[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


05 tháng 11 2020

Nhìn lại 40 NĂM TRONG HÀNG NGŨ ĐẢNG

Từ tháng 8/1974, một số lớp đang học tại trường CSND ở Suối Hai 2, trường ĐHAN ở Hà Đông của Bộ Công an được chọn đi lao động xây dựng Lăng Bác (Công trường 75808). Vì không có chuyên môn nên chúng tôi chỉ được giao việc cạo rỉ sắt các cây thép cốt, dắt “trâu” đầm Beton. Mỗi người được phát một tờ GIAAYS RA VÀO mà từng sáng xếp hàng trình bảo vệ cạnh Chùa Một cột để vào làm nhiệm vụ,  nghỉ trưa tại thềm nhà Quốc Hội, tối về ĐHAN ngủ. Ăn uống ĐHAN lo, hôm nào làm dưới tầng hầm được bồi dưỡng thêm bánh mì và sữa đặc. Gần cuối đợt trong một trận mưa ngập bọn tôi xuýt kẹt dưới tầng ngầm của Lăng. Khi hoàn thành nhìn trên mặt đất: Lăng và 2 cánh gà hai bên là 3 khối riêng biệt. Thực ra dưới lòng đất 3 khối đó thông nhau, có bức tường Beton dầy đến hàng mét. Cuối đợt, tôi được Ban chỉ huy Công trường 75808 khen thưởng.

Sau đợt lao động đó, đến ngày 18/9/1974 có 20 học viên đủ đỗ Đại học Quân y là 19 điểm (hồi đó các trường trong LLCA chưa có Mã ngành thi riêng riêng, bản thân tôi đăng ký và lấy SBD thi khối A vào khoa VTĐ của ĐHBK) tập trung tại Hội trường C500 (Học viện An ninh ngày nay). Tại đây những người dự được nghe ông Quách Quí Hợi (Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Công an) phổ biến giao nhiệm vụ. Nghe xong, những thanh niên 18, 20 rất phấn khởi, tin vào tiền đồ của mình và ai cũng nung nấu một quyết tâm, nuôi dưỡng một hoài bão.

Ngày 30/9/1974 đoàn từ Đại học An ninh hành quân bộ đến Trường Đại học Quân y, vào học Khoá 9 (với mật danh là 69). Đây là khóa đầu tiên có sinh viên thuộc Công an gửi học y bên trường thuộc Bộ Quốc phòng nhằm vừa có kiến thức, bằng Bác sĩ lại được rèn luyện trở thành sĩ quan trong LLVT. Chúng tôi cũng được yêu cầu cố gắng học tập trở thành Bác sĩ giỏi còn phải phấn đấu trở thành Đảng viên (ngày đó các trường dân sự chưa chú trọng vấn đề này), trở thành một sĩ quan có bản lĩnh.

Khóa Dài hạn thứ 9 mà chúng tôi được gửi học với đầu vào không thuần nhất: số học sinh phổ thông thi vào thì kiến thức còn mới, tiếp thu dễ (năm đầu hưởng chế độ phụ cấp Binh Nhì); những người đã tốt nghiệp Phổ thông từ lâu dược ôn luyện thi ở Trường Văn hóa trên Lạng Sơn có kiến thức cơ bản phù hợp với các môn học; những người đang học ở các trường Đại học (ở các khối A, B, C) rồi nhập ngũ lại qua chiến đấu lâu ngày ở chiến trường nên gặp khó khăn hơn; số đã là QYS có chuyên môn nhưng kiến thức cơ bản quên nên khó những năm đầu.…(hưởng chế độ phụ cấp từ Hạ sĩ H1 đến Thượng sĩ H3). Khóa có 15 nữ biên chế gọn trong 1 Tiểu đội (A) thuộc lớp (B) 69A còn 20 CA sang học biên chế trong 4 Tiểu đội  (A9, A10, A11, A12) thuộc 69B1 và 4 Tiểu đội (A13, A14, A15, A16) của 69B2. Nhớ rằng riêng 69 B được biên chế thành 8 tiểu đội với 48 tổ 3 người với B trưởng, Bí thư Chi bộ là Thượng sĩ Nguyễn Vân Sáu, QYS ở chiến trường ra, vào học. Trước khi nghỉ hưu anh Sáu là Chánh Văn phòng HVQY, Tổng Thư ký Hội Bỏng Việt Nam và anh được tín nhiệm bầu vào Ban Liên lạc sinh viên khóa Dài hạn 9  HVQY tại cuộc Gặp mặt lần thứ  Nhất, ngày 10/3/1986.

