[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


12 tháng 2 2022

Sao lại là THÁNG GIÊNG

Sắp Rằm rồi, có người hỏi: trong âm lịch đã có tháng Một” (tháng thứ 11) lại có tháng Giêng ? Mọi người mới “ớ” ra và xôn xao một hồi dài!. Vấn đề này Còi đã để tâm nghiên cứu từ lâu và một trong những thu hoạch đó đã chép ra và lưu lại tại đây.

Trong t này, theo tôi, trước khi tìm hiểu về tháng Giêng âm lịch, tưởng cũng nên nhắc lại 2 nội dung:

1.Ở đây là nói về Âm lịch (陰曆, Lunar calendar/ Le calendrier lunaire), tức là lịch dựa vào chu kỳ mặt Trăng , lấy cơ sở là tháng giao hội. Nhưng Âm lịch đang dùng có tham chiếu với Dương lịch để hợp với thời tiết nên thực ra nó là Âm Dương hợp lịch (陰陽合歷, Lunisolar calendar). Lịch này từ thời Minh (明朝, 1368 – 1644) và hoàn chỉnh như ngày nay dưới triều Thanh (清朝, 1644 - 1911).

Không đề cập sâu về phép làm lịch nhưng cũng nên biết qua rằng, Âm lịch và Dương lịch khác nhau ở chỗ: Âm lịch có tính chu kỳ (cyclic), đặt tên thời gian theo Can Chi 干支 còn Dương lịch có tuyến tính (linear) gọi tên các đơn vị thời gian theo con số.

 2.Lịch do con người làm ra và việc xác định Tết Nguyên Đán thay đổi theo từng thời kỳ. Cụ thể:

- Đời nhà Hạ (夏朝, khoảng TK 21- TK 16 tCn)) chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng 正月, tức tháng Dần để tổ chức Tết. Đây là Lịch kiến Dần 建寅曆.

- Đời nhà Thương (商朝, khoảng 1766-1122 tCn) thích màu trắng nên lấy tháng Sửu , tức tháng chạp 腊月, làm tháng đầu năm. Sửu là Trâu, Trâu thuộc Thổ là Đất, có thể ngăn nước, chống rét nên trong lễ Lập Xuân người ta làm trâu bằng đất để tống khí lạnh đi. Đó là Lịch Kiến Sửu 建丑曆.

- Đời nhà Chu (周朝, 1122-249 tCn) ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý (鼠月, tháng con chuột), tức tháng mười một 寒月, làm tháng Tết, thuộc tiết Đông chí, dương bắt đầu sinh, khôi phục lại nguyên khí. Đấy là Lịch kiến Tý 建子曆.

- Đời nhà Đông Chu (東周, 770-256 tCn), Khổng Phu Tử (孔夫子, 551-479 tCn) đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đây là Lịch kiến Dần 建寅.

- Đời nhà Tần (秦朝, 221 - 207 tCn), Tần Thủy Hoàng (秦始皇, 247-221 tCn) lại đổi qua tháng Hợi , tức tháng mười 拾月mà tháng 10 thì khí dương đã hàm chứa ở dưới. Đấy là Lịch kiến Hợi 建亥曆.

- Dưới thời nhà Hán (漢朝, 206 tCn-220), năm 140 tCn Hán Vũ Đế (漢武帝, 156-87 tCn) đặt ngày Tết vào ngày đầu tháng Dần, tức tháng Giêng; còn tháng Hai đặt là Mão, tháng Ba là Thìn…tiếp theo thứ tự của 12 Địa chi đến tháng Chạp (T12) là Hợi nên gọi là Lịch kiến Dần 建寅曆.

Từ đó về sau, trải qua các thời đại, không còn ông vua nào thay đổi về thời gian của tháng Tết và mốc đó được duy trì cho đến nay.

 Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người phương Ðông là: “Thiên khai ư Tý, Ðịa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần” . Do vậy lịch kiến Dần lấy tháng đầu tiên của năm âm lịch là tháng Dần (hàng Chi) là hợp lý. Còn việc xác định chữ đầu của tên tháng (hàng Can) theo Luật Ngũ Hành tính ra Can tháng Giêng, từ đó suy ra Can các tháng khác. Ví dụ tháng Giêng năm ngoái Tân Sửu 2021 là  tháng Canh Dần, năm nay Nhâm Dần 2022 này là tháng Nhâm Dần, sang năm Quý Mão 2023 là tháng Giáp Dần,...!

Tháng đầu năm này, nguyên sơ người Trung Quốc gọi là Chinh Nguyệt 正月. Khang Hi từ điển 康熙字典 viết: “Chinh nguyệt Nông lịch nhất niên đích đệ nhất cá nguyệt”正月農曆一年的第一個月, tức “tháng đầu tiên của năm Nông Lịch (Âm lịch) là tháng Chinh”.

