[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


13 tháng 4 2022

NÓI HAY ĐỪNG

Theo lệ đặt ra từ thời Khải Định (啓定帝, 1916-1925) căn cứ đề xuất của Tuần phủ Lê Trung Ngọc (黎忠玉, 1867-1928), ngày 10/3 âm lịch hằng năm được lấy làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương của cả nước.

Ba vấn đề tồn tại lớn nhất mà bao thế hệ qua, có nhiều thắc mắc là:  bà Âu Cơ đẻ 100 trứng phải chăng là “quái thai”? Có 18 Vua Hung mà kéo dài ngót 3000 năm là thọ quá người thường!? Hơn nữa, 18 Vua Hùng sao Giỗ Tổ chỉ có 1 ngày và Đền Hùng là nơi thờ ai? Giỗ ai?,…đã được nhiều học giả giải thích (hoặc đưa ra những thông tin) tương đối thỏa đáng!

Nhưng chẳng hiểu sao, từ mấy ngày trước và sau 10/3 âm vẫn có nhiều người nhắc lại, thậm chí có câu hỏi rất ngô nghê mang tính “chối bỏ nguồn cội”! Buồn.

Ai cũng biết rằng, Lịch sử là những sự kiện đã, đang diễn ra, được thuật lại bởi những “nhà chép sử”. Mà họ không phải thánh nhân lại do ảnh hưởng bởi góc nhìn, bởi thời đại nên không khỏi có những hạn chế!

Đặc biệt, theo thời gian nhiều sự kiện, nhân vật, yếu tố bị mai một hoặc “được” sáng tác, bị bịa đặt do nhiều chi phối.

Bên cạnh đó, ý chí quật khởi của “văn hóa cây tre”, muốn thần thánh hóa dân tộc, gia tộc mình,… nên đã “thêm mắm, dặm muối” một số sự kiện, nhân vật, yếu tố,…thần tiên, kỳ ảo vào Gia phả, Ngọc phả, Thần tích, truyền thuyết…nên cần cẩn trọng khi sử dụng, phân tích.

Tuy không chuyên về sử và cũng chẳng là “nhà” nào cả, chỉ với tư cách cá nhân Còi tui nhận thấy rõ rằng:

 1.Về chuyện “đẻ trăm trứng” . Thực ra Sử cũ chép 一胞百卵 (Nhất bào bách noãn) nên xưa nay đều dịch là “bọc trăm trứng”. Câu chuyện này có giá trị biểu hiện tín ngưỡng thờ Mẫu, tôn sùng “người đàn bà đẹp, quý phái ở đất Âu ” và khi giải nghĩa từ “đồng bào” trong tiếng Việt! Nhưng chữ  còn có nghĩa là nhiều và chữ  có nghĩa là nuôi nấng. Còn “五十” (ngũ thập) ngoài nghĩa “50” còn hàm ý chỉ “một nửa”.

  Do vậy nói 2 người nuôi dạy nhiều người và chia “một nửa theo cha, một nửa theo mẹ” hợp khoa học hơn và thể hiện rõ cư dân sống rải rác, còn trong Chế độ mẫu quyền công xã nguyên thủy chưa thành quốc gia hoàn chỉnh, chưa có kinh đô.

2.Về chuyện 18 Vua Hùng:

Thực ra, đó là “truyền thuyết” mà “chính sử” thiếu đầy đủ nên phải có Ngọc phả (H: 玉譜, A: spectrum jade, P: jade du spectre, gia phả của vương triều) Hùng Vương để bổ sung.

Do đó, tìm hiểu về thời đại Hùng Vương mà không xem Ngọc phả thì có thể coi như chưa biết đến nơi đến chốn. Trong khi chính sử còn nhiều khoảng trống mà không đọc Ngọc phả Hùng Vương làm sao biết được thế thứ và lịch sử các vua Hùng.

Soạn Gia phả (H: 家譜,  A: The genealogical register, P: Le régistre généalogique) dân thường đã khó và cần rất cẩn trọng thì việc soạn, lưu giữ Ngọc phả còn khó và cẩn mật đến mức nào.

