[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


04 tháng 12 2021

THÔN HAY LÀNG VÀ DƯỚI NÓ ?

Mấy thế kỷ qua, cùng với sự thay đổi về chính trị, quân sự, kinh tế thì hệ thống tổ chức phân cấp hành chính Việt Nam cũng thay đổi nhiều lần, địa giới, địa danh các đơn vị hành chính có liên quan đến từng họ, mỗi gia đình, cá nhân lắm đổi thay và rất phức tạp.

Từ Lộ , Trấn , Xứ , Tỉnh , Phủ , Châu , Mường 𤞽, Huyện , Tổng , Xã đến Động , Làng , Thôn , Sách , Bản , Xóm 𥯎, Trại nhiều lần tách nhập, thêm, bớt, thay đổi cương vực, tên gọi và lại diễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau, nhiều địa danh đã đi vào quá khứ, quên lãng.

Tìm hiểu địa danh hành chính thời trước tới nay, chúng ta dễ nhận thấy chúng đều có lịch sử riêng của nó, rất nhân văn và thường do những bậc đức cao vọng trọng 徳高重望 đề xướng ! Bởi vậy rất nhiều địa danh có chữ “an”, “tĩnh”,  “định”, “phú”, “hưng”, nghĩa, ninh”, hòa…hay gắn với tên núi, tên sông, sản vật,... nơi ấy hoặc rất bình dân chỉ vị, hướng kiểu Đông, Đoài, Thượng, Hạ, Trung,…Những địa danh này lưu giữ rất bền vững trong lòng dân chúng còn những địa danh dạng Quyết Chiến,…chỉ nhất thời!

Nhớ rằng, bên cạnh những lớp địa danh thuần Việt, là một số lượng phổ biến các lớp địa danh Hán - Việt hay các địa danh có nguồn gốc từ các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam hay sau này có cả địa danh gốc Pháp ngữ, hoặc gốc Việt nhưng mang dấu ấn thời giết giặc cứu nước”, thời toàn dân ra trận !.

Trên địa bàn Lào Cai hầu hết các địa danh hành chính ở nơi người Mông - Dao cư trú đều đọc theo âm Hán (người địa phương ở đây gọi là tiếng Quan Hỏa), còn địa bàn vùng người Tầy, Dáy thì ghi theo âm Nôm hay Pháp; khi người “khai hoang” lên thì xuất hiện lớp địa danh mới với 2 thành tố chỉ tân quê (Lào Cai) và cố hương (Hải Phòng)!.

Hay nói cách khác, ban đầu đây là những địa danh hoàn toàn chưa theo âm Việt và để có những địa danh ghi bằng chữ quốc ngữ như hiện nay thì những địa danh này đã phải trải qua một quá trình quốc ngữ hóa.

Do vậy mặc dù hiện nay các địa danh đã được ghi bằng chữ quốc ngữ (chữ Việt), nhưng xét về âm đọc thì chúng ta vẫn có thể nhận ra chúng là những địa danh theo âm đọc được ghi bằng cả chữ Hán 漢字 lẫn chữ Nôm 𡨸 và chữ Pháp, phiên âm không thống nhất hay không nhất quán với cách gọi ngày nay nên khó tra cứu. Nhiều khi ối địa danh hiện nay viết và đọc sai do “tam sao thất bản” mất hẳn ý nghĩa tốt đẹp của người đặt tên.

Ai cũng biết Thôn, Làng là điểm tụ cư của người Việt ở vùng nông thôn, gồm một số xóm, nó tương đương với sóc (của người Khơ Me), bản (của dân tộc thiểu số phía bắc), buôn (Trường Sơn - Tây Nguyên); là một kết cấu cư trú, kinh tế, xã hội, văn hoá đa dạng.  Có ý kiến cho thôn là làng, có ý kiến cho thôn là một phần của làng. Gì thì gì đây vẫn luôn là một trong 3 khâu quan trọng của cấu trúc xã hội truyền thống, nối liền nhà với nước.

Có thời, người ta bỏ qua thôn làng mà gọi theo tên Hợp tác xã (gồm 1 hay vài thôn, thậm chí cả xã), dưới đó là các Đội (theo quy mô thôn hay xóm).Chính vì vậy mà làng Hương (thôn Phương Hạ nay) quê tôi được gọi là HTX Tân Trào và nơi gia đình tôi sinh sống từ 2/1964 được gọi là HTX An Phong (An Lão+Phong Niên mà chính xác ra phải là Na Clao Bon thuộc Cốc Xâm!). Lại có thời HTX An Phòng được mang tên một con số là Đội 9 và Đội 7 … chung chung, vô cảm mà mỗi lần từ ĐHQY viết thư về tôi chả hiểu ra sao, nó mang ý nghĩa gì.!

Hiện nay, theo Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 gồm 3 cấp hành chính thì thôn, làng là cấp cơ sở không pháp nhân, phục vụ cho quản lý dân cư nhưng không được xem là cấp hành chính, và những người tham gia quản lý hoạt động ở cấp này chỉ hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức. Nó là “cánh tay nối dài của cấp xã! Tương đương với nó là buôn, sóc, ấp, khóm, tổ dân phố.

Trong lịch sử, những thôn, làng đông dân, rộng đất người ta chia ra các xóm. Xóm là cấp đơn vị hành chính không pháp nhân dưới cấp thôn là tụ quần 1 tập thể hộ gia đình sinh sống gần nhau và có thể có mối quan hệ họ hàng với nhau. Tên xóm thông thường được dùng theo đặc điểm cảnh quan (như xóm gò, lũng) hay vị trí địa lý (như xóm ngoài, xóm trong) hoặc đặc điểm nghề nghiệp (như xóm đan, xóm bún), cũng có thể dùng tên gọi lịch sử...Bởi thế mới có câu: tình làng nghĩa xóm” mà khó có câu nào thích hợp hơn!

