[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


03 tháng 8 2019

MỘT SỐ TỪ NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG GIA PHẢ, BIA MỘ, CÚNG KHẤN

Tiếng Việt là không có các đại từ nhân xưng ngôi thứ Nhất, thứ Hai như trong tiếng Anh, Pháp, Hán hoặc các ngôn ngữ khác. Người Việt mượn đại từ nhân xưng từ một ngôn ngữ khác hay dùng danh từ thân tộc để xưng hô. Từ những từ được định danh sớm là bố, mẹ, con, cháu dần mở rộng ra đến những từ chỉ mối quan hệ  chỉ tôn ti trật tự trong dòng họ.
Hệ thống tôn ti 倫序 trong gia tộc được cổ nhân phân biệt rất chi li trong 9 thế hệ gọi là Cửu đại 九族 hay Cửu huyền 九玄, gồm: cao , tằng , tổ , cha , mình , con , cháu , chắt 曾孫, chít 玄孫. Hơn nữa, ngoài những từ chỉ tập tục, từ có tính Công thức, trong Gia phả, Bia mộ hay các bản Long văn hoặc trong Tang ma[1] còn nhiều từ xưng, hô bằng âm Hán Việt mà nay trở nên lạ lẫm với nhiều người dẫn đến lúng túng, hiểu sai.
Không tính đến việc xưng, hô ngoài xã hội, trong nội bộ gia tộc có những nhóm từ ngữ khá phong phú, xin tập hợp lại[2] như sau:
1. Từ chung :
- Quý công 貴公: từ thêm vào sau họ, tỏ vẻ tôn kính các cụ ông; Quý thị 貴氏: chữ đặt vào để tỏ lòng tôn trọng đối với các cụ bà.
- Tùy theo tuổi của vong mệnh mà đặt tên hiệu: 1-10 là Tảo , Xuân ; 10-20 là Trực , Mỹ ; 20-30 là Trung , Trinh ; 30-40 là Thuần , Thục , 40-50 là Đôn , Từ ; trên 50 mới được đặt là Phúc , Diệu . Cũng có nơi quy định đơn giản hơn, là: Phúc  đặt trước tên của các cụ ông sống 50 tuổi trở lên, dưới 50 tuổi được chữ Trung , dưới 30 tuổi là chữ Thuần , dưới 16 tuổi vào chữ Tảo .
 - Phủ quân 府君: từ thay vào tên tỏ vẻ tôn kính các cụ ông; Nhụ nhân 孺人:  từ thay vào tên tỏ vẻ tôn kính các cụ bà.
- Tự : tên chữ đặt khi đi học hay trước khi chết; Hiệu : tên thường gọi khi thường ngày kiêng gọi tên huý mà gọi bằng tên chữ (tên tự) hoặc tên hiệu; Thuỵ : tên do nhà Vua đặt cho những người có chức tước, hoặc do quan trên đặt cho quan dưới; Huý : tên cúng cơm do cha mẹ đặt cho từ bé, trường hợp cha mẹ chưa đặt tên cho thì trước khi chết phải đặt.
  - Từ : đặt trước tên của cụ bà với ý là cụ có lòng hiền lành. Xuất phát từ việc xưa kia đối với Cha gọi là Nghiêm Phụ , đối với mẹ gọi là Từ Mẫu; Hiệu diệu 号妙: tên do nhà chùa đặt cho các cụ bà đi chùa.
- Những từ chỉ độ tuổi con người được nói đến. (https://holuongduclaocai.blogspot.com/2010/03/cach-goi-nguoi-theo-o-tuoi-thua-xua.html)
2. Từ chỉ Tổ tiên xa đời :
- Khai cơ sáng thuỷ 開基創始: Mở ra cơ nghiệp, khai sáng dòng họ; Triệu Tổ : Người khai sinh ra dòng họ.
- Đại Tổ 大祖 hay Thái tổ , Viễn Tổ 遠祖, Tị tổ鼻祖: Cụ Tổ rất xa xưa, cách quãng Tổ Thượng mà chưa thể xác tín được số đời.
- Thượng Tổ 上祖: Người sinh ra cụ Tổ đời thứ Nhất, tính từ thời điểm xác định chính xác trong Phả hệ (biết tên, tuổi, lịch sử, công trạng, mồ mả được ghi trong gia phả). Ví dụ Lương Công Trạch được suy tôn là Thượng Tổ 上祖梁公宅 của họ Lương xã Chiến Thắng, Hải Phòng còn con trai cụ là Lương Công Nghệ là Đệ Nhất đại Tổ 第一代祖梁公羿.
