là vào ngày 14/9/1985 Nhà nước công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương.

 Bộ tiền năm 1985 được in bằng giấy cotton có 10 mệnh giá với 11 mẫu, là:  5hào, 1đ, 2đ, 5đ, 10đ, 20đ, 30đ, 50đ (có 2 loại), 100đ và 500đ. Vì tỉ giá đổi là 1:10 nên đồng tiền mới đổi giá rất cao, “lương”, “tiền gửi” của nhân dân tự dưng bị “hẫng”, gây tâm lý bất an cho dân và khó chi tiêu!.

Ngay sau khi đổi tiền chưa được bao lâu thì Chính phủ quyết định nâng giá lên trở lại 10 lần và tốc độ trượt giá leo chóng mặt. Cuộc cải cách “Giá-Lương-Tiền” đã không thành công. Nhưng cũng từ đó, ta đã có quyết tâm ĐỔI MỚI!

Đáng lưu ý là tờ tiền có mệnh giá “khác người”, không hợp lý là 30đ có từ 1981 vẫn tồn tại. Song nó lớn hơn, có kích thước 150 x 75 mm, màu xanh - hồng với mặt trước in mệnh giá ba mươi đồng và số 30, mặt sau in mệnh giá ba mươi đồng và số 30 cùng hình ảnh chợ Bến Thành.

[2] Ngày ấy, thị xã Lào Cai chỉ có lau sậy và những đống gạch đổ nát và do chính quyền xã Đồng Tuyển quản lý toàn bộ bên Hữu ngạn, bên Tả ngạn thuộc Vạn Hòa. Nối giữa 2 bờ là con phà mà bến của nó chính là mố cầu Cốc Lếu. Từ đó đến cầu Bản Phiệt đường HN 8 xưa bỏ hoang, cầu Bản Phiệt đổ chưa làm lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!