[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


09 tháng 5 2021

NGHĨ VỀ TUẦN, THỨ

Ngoài đơn vị thời gian thiên nhiên “tạo” sẵn như năm, tháng, ngày, con người cần phải có cách đo lường thời gian riêng đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Từ đó sinh ra những chu kỳ nhân tạo và nó trở nên đa dạng một cách kỳ diệu.

Trương hết nói về “tuần”. Thuật ngữ này, Hán tự ghi bởi chữ , chỉ khoảng thời gian 7 ngày, 9 ngày hay 10 ngày. Hết thời gian đó lại quay lại nên gọi là “tuần hoàn” (H: 循環, A: To circulate. P: Circuler). Ví dụ: Tuần thất (旬七, A: The period of seven days, P: La période de sept jours) là tuần 7 ngày; Tuần cửu (H: 旬九, A: The neuvaine, P: La neuvaine) là khoảng thời gian 9 ngày; Tuần nhật (H: 旬日, A: The decade, P: La décade) là tuần 10 ngày; Tuần trăng (H: 旬月, A: The period of the moon, P: La période de la lune) có 29,5 ngày tức 1 tháng âm lịch; Tuần hương  循香 - Tuần sơ 循初 - Tuần trung 循中- Tuần chung循終 là lần dâng hương đầu, giữa, cuối.

Tuần lễ (H: 旬禮, A: The week, P: La semaine) là một trong những nhóm đơn vị thời gian nhân tạo có sớm nhất trong lịch sử. Việc chia thời gian thành tuần lễ là một bước tiến mới của con người trong việc làm chủ thế giới và con đường đạt tới khoa học. Tuần lễ là một tập hợp các ngày do con người ấn định, chứ không phải do sự áp đặt của những sức mạnh thiên nhiên.

Từ chữ “Chu” với nghĩa  周而復始 (Quay hết vòng rồi trở lại lúc khởi đầu) cho khái niệm “Tuần”. Một tuần lễ gọi là “nhất chu” 一週.

Trung Quốc cổ đại lấy Tuần là 10 ngày, ngày thứ 10 các quan được nghỉ giặt giũ nên gọi là Hoãn . Do đó chia một tháng ra ba tuần. Từ mồng một đên mồng mười là thượng tuần 上旬 ; từ mười một đến hai mươi là trung tuần 中旬 ; từ hai mươi mốt đến hết tháng (29一周 hoặc 30) gọi là hạ tuần 下旬. Truyền thuyết cho rằng một năm dưới trần bằng một ngày trên trời, cho nên sự chúc thọ gọi mười năm là một tuần, như thất tuần thượng thọ 七旬上壽 là Mừng thọ tuổi 70, bát tuần thượng thọ 八旬上壽 là Mừng thọ tuổi 80,. Vì tuần lễ có tính chất “Quay hết vòng rồi trở lại lúc khởi đầu” nên Trung Hoa còn gọi là “Chu” .

 Thời Cộng hòa Roma (509 tCn đến 27 tCn) và Haut Empire (27 tCn đến 236), tuần lễ được chia ra làm 8 ngày, ghi thứ tự từ A đến H trên những quyển lịch.

Tuần lễ 7 ngày bắt nguồn từ dân tộc Babion, Ai Cập khi họ lấy tên 7 Hành tinh sáng nhất trong hệ Mặt trời đặt tên cho các ngày, quan hệ tới bốn chu kỳ xấp xỉ 7 ngày của pha Mặt trăng (Sóc , Thư­ợng Huyền - Vọng , Hạ huyền). Các ngày trong tuần cứ kéo dài liên tục, không phụ thuộc vào tháng, năm. Sau đó cách thức này được truyền bá sang Tây Âu và ngày nay thông dụng khắp thế giới.

 Những nhà làm lịch Thiên Chúa giáo cho rằng Đức Chúa Trời  sáng tạo ra thế giới liên tục trong 6 ngày, ngày thứ 7 Người  phải  nghỉ (ngày sabát) nên gọi  là Chúa Nhật. Cụ thể theo Kinh Thánh Cựu Ước, Thiên Chúa sáng tạo ra Trời Đất và vạn vật trong 7 ngay theo thứ tự sau:

Ngày thứ 1: Đức Chúa Trời   tạo ra sự sáng sự tối, ngày đêm.

Ngày thứ 2: Đức Chúa Trời   tạo ra bầu trời.

 Ngày thứ 3: Đức Chúa Trời   tạo ra đất, nước, biển, cây cỏ.

Ngày thứ 4: Đức Chúa Trời   tạo ra Nhật, Nguyệt, Tinh.

