[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


09 tháng 2 2022

Nhớ HỒI CHƯA CÓ CÂY CẦU

Định viết một “tút” về chủ đề “cô đơn” sau Tết “Cô Vi”, gặp trên FB của Kỹ sư Lê Như Lĩnh có đường dẫn đến bài Một số cây CẦU Ở LÀO CAI  của tôi và bài “CON ĐÒ” của ảnh:

Ảnh sưu tầm

Có cầu, vắng bóng con đò

Chẳng còn  bến bờ ai chờ đợi  ai

Trăng thanh soi bóng sông dài

Nhớ mái chèo cũ khoan thai giữa dòng.

Người ơi người có nhớ không

Trên đò ngồi ngắm trăng trong lòng người ?

......

“Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người”

Mỗi người mỗi ngả, đò ơi hỡi đò !

Đọc xong bài ấy, tự dưng tôi nhớ câu hát: “Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu” và thành ngữ “gọi như gọi đò”!

Rồi, bao kỷ niệm thời ấu thơ, thời “thanh niên sôi nổi”,…tràn về. Thì ra không chỉ đi trên những cây cầu mà mình từng vượt suối, qua sông rồi dọc sông trên những cái Bè, cái Mảng bằng tre nứa; trên những con Thuyền, con Đò bằng gỗ, bằng sắt chèo tay hoặc chạy máy; cũng đã từng đi Tầu thủy, đi Phà trên nhiều dòng sông và ven biển! Kỷ niệm ấy còn sâu hơn với những cây cầu!

Nhắc lại chút chơi:

 BÈ:  Khối hình tấm gồm nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ,…) được kết lại, tạo thành vật nổi ổn định để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển trên sông nước.

MẢNG: Bè làm bằng nhiều thân cây tre ghép lại dùng để chở người, vật khi qua sông, suối có thể theo tuyến cố định, có thể không.

ĐÒ: Thuyền nhỏ chở khách trên sông nước theo tuyến nhất định: đò ngang, dò dọc.

THUYỀN (A: Boat, P: Bateau, H: ) là gọi chung những phương tiện giao thông trên mặt nước, thường là đường sông, hoạt động bằng sức người, sức gió, hoặc gắn theo động cơ là máy nổ loại nhỏ. Thuyền dùng để chở người hay hàng hóa, vật dụng.

Thuyền lớn, hoạt động bằng máy móc, thường gọi là tàu, tàu thủy. 

PHÀ (A: Ferry, P: Ferry (bateau), H: 渡輪) là một chiếc tàu thủy (hoạt động trên sông hoặc ven biển) chuyên chở hành khách cùng phương tiện của họ trên những tuyến đường và lịch trình cố định.

Hồi học cấp Ba (1970-1973) ở trường huyện, tôi ở cùng với Phùng Thế Hùng (từ Thái Lan, theo gia đình về nước năm 1962 và nay đang ở Phú Minh, Phú Xuyên, Hà Nội). Tôi vốn nhát lại chẳng biết bơi (hồi học ĐH tôi kém nhất môn này và đến nay vẫn thế) nên cũng ít “xuống nước”. Nhưng theo chúng bạn, nhất là PTH tôi cũng đã từng ngồi bè ghép bằng cây chuối ra bãi giữa sông Hồng kiếm rau, ngô, chuối. Nhớ có lần cùng bạn đi lấy củi, chặt nứa, cắt lá dong về bán, chúng tôi đi bộ theo đường tầu lên My, Lạng rồi đóng bè (nứa) xuôi về Phố Lu, suýt “no bụng”! Lại nhớ trận lũ 1971 nước dâng lên tận cây 2, chúng tôi ngược suối và Khe Mon, Lũng Trâu kiếm củi, đóng bề xuôi ra thị trấn bán cho bếp ăn UBND huyện,…Đấy là những lần đầu tiên “lênh đênh” trên mặt nước bằng phương tiện do chính mình tạo ra (bè, mảng)!

Nhưng trước đó và cả sau này, khi cần sang Sơn Hải thăm cô tôi, chúng tôi đều qua bằng đò ngang. Từ Phố Lu sang Sơn Hà, bến đò thay đổi mấy lần trong những năm đó tôi cũng chẳng nhớ nữa. Chỉ nhớ rằng đường xuống đò rất dốc và trơn, đặc biệt việc chờ đò khá lâu nếu nhỡ chuyến. Nhà cô tôi trong Cánh Địa nên sau khi sang đò, đi bộ qua Tả Hà, An Tiến, Đồng Hầm chúng tôi còn qua mảng mới sang được. Mảng tre này khi thì chèo, lúc kéo tay!. Khi có xe đạp lại lích kích bê xe lên đò, lên bè khá vất vả! Người lái đò cũng khổ: phải dùng sào đẩy ngược lên một đoạn khá xa rồi mới chèo sang, đò trôi dần đúng bến là vừa! Sau này khi các con thuyền có gắn động cơ thì dễ dàng hơn! Nhưng, tất nhiên nó chả lãng mạn như khi ngồi đò trên suối Yến ngắm Hương Sơn, sông Son ngắm Phong Nha!

Quê tôi cách Tiên Lãng bằng con sông Văn Úc nên mỗi lần sang bên đó đều phải qua Phà. Đó là con phà nổi tiếng, phà “khổ”, nói trệch từ cái tên “phà Khuể” mà ra. Hồi học ĐH cũng như sau này ra công tác, về quê, thăm thông gia bên Thái Bình,…tôi đã nhiều lần qua lại bến phà này nên thấu hiểu! Đến nay, nhiều người còn nhớ, 11h30 đêm tháng 7/1978 cơn “bão ma” đi qua làm lật đò đã cướp đi 20 khách đò trong lúc dòng sông đang chảy mạnh ra biển, ngày hôm sau người ta chỉ tìm thấy xác con đò nát và một thi thể ở trong rừng đước. Hiện nay, Cầu Khuể đã thay thế con phà đi vào lịch sử, khởi công ngày 20/10/2007 và được khánh thành vào sáng 6/10/2010.

Viết đến đây tự dưng nhớ hồi “trở lại Lào Cai”, khi cầu Cốc Lếu còn đổ gục xuống sông Hồng từ cuộc chiến 279, mỗi lần cần sang bên Tả ngạn chúng tôi đều phải qua phà và thời gian chờ khá lâu! Chính vì vậy mà đoàn chúng tôi từng “vồ hụt” 4 xe con bọn nhập lậu “đặt lên mảng” rồi “dùng trâu kéo qua bãi ven Nậm Thi” sang bên kia biên giới!

Lần đầu ngồi phà vượt biển là cùng gia đình con gái ra đảo Cát Bà. Sóng kinh người, bèo dập dềnh đầy mặt nước,…Đúng ra, đi Tầu thủy, Phà biển, tầu lặn,…thăm Đảo Yến,… đã từng đi khi vào Nha Trang, Vũng Tầu những năm trước đó!

Còn bao lần ngồi đò, thuyền, tầu thủy, phà ở các vùng quê khác, không mấy kỷ niệm nên chẳng nhớ nhiều!

-Lương Đức Mến, ngày 09 tháng Giêng Nhâm Dần-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!