[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


06 tháng 10 2021

NGÀY GIỖ CỤ NỘI TÔI, Đệ tứ đại Tổ họ nhà tôi

Người Việt vốn coi “Hiếu hậu vi tiên”  孝厚為先 nên là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và gần như trở thành một tín ngưỡng: Đạo ông bà. Tín ngưỡng này bắt nguồn từ quan niệm “vạn vật hữu linh” 萬物之靈, đó là niềm tin về sự bất tử của linh hồn như Nguyễn Du (阮攸, 1766–1820) đã viết  trong Truyện Kiều 傳翹:  罗体魄群罗精英 “Thác là thể phách, còn là tinh anh”. 

Do vậy dân ta có tục tưởng niệm người đã mất bằng cách “giỗ”. Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt quan trọng nhất trong việc thờ cúng Tổ tiên, nhằm tưởng nhớ đến những người đã mất. Đó là “chung thân chi tang” 終身之喪 có nghĩa là ngày tang trong suốt cả đời người. Việc này được tiến hành vào ngày mất 忌日 kỵ nhật hay 吉忌, Cát kị tính theo âm lịch (hay còn gọi là “ngày ta”). Đây là một nghĩa vụ của đạo hiếu từ phong tục đã được chế định trong cổ luật và ngay trong thời @.

Do vậy, ngày nay, ai cũng biết “cúng giỗ” là Lưu giữ ký ức về tổ tiên, thần linh, là Nhắc nhở ý thức về cội nguồn. Việc làm đó thuộc về vấn đề Tâm linh (H: 心靈, A: The soul, P: L' âme); nó thuộc về Gia lễ 家禮 được tóm tắt trong: “quan , hôn , tang , tế .

Nhưng, bởi nhiều nguyên nhân mà có thời mĩ tục này bị xao nhãng, thậm chí coi là mê tín (A: The superstition, P: La superstition, H: 迷信).

Trong gia đình tôi, ông Nội tôi rời nhà khi Bố tôi còn nhỏ nên chắc chắn Bố tôi chưa thừa hưởng tập tục “thờ cúng lễ bái”[1] từ Cụ! Khi trưởng thành, Bố tôi cuốn theo các phong trào thời đó, lo “văn nghệ”, “bình dân học vụ”, thực hiện chủ trương “Bài phong đả thực”, ít chú ý đến một số “Thuần phong mĩ tục” với lại khi đó “ăn còn chưa đủ” nên việc “thờ cúng lễ bái” cũng ít được chú tâm, dù hồi nhỏ ông từng theo học chữ Nho!

Thời anh em tôi lớn lên, nhất là từ sau 1986, đặc biệt từ sau 2000 trở đi việc này đã được cải thiện và nhiều tập tục nhân văn đã được phục hồi. Trừ những việc làm, tế phẩm đã bị thị trường hóa, nhiều hình thức thờ, cúng, lễ, bái đã bị dị dạng, một số người hành nghề “cúng bái” trở thành doanh nhân, nơi thờ tự ngày càng “hoành tráng”,...thì hoạt động này ngày càng có ý nghĩa hơn. Do vậy, nhân tháng có ngày Giỗ của Cụ nội tôi, tôi nhớ lại những gì tích cực nhất! 

Trước hết, cũng nên nhắc lại là việc cúng giỗ là theo nguyên tắc cổ nhân để lại là “Ngũ Đại mai Thần chủ五代埋神主. Theo nguyên tắc này, mỗi gia đình chỉ cần cúng giỗ: cha mẹ (đời 1 chữ là Khảo ), ông bà (đời 2, tức Tổ ), cụ ông cụ bà (hay cố 3 đời tức Tằng tổ ) và kỵ (hay can 4 đời, tức Cao tổ ). Nhưng cụ ta chỉ con ta cúng, đến đời cháu ta, cháu sẽ chôn Bài vị (H: 神主, A: The tablet of the dead, P: La tablette du mort) Cao tổ của ta (thành Ngũ Tổ 五祖 hay Tiên Tổ 先祖) đi và chỉ cúng từ ông của ta trở xuống. Những bậc trên Cao tổ gọi chung là Tiên tổ được rước Bài vị vào thờ chung tại một nhà gọi là Tổ đường (H: 祠堂, A: The ancestral temple, P: Le temple desancêtres) mỗi năm tế một lượt. Đó là thực hiện việc “hợp tự” hay “hiệp  kị” 祫忌 thành “Góp Giỗ làm Chạp” và thường là ngày giỗ cụ Tổ khai sáng 肇祖/始祖 hay người có công lớn với dòng họ, địa phương. Trong “quy trình cúng giỗ” có một “thủ tục” mà nhiều người hay quên hoặc không biết tới là nghi thức Cung phần sớ văn 恭焚疏文, tức là “hóa” (đốt) bản Long văn 隆文 vừa khấn đọc để Tổ tiên, Thần linh và người hưởng giỗ nhận được nơi âm giới! 