Ngày nay, mấy ai phân biệt rành rẽ thôn với làng, nhất là xóm và cũng ít người nhớ những cái tên với ý nghĩa đẹp đẽ của nó! Lớp bụi thời gian chắc chắn sẽ làm địa danh vốn có của nó mờ nhòe đi rồi dần rơi vào dĩ vãng! Do vậy ngay cư dân sống tại đó cũng chẳng có ý niệm gì về quá trình mở mang khai khẩn vùng đất đó! Tuy đã vào thời thịnh trị nhưng do ít được quan tâm, số người am hiểu ngữ nghĩa mai một dần, số chuyên về địa danh, hành chính rất ít nên một hiện tượng đáng suy nghĩ là địa danh thường do vài người hứng chí đề xuất, Ban Thường vụ duyệt. Vì thế, nhiều địa danh khá buồn cười, chả ăn nhập gì với dư địa chí vùng đất nó phải đại diện cả, nhất là địa danh những đơn vị hợp nhất (thường là lấy thành tố đầu của 2 đơn vị cũ ghép lại!)!

Đành rằng chúng ta phải “theo kịp thời đại”, chấp nhận sự “dồn điền đổi thửa” để mất, teo đi một số thôn, làng, xóm nhưng nên nhớ rằng Đại Việt trường tồn vững vàng trước làn sóng Hán hóa, Pháp hóa, Mỹ hóa là bởi chính “Văn hóa làng xã” !

Từ đó  tôi có mơ ước rằng: chúng ta nên thống nhất dùng từ thuần Việt là “LÀNG” để chỉ nơi tụ cư dân chúng dưới cấp xã thay vì dùng từ THÔN vốn mượn của Hán ngữ! Đồng thời dưới làng nên có các xóm với định danh thích hợp! Như thế Nghị định 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu: “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” ban hành ngày 17/9/2018 và có hiệu lực ngày 5/11/2018 sẽ được gọn đẹp hơn!. Chắc chắn sẽ chẳng còn những cổng chào mà chữ đề khá tức cười: LÀNG VĂN HÓA THÔN LÀNG TUNG !

Trên tinh thần đó, HTX An Phong mà thế hệ bố mẹ chúng tôi khai hoang lập ra từ tháng 2/1964, từng mang tên Đội 9, Đội 7, thôn An Phong rồi từ 2020 nhập với thôn ngoài thành thôn An Hồ sẽ được mang tên xóm An Phong thuộc làng An Hồ! Thực ra cái tên “An Hồ” đã có từ 1966 khi HTX Vĩnh Hồ (Vĩnh Bảo + Xả Hồ) nhập với An Phong (An Lão + Phong Niên)  và cả 2 HTX đều do đồng bào Kiến An lên khai hoang Phong Niên lập ra từ 1964! Năm qua, các dịp cúng tại gia đình khi khấn bao giờ tôi cũng xưng địa chỉ nơi cúng là: gia đường ở xóm An Phong, làng An Hồ, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, dù địa chỉ đó chưa được cấp hành chính nào quyết định và thông qua. Trong thâm tâm tôi và chắc những người đã chung tay xây đắp nên vùng đất An Phong đều tin rằng đã thấu đến trời xanhnhững người đã nằm xuống trên mảnh đất đó!.

Xin trả lại tên cho nơi thế hệ cha anh tôi tốn bao mồ hôi và cả máu xương mở lối, san đồi, phát lau, be bờ lập nên, dù nay nó đã “nhập” với một cơ thể khác, “địa vị pháp lý” thấp hơn!. Xin hãy để những cái tên bao ý nghĩa đã đi cùng năm tháng tồn tại không chỉ trong tâm thức mà còn hiển hiện cả trên thực tiễn!

Tôi có “tham” quá không trong khi ngay cái tên xã tôi mà nhiều người, đáng tiếc có cả lãnh đạo còn hiểu chưa đúng !. Số là địa danh xã Phong Niên 豐年  được đổi từ động Hạo Niên ra năm 1838[1]. Nguyên gốc lấy từ một câu trong Kinh Thi: 豐年, 秋冬報也 (“Phong niên, thu đông báo dã”, tức  Năm được mùa, mùa thu mùa đông báo tin cho”), tương tự như một số địa danh khác là Phong Lẫm 豐廩, Phong Mỹ 豐美. Nó là NĂM ĐƯỢC MÙA chứ không phải “quanh năm gió” (nếu là “gió” phải dùng chữ “phong” khác, chữ ) càng không phải là “sen trong gió” (“Sen” phải là “liên” và nếu vậy tên xã tôi phải là Phong Liên 風蓮). Cũng nên biết rằng, xã Phong Niên 豐年社 khi đó rất rộng, bao gồm 33 làng, bản, phố, trại mà địa dư của nó gồm cả thị trấn Phong Hải và phần lớn xã Thái Niên, một phần nhỏ diện tích bên tả ngạn thành phố Lào Cai ngày nay!

Nhiều khi tưởng ai cũng thông nhưng hóa ra không phải thế và cái vướng nhất là đã có không ít “cóc nhái nhẩy lên làm người” !

-Lương Đức Mến, 04/11/2021-



[1] ngoài âm hạo” có nghĩa là sáng sủa còn có âm nữa là “cảo” mà “Cảo” lại một tên húy không công bố của vua Gia Long nên  năm Minh Mệnh 17/1836 định lệ kiêng húy, phải đổi.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!