[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


19 tháng 7 2022

Tìm hiểu về LÍNH TẬP thời thuộc Pháp

Dù muốn hay không, trong số những người thuộc các thế hệ trước trong dòng họ, ngoài những người tham gia “chức dịch”, “quan lại”, “thầy đồ”,...mà danh xưng các chức vị tương đối thông dụng, dễ hiểu với hậu sinh, còn có không ít người là “lính tập” mà các danh xưng, chức vị của số người này thường gây khó cho người đọc, dịch Gia phả hiện nay và càng khó cho sau này. Bởi các danh xưng đó thay đổi theo thời gian, vùng miền và có cả những danh xưng, chức vị đã đi vào quá vãng, không thể hiểu và dịch được, ngay cả với bên chính quốc !

Lính tập Đông Dương
(tranh ST trên MXH)

Do vậy, xin mạo muội sưu tầm, chép lại những gì đã thâu lượm được trong quá trình mò tìm như sau:

Lính tập (HN: 𠔦,P: Tirailleurs indochinois) là các đơn vị quân đội bản xứ do người Pháp tổ chức thành lập nhằm phụ trợ cho quân chính quy trong việc đánh dẹp, bảo vệ an ninh thời Pháp thuộc sau khi chiếm được Nam Kỳ, rồi Bắc Kỳ, nằm trong Quân đoàn bộ binh Bắc Kỳ. Ngoại trừ quần áo, nón dẹp (sau này là nón chóp) thì sự phân biệt của các sắc lính dựa trên màu của dải dây thắt lưng được buộc ở bụng với đầu dải buông thõng xuống như 1 cái khố (thực ra khi ra trận chả ai đóng khố cả, toàn mặc quần!) nên chia ra:

+ Lính khố đỏ milicien à ceinture rouge hoặc tirailleurs indochinois: Quân đội người bản xứ lực lượng vũ trang của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương tuyển mộ dùng làm quân đội chính quy trong việc đánh dẹp.

+ Lính khố xanh milicien à ceinture bleue hay garde provincial: giữ vai trò Bảo an, giống như Công an, cảnh sát ở các tỉnh.

+ Lính khố vàng milicien à ceinture jaune, garde royal à Hué: Công an, cảnh sát ở kinh đô Huế.

+ Lính khố lục: Công an, cảnh sát ở huyện.

Người Pháp mộ lính người Việt để đánh triều đình Huế từ năm 1860 khi họ chiếm được Đà Nẵng. Nhưng vì tỷ lệ đào ngũ khá cao nên không được tín nhiệm. Mãi đến năm 1879 sau khi người Pháp đánh chiếm được toàn đất Nam Kỳ thì mới thành lập đội ngũ lính bản xứ hẳn hoi, tổng cộng là 1.700 người. Nhiệm vụ chính là phòng giữ và canh gác.

Năm 1882 khi vụ Henri Rivière đem quân ra đánh phá Bắc Kỳ rồi bị mai phục chết ở Cầu Giấy (vào 5/1883) thì thống soái Nam Kỳ mới có lệnh chuyển lính khố đỏ Nam Kỳ ra Bắc để giúp quân đội Pháp. Trận đánh thành Sơn Tây được xem là trận giao chiến đầu tiên của lính khố đỏ. Sang năm 1884 với sắc lệnh ngày 13 Tháng Năm thì mới lập thêm đội lính khố đỏ Bắc Kỳ, chủ yếu mộ lính từ cộng đồng giáo dân theo đạo Thiên Chúa; ít lâu sau thì người Pháp mở rộng việc thu nạp, không phân biệt lương dân hay giáo dân.

Đội lính khố đỏ Bắc Kỳ đông hơn, tổ chức thành bốn trung đoàn (regiment) với tổng số 14.000 lính trong khi lính Nam Kỳ chỉ có một trung đoàn. Mỗi trung đoàn có bốn tiểu đoàn (bataillon) 1.000 người. Năm 1895 thì tăng lên thành năm trung đoàn lính khố đỏ Bắc Kỳ. Trung đoàn thứ năm có một số lớn dân thiểu số gốc Thổ và Mường. Như vậy tới năm 1886, lực lượng lính tập bản xứ chiếm tới một nửa trong số khoảng 30 ngàn quân Pháp có mặt tại Bắc Kỳ, tạo điều kiện cho Khâm sứ Pháp Paul Bert có thể rút dần một số đơn vị lính Âu về nước. Lính khố đỏ Nam kỳ tới năm 1905 cũng có ít nhất 4 trung đoàn.

Trong số các trung đoàn bộ binh Bắc kỳ, ba trung đoàn đầu tiên thuộc biên chế do Hải quân Pháp trả lương; trung đoàn thứ tư thuộc Bộ Binh. Ngoài tra, tồn tại trong một thời gian ngắn trước khi bị giải tán, còn có một lực lượng lính Truy kích An Nam (Chasseurs annamites), lương trích từ ngân khố của triều đình Huế.