Hệ thống tôn ti 倫序 trong gia tộc được cổ nhân phân biệt rất chi li trong 9 thế hệ gọi là Cửu đại 九族 hay Cửu huyền 九玄, gồm: cao , tằng , tổ , cha , mình , con , cháu , chắt , chít 玄孫. Cụ thể:

Trở về chuyện Cụ tôi. Cụ 第四代祖 梁德禎 là con út của bà Hai[2], thường được gọi là “Trinh bé”, để phân biệt với “Chinh lớn” tức cụ Giáo Chinh (, vì cụ làm nghề “gõ đầu trẻ”) là con bà cả Đặng Thị Chẻo 鄧氏沼[3] với Tổ đời thứ Ba là Lương Đức Hanh 梁德亨. Các cụ nhà tôi, khi nói, không phân biệt tr  ch  nên dễ bị lẫn. Thời ngày nay, tuy tôi đã soạn sẵn văn khấn nhưng khi tôi đi vắng, mẹ tôi nhờ Dì tôi khấn và viết sớ, bà toàn khấn và viết là “Lương Đức Chinh”!

Cùng với Phạm Đình Nhiên, Đào Đăng Lung cụ Lương Đức Trinh là dưỡng tử[4] của đệ Tam Tổ Lương Hoàn là Lương Công Quản (con thứ Tư của cụ Đồ Thiệu).

 Ông bác tôi (Quýnh) mất sớm, khiếm tự, Ông nội tôi (Trính) bỏ nhà ra đi từ khi cha tôi còn nhỏ, trong hoàn cảnh loạn lạc thời đó, không ai lo chép Gia phả nên bố con tôi không có tư liệu nhiều để chép về Cụ Nội tôi. Chỉ thấy nói là nhà Khá giả.

Theo Long văn, cụ kỵ ngày 17/9. Mộ phần đã được qui tập[5] đặt cạnh Nghĩa trang Liệt sĩ xã Chiến Thắng và được gắn bia.

Những năm xa xưa, khi còn khó khăn, bố mẹ tôi thường chỉ cúng đến Ông tôi. Về sau, khi đã có cái ăn, cứ dịp giữa tháng 9 âm là bố tôi bảo vợ con chuẩn bị bữa cơm mới khấn các cụ. Sau này, khi đi tìm tư liệu soạn Gia phả tôi mới biết 17/9 là ngày Giỗ Cụ Nội tôi và hiện nay anh em tôi duy trì đều !

Cụ bà là: Nguyễn Thị Lề : không thấy ghi nguyên quán. Kị 01/11. Mộ phần đã qui tập. Ngày kị của Cụ bà, hồi Bố tôi còn sống chưa truy cứu được nên chưa có lệ và hiện nay, do đa số anh em, con cháu tôi ở xa nói mẹ tôi đang ở nên cũng ít được duy trì ! 

Cụ tôi sinh 2 nam (Quýnh, Trính) và 1 nữ (Huân). Con cả 梁德迥 Mất sớm khi chưa có vợ, con. Vì vậy tôi không anh họ 3 đời ; kị ngày 04-Giêng. Theo nguyên tắc  “Ngũ đại mai thần chủ” 五代埋神主, bố con tôi vẫn cúng giỗ. Do đó khi bà, bố, chú tôi còn sống, nhà tôi thường Hoá vàng ngày Mồng Bốn Tết, cùng dịp giỗ ông. Ngày nay vì chúng tôi ở xa, thường Mồng Hai về Tết Mẹ, kết hợp hoá vàng và giỗ ông luôn.

Người con gái thứ hai, chị ông Nội tôi 梁氏勳. Bà này hồi trẻ đi giúp việc cho một Hiệu thuốc người Hoa ở Hải Phòng, thường “dấm dúi” chu cấp cho họ hàng. Em trai (Trính) làm Lí trưởng, nhưng lại ham chơi diều, cờ bạc, ít bòn rút của dân[6] nên hay ra ngoài Phòng xin chị tiền. Em xin nhiều, chị cho lắm, “thụt” tiền chi hàng ngày, chủ biết nên sau bà không dám cho và trở về quê, thôi không ở cho chủ  nữa.

