[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


06 tháng 2 2022

Chẳng thà ĐỪNG DIỄN CHO XONG

Đúng lịch, ngày mai mới là Mồng Bẩy Tết nhưng thấy nhiều người, lắm báo đã bàn đến việc này và cũng là để tránh “nói sau”, hôm nay “lạm bàn” chút!

Khởi đầu, theo cổ tục, ngày này là Lễ khai hạ hay còn gọi là lễ hạ cây nêu, lễ hóa vàng, lễ tạ năm mới. Đây là nghi thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày về ăn Tết cùng con cháu đồng thời báo hiệu kết thúc Tết Nguyên Đán, mọi người quay trở lại công việc làm ăn hàng ngày.

Theo quan niệm dân gian, trong những ngày Tết Nguyên đán, các vị thần linh và những bậc gia tiên về ăn tết cùng con cháu, gia chủ, họ luôn luôn ngự trên ban thờ mỗi nhà. Và khi kết thúc Tết con cháu sẽ làm lễ hóa vàng để cáo lễ tiễn đưa tổ tiên trở lên Tiển cảnh hay âm giới, việc này xưa nay đều diễn ra vào ngày mùng 7 Tết Nguyên Đán.

Sau này, vào sáng Xuân năm Đinh Hợi 987, Hoàng đế Lê Hoàn (941 –1005, trị vì 980 – 1005) cùng bá quan lần đầu cày ruộng ở núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) được một hũ nhỏ vàng; năm sau cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.  Từ đó có một Lễ hội gọi là lễ hội Tịch điền vào ngày 07 Tết và sau nhiều năm thất truyền (từ thời vua Khải Định, 1916-1925), được khôi phục từ Tết Kỷ Sửu 2009 với sự tham gia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (nhiệm kỳ 2006-2011).

Ở vùng Tây Bắc, đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Giáy, Dao,… còn lưu giữ được nhiều phong tục, lễ hội truyền thống tốt đẹp, trong đó phải kể tới lễ hội “lồng tồng” hay còn gọi là hội xuống đồng được tổ chức vào đầu xuân. Đây được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

Mấy năm gần đây, một số lễ hội được phục hồi nhưng xem ra nặng về phần lễ, “sân khấu hóa”. Cây nêu còn mấy nơi dựng từ trước Tết nên khỏi cần hạ, cày ruộng thì có người làm mẫu đi trước, rồi cày máy và lại có cả lãnh đạo (địa phương) diện nguyên bộ comple, đi giầy da bóng loáng cày,…thế mà báo chí cũng đưa lên trịnh trọng trên vị trí bắt mắt!

Chẳng thà đừng diễn cho xong,

Diễn bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu!

-Lương Đức Mến, 06/Giêng/Nhâm Dần-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!