Chỉ huy lính khố đỏ tất cả đều là người Pháp. Mỗi trung đoàn có một viên Đại tá (colonel) cầm lệnh. Mỗi tiểu đoàn có một Thiếu tá (major) và liên đoàn (compagnie) thì có Đại úy (capitaine, tiếng Việt thời đó gọi là "quan ba") chỉ huy.

Lính bản xứ chỉ được thăng cao nhất là làm phó quản (adjudant). Kém hơn là đội (sergent nay tương đương với trung sĩ) hoặc cai (caporal).

Thời Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất có khoảng 43.000 lính tập cùng với 49.000 lính thợ được chuyển sang Pháp một số bỏ mình ở Pháp, nay còn đải tưởng niệm ở nghĩa trang Saint-Pierre ở Aix-en-Provence

Tên quân hàm thời Đông Dương thuộc Pháp với người Pháp và người Việt:

QUÂN HÀM

ĐƠN VỊ CHỈ HUY

THU NẠP

TIẾNG PHÁP

TƯƠNG ĐƯƠNG

THƯỞNG SAU HƯU

Quan Sáu

Gọi theo số vạch trên cầu vai hay ở ống tay áo

sư đoàn (division)

người Pháp

colonel

Đại tá

Vì là người Pháp nên không có danh hiệu tương đương của triều đình nhà nguyễn phong thưởng

Quan Năm

trung đoàn (régiment)

lieutenant colonel

Trung tá

Quan Tư

tiểu đoàn (bataillon)

commandant, chef de bataillon

Thiếu tá

Quan Ba

liên đoàn (compagnie)

capitaine

Đại úy

Quan Hai


lieutenant

Trung úy

Quan Một


sous-lieutenant

Thiếu úy

Phó quản


người Pháp và người Việt

adjudant

Chuẩn úy

Chánh ngũ phẩm

Đội bốn


sergent-major

Thượng sĩ

Chánh lục phẩm (sergent)

Đội


sergent

Trung sĩ

Tòng lục phẩm (sergent)

Cai


người Việt

caporal

Hạ sĩ

Chánh bát phẩm

(caporal)

Bếp


tirailleur de 1⁰ classe

Binh nhất

Chánh cửu phẩm (tirailleur de 1re classe)

Lính


tirailleur de 2⁰ classe

Binh nhì

Tòng cửu phẩm (tirailleur de 2e classe)

Chú ý: Binh lính thời Nguyễn (Chúa và các triều Vua) mang các chức quan và phẩm trật khác với lính tập do Pháp tuyển mộ, sử dụng và trả lương kể trên.

Ví dụ: chức CAI ĐỘI (H: 該隊, A: Captain), hoặc Đội trưởng (隊長) là một chức võ quan, đứng đầu một đội (dưới Vệ), gồm 5 Thập, chỉ huy 50 người. Dưới Thập là Ngũ do Ngũ trưởng chỉ huy 5 người.

Cụ thế, xếp thứ bậc như sau:

 

PHẨM TRẬT

QUAN TƯỚC

TƯƠNG ĐƯƠNG

ĐƠN VỊ CHỈ HUY

Nhất phẩm

Ngũ quân Đô Thống chưởng phủ sự, Ngũ quân Đô Thống

Maréchal, Thống chế

đạo

Nhị phẩm

Thống chế, Đề đốc, Chưởng vệ

Général, Đại tướng

doanh (2.500-4.800 lính) gồm 5 Vệ

Tam phẩm

Lãnh binh, Vệ úy, phó Vệ úy, Đốc binh

Colonel, commandant de la Garde impériale (Đại tá)

vệ (500-600 lính) tiếng Pháp: bataillon , gồm 10 Đội

Tứ phẩm

Quản cơ, phó Quản cơ, Hiệp quản

Chef de régiment provincial (Trung đoàn trưởng, Tỉnh trưởng, Trung tá)

cơ (500-600 lính) régiment

Ngũ phẩm

Cai đội

Capitaine (Đội trưởng, Đại úy)

đội (50 lính) compagnie , gồm 5 Thập

Lục phẩm

Chánh đội trưởng suất đội

Lieutenant (Trung úy)


Thất phẩm

Chánh đội trưởng suất thập

Sergent (Trung sĩ)

thập (10 lính) escouade, gồm 10 Ngũ

Bát phẩm

Đội trưởng suất thập[9]

Caporal (Hạ sĩ)

ngũ (5 lính) section

Cửu phẩm

Thơ lại

sergent-fourrier


 -Lương Đức Mến, tháng 7/2022-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!