Chồng họ Đặng và là anh trai  bà Nội tôi, Đặng Thị Chỉ[7]. Cụ này có một người con gái, thường gọi là cô Được, lấy chồng ở Làng Nguyễn, xã Tân Viên[8], An Lão, mất ngày 23 tháng 10 Kỉ Mão-1999[9], thọ 85 tuổi tại quê chồng; có 2 trai (Nấng, Thập[10]).

Con thứ Ba, con út 梁德楨 (Trính) là Tổ phụ của nhánh nhà chúng tôi. Cụ  第五代祖 梁德楨[11] là con cụ Trinh. Thuở nhỏ được học hành do bác là cụ Giáo Chinh dạy. Nhà khá, Ông từng làm Lí trưởng 里長[12], nhưng bênh dân[13]. Khoảng 1926-1927, vào mùa thả diều, cùng với mấy người trong Tổng lại bỏ nhà ra đi, nói là đi “Tân Thế giới”[14].  Không ai can được. Hôm đó là ngày 29 tháng Giêng. Từ đó không về và cũng không tin tức gì. Chờ 6, 7 năm sau, biết cụ đã mất, gia đình tổ chức “chiêu hồn nạp táng招魂納葬. Mời 7 sư làm chay, cầu siêu[15] trong mấy ngày đêm liền. Cúng xong dùng cành dâu làm xương, vỏ dừa làm sọ (xương dâu, đầu gáo) mà mai táng. Lấy ngày 29/Giêng làm ngày Giỗ hàng năm. Mộ vọng đã được qui tập.

Vợ (Bà Nội tôi) là Đặng Thị Chỉ người thôn Phương Lạp. Tháng 2/1964 cùng con cháu lên Lào Cai, ở La Cà Bốn (An Phong) xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng. Mất ngày 22/12/1982, tức là ngày 08 tháng 11 năm Nhâm Tuất, đúng tiết Đông chí[16]. Ngày 20/12/2001 (06 tháng Mười Một Tân Tỵ) con cháu đã đưa ra quy tập cạnh mộ con trai ở nghĩa địa thôn An Phong, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (gần đường 7 Lào Cai-Yên Bái, đoạn km35+600).

Các cụ sinh 2 nữ (Ri, Thị), 2 nam (Thân, Dật). Chính là các Cô, Bố và Chú ruột tôi, bậc ngay trên tôi.

-Lương Đức Mến, thứ Tư, 06/10/2021, 01/9 Tân Sửu-


[1] Chữ là Tế Lễ (H: 祭禮, A: The cult and sacrifice, P: Le culte et le sacrifice) hay Tế tự (H : 祭祀, A: The cult and sacrifice, P: Le culte et sacrifice).

[2] Chắc do ông  nội tôi (Trính) bỏ nhà ra đi khi bố tôi còn nhỏ, không có ai truyền lại nên quê quán, họ tên và ngày mất của cụ này tôi không thể tra cứu được. Khi cúng giỗ tôi kêu cụ là “Lương môn thứ thất” tổ tỉ sau Chính thất Đặng Thị Chẻo. Hậu duệ các cụ này chính là anh em tôi, anh em Tràng, chị em chị Phường ở Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.

[3] Cụ Bà người Mông Tràng Thượng (Kị 11-G)  là thân mẫu của các cụ Hinh, Tuynh, Chinh, Thành hậu duệ các cụ này nay đa phần ở lại quê. Cụ Chinh chính là ông ngoại của anh em anh Tăng ở Trì Quang (Bảo Thắng) và anh Tích ở Sơn Hải (Bảo Thắng), chủ Đoàn Nhạc hiếu Minh Tích

[4] Cụ Quản có 11 vợ, có 8 nam sao lại nhận con của anh họ làm dưỡng tử ? Chắc là do một trong các bà Trần Thị Tứ, Trần Thị Tựa, Phạm Thị Huý, Hoàng Thị Trích, Phạm Thị Lự, Bùi Thị Sảng không con trai đã nhận cụ  Trinh làm con ?

