[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


17 tháng 1 2022

CHỌN NGÀY VÀ CÁCH THỨC LAU DỌN BÀN THỜ đón Tết Nhâm Dần

Chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán có một công việc quan trọng là lau dọn Bàn thờ. Việc này lâu nay được gia đình tôi và nhiều nhà tiến hành vào 23 tháng Chạp cùng dịp với cúng Ông Công, Ông Táo.

Trước hết, cần hiểu rằng bàn thờ là nơi tôn nghiêm, nơi để những người còn sống tưởng nhớ Tổ tiên, người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguồn.

Thực ra, mỗi năm sẽ có những ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ, qua đó mang lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc, hòa khí cho các gia đình, không bắt buộc phải đúng hay sau 23 tháng Chạp. Ví dụ, theo một số chuyên gia phong thủy thì tháng Chạp năm Tân Sửu có 3 ngày tốt các gia đình nên dọn dẹp bàn thờ, là:

Ngày 24 tháng Chạp (tức 26/1/2022) và giờ tốt nhất trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), hoặc giờ Tỵ (9 -11 giờ), và giờ Mùi (13 – 15 giờ).

Do ở xa nhà mẫu thân tôi nên việc rửa đồ tế khí bằng sứ, tôi thường tiến hành từ ngày hôm trước, phơi khô để hôm 23/Chạp sẽ rút chân nhang, lau dọn bàn thờ rồi bày lại. Xong việc mới lên thành phố tiến hành mọi thủ tục tại nhà riêng!

Ngày 28 tháng Chạp (30/1/2022) và giờ tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ là 5- 7 giờ (giờ Mão), 9 – 11 giờ (giờ Tỵ), 15 – 17 giờ (giờ Thân), 19- 20 giờ (giờ Tuất).

Ngày 29 tháng Chạp (31/1/2022). Đây cũng là một ngày Hoàng đạo cuối cùng, bạn nên nhanh chóng dọn dẹp để tăng khí vượng cho gia đình. Những giờ tốt trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), giờ Tỵ (9-11 giờ).

Thuở nhỏ, tôi thấy bố tôi thường dọn, sắp xếp lại bàn thờ vào dịp cúng Tất niên, tức 30 tháng Chạp.

Nguyên tắc khi lau dọn bàn thờ

1- Không làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ

2- Tránh xê dịch bát hương

Tốt nhất nên dùng một tay giữ cố định bát hương, tay còn lại dùng khăn lau đi những bụi bẩn bám trên thành bát hương.

3- Tránh tỉa hết chân hương, dốc hết tro trong bát hương ra ngoài

Việc rút hết chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài như một “ông thầy” vừa tiến hành tại nhà bác trưởng bên vợ tôi là cách làm sai, bởi gây “tán tài”, vừa làm “mất sự nối tiếp”. Cách làm đúng là một tay giữ bát hương, một tay rút các chân hương thật nhẹ nhàng đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7 chân nhang là được. Muốn thay tro hương thì dùng thìa xúc tro cũ ra, giữ lại “cốt cũ”, lau sạch bát hương rồi dùng tro mới đổ vào, mang ý nghĩa “tiền vào như nước”.

4- Nên dùng khăn, vải mới, chổi chuyên dụng khi lau dọn bàn thờ

Không sử dụng khăn, vải, chổi đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày vì chúng mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm cho nơi thờ cúng.

5- Nên dùng nước sạch, nước thảo dược để lau dọn

Thông thường, học theo bố tôi còn sống đã làm, khi lau dọn bàn thờ tôi dùng nước sạch, ấm, cuối cùng là dùng lông gà sạch nhúng và vẩy rượu có pha gừng giã nhuyễn.

Nếu gia đình nào có thờ cả Thần, Phật thì không lau bài vị c̠ủa̠ tổ tiên trước. Bởi  như vậy Ɩà bất kính, mạo phạm với thần phật, có ngôi vị cao hơn tổ tiên.

6- Trình tự lau dọn bàn thờ

Nên theo chiều, hướng nhất định, từ trên cao rồi mới xuống đến thấp, tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương… để tránh việc làm đứt sợi dây liên kết quá khứ, hiện tại và tương lai, khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo, tai ương cho gia chủ.

Trường hợp có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.

Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương và mời thần linh (Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần), tổ tiên, ông bà (Lương tộc lịch đại Tổ tiên) về quy tụ. Khi đó số chân hương trên ban thờ (cộng 3 với số chân hương đã để lại) sẽ là 6, 8, 10 tức là Lục, Bát, Thập mà khi nói lên gần như lộc, phátthập rất cầu tiến!

-Lương Đức Mến, Rằm tháng Chạp Tân Sửu, từ thực tế gia đình và nhiều nguồn tham khảo-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!