- Thủy Tổ 始祖, tương tự Đệ nhất Đại Tổ 第一代[3] hay Sơ tổ 初祖, Triệu tổ 肇祖, Tị tổ 鼻祖: Cụ Tổ đời thứ Nhất thờ ở Từ đường cả họ 大宗祠堂[4]. Ví dụ một số dòng họ Lương ở miền Bắc suy tôn Cụ Lương Đắc Bằng là Thuỷ Tổ.
- Nguyên Tổ 元祖 là Đức Tổ đầu tiên nhất sinh ra những người chung một họ trong một nước. Ví dụ Hồ Hưng Dật được suy tôn là Đức Nguyên Tổ họ Hồ Việt Nam, Hùng Vương là Nam bang Triệu tổ 南邦肇祖.
- Đệ Nhất (nhị, tam…) Đại Tổ 第一(二三…) 代祖: Các vị Tổ Chi theo thứ bậc anh em mà gọi là Tổ Chi Nhất, Chi Nhị…, tính từ thời điểm xác định chính xác trong Phả hệ[5]. Cụ này được thờ tại nhà thờ Đại tôn hay Tiểu chi. Ví dụ: Tổ Chi thứ Nhất: Lương Công Tuấn 第一宗枝 梁公俊; Tổ Chi thứ Nhì: Lương Công Chiêu 第二宗枝 梁公昭; Tổ Chi thứ Ba : Lương Công Tú  第三宗枝 梁公秀; Tổ Chi thứ Tư: Lương Công Thiệu: 第四宗枝 梁公劭; Tổ Chi thứ Năm: Lương Công Linh: 第五宗枝 梁公怜.
- Đệ Nhất Chi, Đệ Nhất Phái Tổ 第一支第一派祖: Cụ Tổ ngành Nhất thuộc Chi thứ Nhất của một họ. Cụ này thờ tại Tiểu chi Từ đường hay Gia đường. Ví dụ : Lương Tộc Đệ Nhất (nhị, tam…) Chi Tổ 梁族第一(二三…)支祖: Cụ Tổ Chi thứ Nhất (hai, ba…) của họ Lương.
3. Từ chỉ Tổ tiên gần :
- Cao Cao Tổ Phụ 高高祖父: Ông của ông cố, Cao Cao Tổ Mẫu 高高祖母: Bà của ông cố.
- Cao Tổ Phụ 高祖父: Cha của ông cố (còn gọi là Kỵ), Cao Tổ Mẫu 高祖母: Mẹ của ông cố.
- Tằng Tổ Phụ 曾祖父: Ông cố (cha của ông nội, còn gọi là Cụ), Tằng Tổ Mẫu 曾祖母: Bà cố (Mẹ của ông nội).
- Tổ Phụ 祖父: Ông nội, Tổ Mẫu 祖母: Bà nội.
- Ngoại Cao Tổ Phụ 外高祖父: Cha của ông cố bên ngoại, Ngoại Cao Tổ Mẫu 外高祖母: Mẹ của ông cố bên ngoại
- Ngoại Tằng Tổ Phụ 外曾祖父: Ông cố (cha của ông ngoại), Ngoại Tằng Tổ Mẫu 外曾祖母: Bà cố (mẹ của ông ngoại).
- Ngoại Tổ Phụ 外祖父: Ông ngoại, còn gọi là Ngoại Công 外公, Ngoại Tổ Mẫu 外祖母: Bà ngoại, còn gọi là Ngoại Bà 外婆.
4. Từ chỉ bậc Cha mẹ :
- Phụ Thân[6] 父親: Cha, Thân Phụ 親父: Cha đẻ, còn gọi là Sinh Phụ 生父.
- Mẫu Thân 母親: Mẹ, Thân Mẫu 親母: Mẹ đẻ, còn gọi là Sinh Mẫu .
- Nhạc Phụ 岳父: Cha vợ, còn gọi là Nhạc Trượng 岳丈, Trượng Nhân 丈人 hay Ngoại Phụ 外父, Nhạc Mẫu 岳母: Mẹ vợ, còn gọi là Ngoại Mẫu 外母.
- Quân Phụ 君父: Phu quân đích phụ thân 夫君的父親: Phụ Thân của Phu Quân, tức là cha chồng, Quân Mẫu 君母: Phu quân đích mẫu thân 夫君的母: Mẫu Thân của Phu Quân, tức là mẹ chồng.