Ngoài những bạn gốc nông dân, còn nhiều bạn (học sinh phổ thông thi vào ĐHQY hay chuyển từ trường CA sang) là con cán bộ cao cấp, con các vị tướng lĩnh, thủ trưởng quân khu, thủ trưởng binh chủng, thủ trưởng nhà trường… Nhưng từ phong cách sinh hoạt đến chế độ cho học viên, việc học hành, thi cử, khen thưởng, kỷ luật, việc rèn luyện,.... đều như nhau. Có bạn bố mẹ là cán bộ, giáo viên của Trường, Viện 103, gia đình ở ngay cạnh đấy nhưng vẫn ăn, nghỉ, ngủ tại KTX!

20 sinh viên do Bộ CA gửi đào tạo đều là học sinh phổ thông, học lực khá,  các phong trào tham gia đầy đủ. Năm thứ 4 có một số HS phổ thông do Quân đội tuyển vào học được kết nạp vào Đảng. Nhưng không thấy ai nói gì tới bọn tôi, mặc dù chúng tôi liên tục là Đoàn viên ưu tú, đạt danh hiệu HS Khá giỏi.

Thắc mắc được Chi bộ giải thích: chúng tôi là do CA gửi, Trường chỉ giúp đào tạo chuyên môn!. Chưa thông, tôi cùng 2 bạn khác lên gặp Chủ nhiệm Chính trị (là bố Hoàng Xuân Lập, từ D5-ĐHAN sang cùng dịp, sau này là Phó Giám đốc BV 198-Bộ CA) thì cụ bảo Đảng ủy Trường không có nghị quyết đó !.

Sau đấy Chi bộ đã chú ý đến chúng tôi và năm sau đã có SV gốc CA được Chi bộ K69 kết nạp, rồi tôi cùng mấy bạn được đưa vào diện “đối tượng”, Chi bộ cử người kèm cặp, bồi dưỡng và người “theo dõi” tôi là anh Trần Tường Anh, Tổ trưởng Tổ Tam tam, quê Nam Đàn từ Chiến trường về học. Anh này khi ra trường được giao phụ trách Đoàn  Bác sĩ K69 sang chi viện cho Ct Lào, anh đã mất.

Theo hướng dẫn của Chi bộ, từ đầu 1979 tôi đã hoàn chỉnh bản khai lý lịch. Đúng khi đó, CT Biên giới xảy ra nên hồ sơ thẩm tra gửi lên Lào Cai bị tắc và  tôi phải làm lại. Rồi những ngày sau 3/1979, bao công việc bộn bề. Khóa tôi “chia 5 xẻ 7” đi thực tập tại các bệnh viện trong toàn quân: 175, 121, 117, 115 (ở miền Nam), 109, 105, 103 (ngoài Bắc) và các Bệnh xá, Bệnh viện Quân y ở biên giới phía Bắc, Đông Bắc và các Bệnh viện dân y ở miền Bắc. Việc khác tạm gác lại.

Thời gian tôi thực tập vòng II ở Quân y viện 175 tại Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh đúng ra chỉ có 4 tháng (3/1979- 7/1979) nhưng vì các đoàn ở Biên giới phía Bắc phải theo chiến dịch” ở lại nên bọn tôi được lệnh kéo dài thời gian ở 175 đến tháng 11. Khi đó hồ sơ của tôi Chi bộ đã hoàn thành việc xác minh. Nhưng Chi đoàn, Chi bộ ở khắp các chiến trường toàn quốc nên không thể họp và hoàn thành thủ tục được. Chúng tôi chỉ làm được 1 việc “vượt kế hoạch” cũ là: thi Vòng 2 Nội tại QYV 175 !

Trở về trường, sau khi hoàn tất một số môn học, chúng tôi lại bắt tay vào việc thực tập tốt nghiệp và lần này tôi được cử đến Bệnh viện Việt Trì của tỉnh Vĩnh Phú (19/5 đến 10/10/1980)! Lại những ngày phấn đấu mới, với thử thách mới. Nhiều bài học về đường đời được đúc kết từ nơi “tập làm cán bộ” này.

Kết thúc thực tập, về trường, hồ sơ của tôi được Tổ Đảng, Chi bộ đem ra xem xét. Nhưng chữ viết của Bí thư Chi bộ thôn tôi (anh LĐN, anh họ tôi) khó xem quá, các “bác sĩ tương lai” luận chẳng ra và chi ủy cử người từng đi xác minh quay lại Hải Phòng gặp trực tiếp, nhờ anh LĐN “dịch hộ ”, đc ấy chép lại rồi lên Đảng ủy xác nhận. Phó BT Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã hồi đó là LĐH, cũng là anh họ tôi nhưng thuộc Ngành Trưởng đã xác nhận. Mọi chuyện “vào guồng” và ngày 21/11/1980, tôi cùng 5 sinh viên khác được kết nạp với trình tự “kết nạp từng người một” !. Đây là đợt hai trong số 20 CA gửi học K69 ĐHQY được kết nạp vào Đảng.