[5] Năm 1964 trước khi lên Lào Cai, bố và chú tôi đã cho chạy những ngôi mộ thuộc gia đình tôi gọn vào một chỗ. Nhưng hồi đó không khắc bia đánh dấu gì nên khi Quy tập (do Song thân,Vợ ,các em tôi thực hiện tháng 12/1994) đặt gần Nghĩa trang LS xã Chiến Thắng chỉ biết đấy là Mộ nhà mình chứ không rõ đích thực là mộ phần củanhững  ai. Do vậy viẹc đặt mộ cũng không theo nguyên tắc “chiêu mục” là đời lẻ đặt bên trái, đời chẵn bên phải. Khu mộ này nếu đứng từ đường Kiến An đi Tiên Lãng nhìn vào thì ở bên trái Nghĩa trang, cách tường bao Nghĩa trang 5-7m, qua mộ bác Nghóe là vợ bác Nhỡ. Các mộ được đặt theo hướng đầu quay về Nghĩa trang nhìn ra Sông Văn Úc. Đến khi Tôi và Tràng về thọ tang Cậu Kiển đã cho khắc và gắn  bia vào tháng 8/1997. Tất cả gồm 06 Mộ. Tên khắc trên bia là theo thứ tự vai vế, chứ không phải theo thứ tự mộ. Trong Bia đá có một chỗ bỏ trống, vì khi đó tôi hỏi các anh ở quê không ai nhớ ra. Mãi đến 1999 vợ chồng tôi về quê, thông qua cuốn Lược thuât... mới biết tên bà cô của bố tôi là Huân. Từ đây nếu, trong Gia phả chi nhà tôi do tôi soạn mà  viết “mộ đã được quy tập” là nói khu này.

[6] Chức vị này không có lương, thu nhập chủ yếu bằng “quà biếu”. sống nhờ vợ con!!

[7] Đây là một trường hợp “đổi dâu” giữa  họ Đặng và họ Lương. Nghe kể lại thì việc nên duyên của 2 ông bà lúc đầu không được hai họ chấp thuận. Lúc đầu "nhà Gái" đã cưới,sau họ Đặng ngại "lép" nên lại tổ chức cưới.Thủ trẻ bao giúp họ tộc nhiều, về già tật bệnh nên rất cực

[8] Đây là xã Anh hùng, có nhiều di tích. Hồi nhỏ tôi đã đến đôi lần, cách Làng Hương độ 6 Km. Nay đã có đường (qua Chợ Thái,Kim Châm) vào tận nơi.

[9] Hôm về dự Lễ khánh thành Từ đường tôi có sang thắp hương cho cô.

[10] Các anh hơn tôi 2 và 4 tuổi. Anh Thập đã mất năm 2006.

[11] Tôi phải dùng chữ Nôm ghi tên Cụ,  không dùng chữ  , vì cụ không phải là con cụ Giáo Chinh ().

[12] Ông Nội tôi là Lý thật, được dân làng bầu ra để thay mặt dân làng quản lý việc chung của làng Hương. Ông đứng đầu hội đồng hương chức của làng nhưng không được hưởng bổng lộc của triều đình. Trong làng, trong họ tôi có một số người là “lý mua”, là những Bá hộ , giàu có thể mua chức và được công nhận.

[13] Có lần “Tây đoan” về bắt rượu “lậu” ông hô cướp và huy động cả làng ra vây. Tây sợ chạy và từ đó “cạch” không sách nhiễu làng Hương nữa.  Dân nhớ, nhiều người già còn nhắc chuyện khi chúng tôi đã biết nhưng nhà thì nghèo, ruộng vườn chả có!

[14] Trước đó, Cụ đã ra đi một lần. Đó là sau khi bà tôi sinh 2 gái  (Ri, Thị), ông tôi  bỏ ra ngoài Vàng Danh, Cẩm Phả  làm phu mỏ Than. Mãi khi  cụ Mạo sai con là Liêm  (ngang tuổi ông Nội tôi nhưng vai vế gọi ông tôi bằng Chú) ra tìm, mới về. Sau đó sinh tiếp 2 Nam là Bố và Chú tôi rồi bỏ làng ra đi không trở về nữa!.

[15] Một nghi thức Phật giáo mong cho linh hồn người đã mất siêu thoát.

[16] Được tin bà mệt hai vợ chồng tôi ngược tầu về thăm (Khi đó còn  tỉnh HLS hợp nhất năm 1976,chúng tôi làm việc ở tỉnh lị là Tx Yên Bái). Lúc này vợ tôi mang thai Huyền Thương được 7 tháng.ở chơi được 3 ngày bà giục chúng tôi sang thăm bên ngoại ở Gia Phú. Năm đó trời rất rét.Vợ chồng tôi đi được 2 ngày thì bà mất .Hồi đó đi lại còn khó khăn nên mặc dù cách có 40 Km cũng không ai sang báo chúng tôi.ở Gia Phú về, đến Phố Lu tôi xuôi tầu Yên Bái còn vợ tôi quay lại Phong Niên (mai còn làm việc vời PGD) Khi vợ tôi tới nhà thì vừa 3 ngày bà!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!