Kể từ khi Đinh Tiên Hoàng (部領丁先皇, 924-979) lên ngôi Hoàng đế 皇帝  vào năm 968 tới khi Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) thành lập chế độ dân chủ cộng hòa (9/1945) thì chế độ quân chủ nước ta đã trải qua ngót 1000 năm lịch sử. Trong một thiên niên kỷ ấy, không có nhiều Ngọc phả về Quốc tổ được soạn.

Tổng hợp các Ngọc phả Hùng Vương 䧺王玉譜 hiện nay đã sưu tầm và được công bố, thấy chỉ có dăm lần và một số bản cũng không còn đầy đủ, không được bảo quản lưu giữ khoa học mà chủ yếu lưu giữ tại các Đền, Miếu ở nhiều nơi trong Bắc Bộ. Có thể lược kê ra ở đây là:

 Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền miêu duệ tôn điệt ức vạn niên hương hỏa tự điển tôn sùng”, tức bản Thiên Phúc 天福, 986;

Hùng Vương ngọc phả thập bát thế truyền”, tức bản Hồng Đức 洪德, 1470;

Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền”, tức bản Hồng Phúc 洪福, 1572.

Một số tác giả còn công bố những Ngọc phả khác, như :

Ngọc phả tại Đền Bình Ngô ở Thuận Thành, Hà Bắc;

Hùng Vương Kim Ngọc bảo dám thực thục”, tức bản Hàm Nghi 咸宜, 1885.…

Ngoài ra rải rác các phần và các bản Ngọc phả khác có thể vẫn còn được sao lưu ở các di tích thờ Hùng Vương trên vùng đất tổ Phú Thọ hay trong vùng Bắc Bộ.

Từ những cuốn Ngọc phả trên có thể “giải mã” một số câu thắc mắc của dư luận, như: Khu Đền Hùng thờ vị Vua Hùng nào? Ngày 10/3 âm là Giỗ ai? Câu này dễ, nhiều người đã kiến giải, thấy hợp!

Riêng băn khăn về “thời gian trị vì” và “tuổi thọ” của các Vua Hùng, có 2 cách lý giải:

-18 đời Hùng Vương không phải là 18 vị vua 十八 mà là 18 triều đại kéo dài. Mỗi triều đại mang cùng một tên hiệu có thể có 1 hoặc nhiều vị vua. Ngọc phả gọi là 18 chi “thập bát diệp” 十八枼 với 180 đế vương 一百八十王, hưởng ngôi hơn 2.600 năm, thọ hơn 8.600 năm. Tính ra trung bình mỗi vị vua Hùng trị vì khoảng 15 năm, thọ khoảng 48 tuổi. Hợp lý.

-Nhưng nếu tính thời kỳ Hùng Vương từ lúc ngang thời Chu Trang Vương (周莊王, 696 tCn-682 tCn)  bên Tầu đến khi bị Thục Phán (蜀泮, 257 tCn-208 tCn/ 208 tCn-179 tCn) thay thế thì kỳ này chỉ kéo dài khoảng 400 năm và 18 đời vua Hùng  kéo dài 4 thế kỷ nên trung bình mỗi vua Hùng trị vì 24 năm. Hợp lý.

Do vậy, dù có phối cả Ngọc phả vào thì cỡ “thảo dân” chúng ta hay càng về sau hậu nhận dễ bị rơi vào “mê hồn trận” của những con chữ và lời kiến giải,…Vì vậy, cần lắm những thông tin chính thống, minh bạch dẫn dắt!

Đặc biệt là: 18 đời hay chi Vua Hùng có bao gồm thời kỳ Kinh Dương Vương 涇陽王 và Lạc Long Quân 駱龍君 không? Hay chỉ từ Hùng Đức Vương 雄德王,…tới Hùng Duệ vương 雄睿王?. Thời đại Hùng Vương kéo dài 26 thế kỷ hay 4 thế kỷ?

-Lương Đức Mến, hậu Giỗ Tổ Hừng Vương 2022-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!