Ngày thứ 5: Đức Chúa Trời   tạo ra loài cá, loài chim, thú rừng, côn trùng.

Ngày thứ 6: Đức Chúa Trời   tạo ra loài người theo hình ảnh tốt đẹp của Ngài, ban cho loài người thức ăn, đồng thời cũng ban thức ăn cho các loài vật.

Ngày thứ 7: Đức Chúa Trời   nghỉ vì đã làm xong các công việc, Ngài ban phúc cho ngày này và đặt tên là ngày Thánh.

Do đó, đạo Thiên Chúa định mỗi tuần lễ có 7 ngày: làm việc 6 ngày và nghỉ ngơi 1 ngày. Ngày nghỉ đó gọi là Chúa nhật, các tín đồ đi lễ ở Nhà thờ.

Người ta lấy tên các hành tinh đặt cho và 7 hành tinh này gồm cả mặt trời và mặt trăng, nhưng không gồm trái đất. Thứ tự mà các hành tinh chi phối các ngày trong tuần là: Mặt trời (Sun), Mặt trăng (Moon), sao Hỏa (Mars), sao Thủy (Mercury), sao Mộc (Jupiter), sao Kim (Venus) và sao Thổ (Saturn). Đối với người Rôma, ngày của thần Saturn, hay Saturday, là một ngày của điềm gở, mọi công việc đều trục trặc, vì thế không nên giao chiến, cũng không nên đi lại trong ngày này. Theo sử gia Tacitusm, ngày thứ bảy được cử hành để kính thần Saturn vì “trong bảy ngôi sao chi phối công việc của loài người, Saturn (sao Thổ) có địa vị và quyền năng cao nhất”.

Khi Dương lịch truyền sang phương Đông, người Trung Quốc thấy sự chuyển vận của các ngày trong tuần 7 ngày ứng với sự vận động của Thất diệu tinh 七曜星 là: Nhật , Nguyệt , Hoả , Thổ , Mộc , Kim , Thuỷ . Do đó đã gọi “tuần 7 ngày” là chu kì của 7 sao, chu kỳ Tinh kỳ 星期  và đặt tên các ngày trong tuần theo thứ tự: Tinh kỳ Nhật 星期日, Tinh kỳ Nhất 星期一, Tinh kỳ Nhị 星期二...Tinh kỳ Lục 星期六.

Sang Việt Nam, ta gọi chệch là ngày Chủ Nhật và coi là ngày đầu tiên trong tuần, tiếp theo là Thứ Hai, Thứ Ba..., Thứ Bẩy.

Như vậy, tên các thứ trong tuần theo chu kỳ vòng 7 ngày không phụ thuộc vào tháng, năm.

Tuần lễ dựa theo các hành tinh là một con đường dẫn tới khoa chiêm tinh và mỗi ngày (Thứ) ứng với một Sao (Nhị Thập Bát tú二十八宿法) dùng dự đoán Cát Hung.

Tên các thứ trong tuần bằng một số ngôn ngữ như sau:

T.T NGÀY

HÀNH TINH

LA TINH

ANH

TRUNG

VIỆT NAM

1

Mặt Trời

Solis

Sunday

星期日

Chủ Nhật

2

Mặt Trăng

Lunae

Monday

星期一

Thứ Hai

3

Sao Hoả

Martis

Tuesday

星期二

Thứ Ba

4

Sao Thuỷ

Mercurii

Wednessday

星期三

Thứ Tư

5

Sao Mộc

Jovis

Thurrday

星期四

Thứ Năm

6

Sao Kim

Venris

Friday

星期五

Thứ Sáu

7

Sao Thổ

Saturni

Saturday

星期六

Thứ Bẩy

Trước kia, người lao động nước ta chỉ nghỉ mỗi ngày Chủ Nhật.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần. Như vậy, thứ 7 và Chủ Nhật là ngày nghỉ của những người ăn lương và có xu hướng trở thành ngày Cúng giỗ, Cưới hỏi của một số nhà, ngày họp chợ ở nhiều địa phương.

Với những “Tỉ phú thời gian” như hưu nhân thì thứ Bẩy, Chủ Nhật con cái ở nhà có thể giao việc hằng ngày cho chúng, ông bà tha hồ thăm thú nhau, du lịch, và vân vân. Nhưng trong thời Covid-19 đang có diễn biến phức tạp thì lời khuyến cáo 5 K của Bộ Y tế lại là cái gậy chỉ đường hữu hiệu, cần được chấp hành!.

Lương Đức Mến, thứ Bẩy-Chủ Nhật thứ 2 của tháng 5 năm 2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!