Lễ Kết nạp ngày đó đúng dịp K69 ĐHQY ôn và thi Tốt nghiệp (từ 10/11/1980 đến 10/01/1981) với 4 môn:  Nội, Ngoại, Chính trị, Y học Quân sự mới thấy rõ sự quan tâm của các đ/c trong Chi ủy (cũng phải ôn và thi Tốt nghiệp như chúng tôi). BẰNG TỐT NGHIỆP của tôi số:  1737-ĐHQY do Hiệu trưởng Đại tá Giáo sư Nguyễn Thúc Mậu kí ngày 09/3/1981 (theo Quyết định công nhận tốt nghiệp số 72/QĐ/QP ngày 06/3/1981 của Bộ Quốc phòng) được nhận cùng 275 Bác sĩ Dài hạn 9 (1974-1980) vào chiều ngày 10/3/1981 tại hội trường B- Quân y viện 103- Đại học Quân y.

Sau đó tôi về Bộ (P44) và gần một năm sau lên nhận công tác tại Công an tỉnh Hoàng Liên Sơn (hợp nhất 1978 từ 3 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ). Khi TƯ có chủ trương cấp Thẻ Đảng viên tôi được cấp đợt đầu tại đảng bộ CA tỉnh này với số Thẻ là 1690616 ngày 03/02/1984 và được bầu là Chi ủy viên phụ trách công tác thanh niên của Chi bộ Pc16+21.

Từ 1985 đến khi nghỉ (2013) liên tục là Bí thư Chi bộ cơ sở Pc21 (sau đổi là Pc54), nhiều khóa là Ủy viên UBKT và UVBCH Đảng ủy CA tỉnh. Sau khi nhận Quyết định hưu trí (01/4/2014), tôi nghỉ mọi hoạt động điều hành tại khu dân cư cho đến Đại hội Chi bộ, ngày 06/02/202 đảm đương chức trách Bí thư Chi bộ (dưới cơ sở) Kim Tân 4. Một chặng đường mới bắt đầu !

Một số chuyện “hậu trường” kể trên ngày đó tôi hoàn toàn không nắm được. Mãi sau này, khi đã trở thành “sĩ quan có số”, qua nhiều lần gặp mặt mấy anh “Thượng sĩ lâu năm nằm trong Cấp ủy” và mấy anh được phân công giúp đỡ tôi ngày đó  “bật mí” tôi mới biết và sắp xếp lại như trên.

Quá trình phấn đấu vào Đảng, các thủ tục, hồ sơ,…lược thuật trên cùng những bài về “công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội” đã giúp tôi nhiều khi trở thành Bí thư Chi bộ, Đảng ủy viên,…

Chính vì vậy, mà vào dịp Mừng thọ Mẹ tuổi 75 (1998) tôi đã viết :

Nín nhịn vén thu việc gia đình,

Chưa từng tuyên thệ chốn Quang vinh.

Năm trai của Mẹ thành Chi bộ,

Gánh việc xóm thôn, tới Tỉnh Thành.

Sau này, Thứ Tư ngày 12/04/2006 (Rằm tháng Ba Bính Tuất) con trai tôi là  Hải Thương được kết nạp vào Đảng tại Chi bộ SV thuộc Học viện CSND, tôi viết :

Hai mươi nhăm năm trước, Tại Học viện Quân y

Nghiêm trang trước Đảng kì, Cha nói lời tuyên thệ.

Nay tròn Hai mốt tuổi, Con vừa đọc lời thề.

Nghe tin, mẹ ướt mi: Bõ những ngày tần tảo.

Cha vội thắp nén nhang, Yết cáo cùng Tiên tổ.

Dưới suối vàng nếu nghe, Chắc ông mừng lắm đó.

Thủa Chín năm gian khó, Hai lần từng viết Đơn.

Nhưng ông vẫn chân trơn, Bởi thói đời ganh ghét.

Tuy không trong đội ngũ, Lý tưởng ông vẫn theo.

Năm trai dẫu còn nghèo, Đã thành người Cộng sản.

Nay đến con vào Đảng, Xứng là cháu đích tôn.

Phải cố gắng luôn luôn, Tất cả còn phía trước.

Nhanh thật đấy, từ buổi tuyên thệ hôm 21/11/1980 ấy đến nay đã 40 năm và ngày 07/11/2020 tới tôi sẽ được lên nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tại Hội trường Đảng bộ phường Kim Tân.

Dẫu biết rằng tấm Huy hiệu đó có được chẳng phải do người nhận nó có công tích gì đặc biệt mà chỉ là cái mốc đo thời gian nhưng cũng thấy bồi hồi!

Nhớ lại những cố gắng, những khó khăn đã vượt trong phấn đấu học tập, công tác và cả sức khỏe nữa nên càng trân trọng hơn. Ghi lại những dòng này để mình nhớ, con cháu nhớ càng hay  !.

-         Kỷ niệm 40 năm ngày đứng trong Đọi ngũ-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!