- Đích Mẫu 嫡母: Các con của vợ lớn, vợ bé gọi vợ lớn của người; Thứ Mẫu 庶母: Các con thuộc dòng Đích hay dòng Thứ gọi vợ bé của cha mình.
- Dưỡng Phụ 養父: Cha nuôi, có thực sự nuôi đứa con đó; Nghĩa Phụ 義父: Cha nuôi, gọi là cha nuôi nhưng không có nuôi, nhận vì ân nghĩa, hoặc thương mến. Còn gọi là Khế Phụ 契父 , hay Khế Gia 契爺.
- Dưỡng Mẫu 養母: Mẹ có nuôi thực sự; Nghĩa Mẫu 義母: Mẹ nuôi không nuôi, còn được gọi là Khế Mẫu 契母.
- Kế Phụ 繼父: Người cha kế (cha ghẻ); Kế Mẫu 繼母: Người mẹ kế (mẹ ghẻ).
- Bá Phụ 伯父: Bác trai, còn gọi là Bá Bá 伯伯;  Thúc Phụ 叔父: Chú, còn gọi là Thúc Thúc 叔叔.
- Cô hay Cô Mẫu 姑母: Chị hoặc em gái của cha; Bá Mẫu 伯母: Bác gái, còn gọi là Bá Nương 伯娘.
- Thẩm Mẫu 嬸母: Thím; Cữu Phụ 舅父 hay Cữu Cữu 舅舅: Cậu (anh hoặc em trai của mẹ); Cấm Mẫu 妗母: Mợ; còn được gọi là cữu mẫu 舅母 .
- Di hay Di Mẫu 姨母 Dì (chị hoặc em gái của mẹ); Di Trượng 姨丈: Dượng (chồng của dì).
- Đường : Là chữ đặt trước chữ Thúc, Bá, Đệ, Huynh, Cô, Di, Tỷ, Muội.
5. Từ chỉ bậc ngang mình :
- Phu Quân 夫君: Chồng (ông xã), còn gọi là Lão Công 老公, hay Trượng Phu (丈夫, người đàn ông có chí khí; người con trai đã đến tuổi trưởng thành).
- Phu Nhân 夫人: Vợ (bà xã), còn được gọi là Thê Tử[7] hay Thái Thái 太太 , hoặc Lão Bà 老婆[8]; vợ cả là “nguyên phối” 元配, vợ kế là “kế phối” 繼配, vợ người khác gọi là “đức phối” 德配.
- Phu Phụ 夫婦: Vợ chồng, còn được gọi là Phu Thê 夫妻[9] hay Kháng Lệ 伉儷 hoặc “phối ngẫu” 配耦 (cũng viết là 配偶).
- Nhị Nhiệm Lão Công 二任老公: Chồng đời thứ hai, còn được gọi là Nhị Nhiệm Trượng Phu 二任丈夫, Nhị Nhiệm Phu Quân 二任夫君; Nhị Nhiệm Lão Bà : Người vợ đời thứ hai, còn được gọi là Nhị Nhiệm Phu Nhân 二任夫人, Nhị Nhiệm Thái Thái 二任太太.
- Tục Huyền 續玄: Nối lại dây đàn, ý chỉ người đàn ông vợ chết rồi lấy vợ khác; Tái Giá 再嫁: chỉ người đàn bà mất chồng, sau đó lấy chồng khác.
 - Đồng đường huynh đệ 同堂兄弟: anh em cùng một tổ; Tụng đường 從堂: anh em cùng một cụ; Tái tụng đường 再從堂: anh em cùng một kị.
- Huynh : anh; Tẩu hay Tẩu tẩu 嫂嫂: chị dâu; Đệ [10]: em trai, Đệ Phụ 弟婦: em dâu.
- Tỷ chị, thường quen gọi là Tỷ Tỷ 姊姊 , còn gọi là Thơ Thơ 姐姐; Tỷ Phu 姊夫: Anh rể; Muội : Em gái, Muội Phu 妹夫: Em rể.
- Nội Huynh Đệ 內兄弟: Anh em (trai) của vợ; Đại Di 大姨: Chị vợ, còn có nghĩa là Dì (chị của mẹ); Di Tử 姨子: Em (gái) vợ.