Đến thời nhà Chu, nhiều việc quốc gia đại sự được quyết định vào tháng đầu tiên này, nên “chinh nguyệt” còn được gọi là “chính nguyệt” (政月,“chính” bộ phác , nghĩa là “tháng hành chính”). Đến thời Tần, Tần Thủy Hoàng sinh vào tháng Giêng nên được đặt tên là Doanh Chính 嬴政, tức 秦始皇. Mặt khác, tháng đầu năm, triều đình hay sắp xếp lại nền hành chính, chuẩn bị chinh chiến và cũng tránh kỵ húy, “chính nguyệt” lại được đổi thành “chinh nguyệt” 征月, cải thành Đoan nguyệt 端月.  

Chữ Chính (giữa, ngay thẳng và có một nghĩa là “lớn nhất”, “đứng đầu”) và chữ Hán khi “Nôm hóa” là 𦙫 thì gồm chữ nguyệt và chữ chính và vần inh biến sang vần “iêng”; Chữ Nguyệt nguyên nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là “tháng”. Do vậy người Việt gọi tháng này là tháng Giêng.

Đây là tháng mở đầu một năm, chữ gọi là Khai đoan 开端, tên gọi tháng Dần 寅月 (con Hổ ) là tháng đầu Xuân 孟春, Sơ xuân 初春, Khai tuế 開歲, Phương tuế 芳歲.

Trong tháng này, ngày đầu tiên 01/Giêng là Nguyên nhật 元日, đoan nhật 端日; ngày 07 gọi là Nhân nhật 人日; ngày Rằm gọi là Thượng nguyên 上元, nguyên tiêu nhật 元霄日.

Cũng như các tháng khác, trong tháng có thượng tuần 上旬 (mồng 1 đến 10) gọi là thượng hoán 上浣; trung tuần 中旬 (11 đến 20) gọi là trung hoán 中浣; hạ tuần 下旬 (21 đến 30) gọi là hạ hoán 下浣.

Đồng thời, nó cũng như các tháng khác nên Mồng Một là Sóc nhật 朔日, Rằm là  Vọng nhật 望日, 30 là Hối nhật 晦日.

Tháng này có tiết Lập Xuân (立春, đầu xuân).

Tháng Giêng là tháng mà người ta luôn hướng tới những điều tốt lành, kiêng kỵ làm điều xấu, kiêng kỵ những điều không may sợ rằng như vậy sẽ dông cả năm. Do vậy, mọi người vào tháng này thường đi lễ chùa cầu mong Quốc Thái Dân An”, sức khỏe, bình an, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt.

Tháng Giêng là tháng của những lễ hội, chẳng thế mà có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Người ta đi vãng cảnh, đi chơi, tham quan, thưởng thức hương vị đầu Xuân với tâm trạng hân hoan, phấn khởi để mong những điều tốt đẹp, thuận lợi sẽ đến trong năm mới. Nhưng đi nhiều, chơi lắm buộc phải tiêu pha nên “tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc”!

Tháng Giêng là tháng thứ nhất của năm nhưng Tý đứng đầu địa chi nên tháng Tý (tháng thứ 11 của lịch âm) gọi là tháng Một, tháng Sửu gọi là tháng Chạp, tháng Dần là tháng Giêng, tháng Mão là tháng Hai,...tháng Hợi là tháng Mười.

Lại nhớ rằng tuy một sự kiện xảy ra cùng một lúc (thời gian tuyệt đối) nhưng lại được ghi lại bằng ngày, giờ là thời gian “tương đối”, thay đổi theo vị trí (kinh độ) của điểm quan sát trên trái đất. 

Để tiện đo lường thời gian và thống nhất khi đánh giá trên toàn địa cầu, người ta định ra múi giờ (A: Time zone, P: Fuseau horaire, H: 时区) còn gọi là giờ địa phương cho từng vùng. Theo quy ước này, Việt Nam ở múi giờ thứ 7 (UTC+07:00), Trung Quốc múi giờ 8 (UTC+08:00) nên không thể “áp” lịch Trung sang lịch Việt trong mọi việc cần xem ngày, chọn giờ được! Mặt khác lịch Việt gán Mão là con Mèo, lịch Trung Quốc lại gắn với con Thỏ; cặp “Sửu-Trâu/Bò”, Mùi-Vị, Dê-Cừu cũng thế!  

Do vậy, một số sách chiêm tinh, lịch số,...dịch ẩu mà ai đó vớ được mang đi phán, tin theo thì chỉ có mà... đổ thóc giống ra mà ăn !

-Lương Đức Mến, 12 tháng Giêng Nhâm Dần-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!