- Khâm Huynh Đệ 衿兄弟: Anh em bạn rể, còn gọi là Liên Khâm 連衿 , hay Đồng Môn Huynh Đệ 同門兄弟 , hoặc Liêu Tế 僚婿; Đồng Môn Sư Huynh Đệ 同門 師兄弟: Anh em bạn học cùng thầy; Anh em bạn rể, hoặc anh em bạn học đều được gọi tắt là Đồng Môn 同門; Thẩm Mỗ 嬸姆: chị em bạn dâu, còn gọi là Trục Lý 妯娌.
6. Bậc con mình tự xưng:
- Nhi : nghĩa chung là con (cả con trai lẫn con gái); nghĩa riêng, Nhi là con trai (Nam Nhi 男兒); Nhi Nữ 兒女 là con trai và con gái (tức là con cái).
- Tử hay Nhi Tử 兒子: con trai, còn được gọi là Nam Tử 男子, hay Nam Nhi 男兒; Nữ hay Nữ Nhi 女兒 , hay Nử Tử 女子: con gái.
- Con vợ Cả (, thê), dòng đích , Chính hệ 正系 được gọi là Đích tử 嫡子:
+ Trưởng Nam 長男: Con trai trưởng (lớn nhất), còn gọi là Trưởng Tử 長子; Thứ Nam 次男: Con trai thứ hai (kế Trưởng Nam), còn gọi là Thứ Tử 次子; Tam Nam[11] 三男: Con trai thứ ba (kế thứ nam), còn gọi là Tam Tử 三子; Tứ Nam 四男: Con trai thứ tư (kế Tam Nam), còn gọi là Tứ Tử 四子;… Ấu Nam 幼男: Con trai út, còn gọi là Ấu Tử 幼子.
+ Trưởng Nữ 長女: Con gái trưởng (lớn nhất), Thứ Nữ 次女: Con gái thứ hai (kế trưởng nữ), Tam Nữ 三女: Con gái thứ ba (kế Thứ Nữ), Tứ Nữ 四女: Con gái thứ tư (kế Tam Nữ)…Ấu Nữ 幼女: Con gái út.
- Con vợ lẽ (, thiếp), dòng thứ , thuộc Bàng hệ 旁系 gọi là Thứ tử 庶子:
+ Thứ Nam 庶男 hay Thứ Tử 庶子 : là các con trai của dòng Thứ , tức là các con trai của vợ hai, vợ ba, vợ tư v.v...:  Trưởng thứ tử 長庶子: con trai trưởng của vợ nhỏ; Thứ thứ tử 次庶子: Con trai thứ hai của vợ nhỏ; Tam thứ tử 三庶子: Con trai thứ ba của vợ nhỏ…
+ Thứ Nữ 庶女: Các con gái của dòng Thứ (vợ bé).
- Tức Phụ 媳婦: Con dâu, còn gọi là Nhi Tức 兒媳; Trưởng Tức 長媳: Dâu cả; Thứ Tức 次媳: Dâu thứ hai- Tam Tức 三媳: Dâu thứ ba...; Ấu Tức 幼媳: Dâu út.
- Nữ Tế 女婿[12]: Con rể; Trưởng Tế 長婿: Con rể lớn (trưởng); Thứ Tế 次婿 : Con rể thứ hai; Tam Tế 三婿: Con rể thứ ba...; Ấu Tế 幼婿: Con rể út.
- Dưỡng Tử 養子: Con nuôi, đứa con này có đem vế nhà nuôi;  Nghĩa Tử 義子: Con nuôi nhưng không có nuôi người ta ngày nào; còn được gọi là Khế Tử 契子.  Tương tự có Dưỡng Nữ 養女; Nghĩa Nữ 義女.
- Nội Điệt 內姪: Cháu gọi vợ mình bằng cô.
- Điệt Tử 姪子: Cháu trai gọi mình bằng chú, bác hay cô; Điệt Nữ 姪女: Cháu gái kêu mình bằng chú, bác, hay cô.
- Ngoại Sinh 外甥: Cháu kêu mình bằng cậu hay dì, thường được dùng để chỉ cháu trai; Ngoại Sinh Nữ 外甥女: Cháu gái gọi mình bằng cậu hay dì.
- Giả Tử 假子: Con trai riêng của chồng, hoặc của vợ; Giả Nữ 假女 : con gái riêng của chồng, hoặc của vợ.
7. Bậc cháu mình tự xưng:
- Tôn hay Nội Tôn 內孫: Cháu nội, Tằng Tôn 曾孫: Cháu chắt (con của cháu nội), Huyền Tôn 玄孫: Cháu chít, con của Tằng Tôn (tức con của cháu chắt).
- Ngoại Tôn 外孫: Cháu ngoại, Ngoại Tằng Tôn 外曾孫 : Cháu chắt (con của cháu ngoại), Ngoại Huyền Tôn 外玄孫: Cháu chít, con của Ngoại Tằng Tôn.
8.  Một số mối quan hệ khác :
- Mai nhân 媒人: Người đứng ra làm mai, còn gọi là Môi nhân; Mai nhân công 媒人公: Ông mai; Mai nhân bà 媒人婆: Bà mai.
- Gia Nhân 家人[13]: Người nhà, người trong gia đình, tôi tớ trong nhà.
- Tôn đường 尊堂, Lệnh đường 令堂: mình gọi mẹ người.
- Ngũ Đại đồng đường 五代同堂 còn được gọi là Ngũ Thế đồng đường 五世同堂, là trong một ngôi nhà có 5 thế hệ cùng sinh sống, gồm: Tổ Phụ Mẫu 父母, Phụ Mẫu 父母, Tự Kỷ 自己, Tử , Tôn , tức là ông bà nội, cha mẹ, mình, con mình, cháu nội mình.
- Cố Lương Đức (x) chi thê Phạm Thị (y) 故梁德(...)之妻范氏(...) : Vợ của ông Lương Đức (x) là bà Phạm Thị (y).
- Lương Đức Mến, BS đầu mùa Vu Lan Kỷ Hợi 2019-


[2] Dựa theo “Trật tự luân lí” ( , 189 từ mục) và “Nhân phẩm” ( , 108 mục)…trong cuốn “Từ điển Nhật dụng Thường đàm” (日用常談詞典 giải thích chữ Hán bằng chữ Nôm) của Phạm Đình Hổ (范廷琥, 1768-1839) cùng nhiều  tài liệu khác.
[3] Chữ “đại” này là “đời” không như chữ  “Đại” chỉ to lớn.
[4] Các dòng họ lớn, chỉ Trưởng của chi Trưởng mới thờ tại Từ đường. Theo thời gian, dòng họ càng phát triển thì các Chi, Tiểu chi hay Phái…có Từ đường riêng và lại thờ cụ Trưởng của Chi, Phái đó…
[5] Khi khấn cúng từ đời thứ 4 trở ngược lên (đã chôn Thần chủ) thì khấn là Đệ Nhất (Nhị, Tam…) Tổ. Còn trong 5 đời thì khấn theo thứ bậc:  Cao cao (trên kị), Cao (kị), Tằng (cụ), Tổ (ông, bà), Hiển (bố, mẹ) với Khảo đối với ông và Tỉ đối với bà.
[6] Khi khấn cúng Phụ gọi là “Hiển khảo” (顯考, cụ ông tôn kính), Mẫu là “Hiển tỉ”  (顯妣, cụ bà tôn kính).
[7] Viết tách : Thê - Tử ( - ) hay Thê , Tử  ( , ) hoặc Thê dữ Tử ( ) mới là vợ con (vợ và con).
[8] Chữ  , thường dùng lầm là bà già. “Bà già” là Lão Bà Bà , hoặc Lão phụ  .
[9] Có người dùng “hôn phu”, “hôn thê” là sai. Bởi trong chữ “hôn” đã có nghĩa “vợ chồng”, ví như “hôn lễ”  là lễ cưới, “hôn phối” 婚配  là lấy nhau nhưng ghép “hôn” chỉ tối và trước chữ “phu” hay “thê” thì không được. Bởi chẳng lẽ lại hiểu là “người chồng hay người vợ u mê, hắc ám”?
[10] Không như chữ “đệ” ở trên là chỉ thứ  tự.
[11] Không phải 3 con trai. Chỉ người con (cả trai lẫn gái) kế ngay sau con Trưởng mới dùng chữ “thứ” . Còn từ con thứ ba, tư, năm, ta dùng chữ , ... và con út thì dùng chữ Ấu mà  không  dùng chữ Thứ   để chỉ cho tất cả những người con thứ ba, tư, năm hay út.
[12] Cũng còn gọi là “Tế tử”, “Bán tử”. Chữ “bán” đây là một nửa không phải bán mua trong tiếng Việt.
[13] Khác với Nhân Gia , tức Người ta, dùng để chỉ nhân vật thứ ba; đôi khi cũng dùng để chỉ chính mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!