[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


13 tháng 8 2019

Danh nhân LƯƠNG NHƯ HỘC

Tìm trong lịch sử Việt Nam, hồi thế kỷ XV ngời sáng một ngôi sao mang họ Lương hội tụ nhiều kỷ lục đầu tiên, như: được khắc tên trong Văn bia Tiến sĩ dựng đầu tiên, người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự giao lưu văn học giữa Đại Việt và Korea cũng là người được suy tôn là Tổ sư nghề khắc ván in của nước ta.  Đó là Thám hoa Lương Như Hộc.
1.  Thân thế và quan trường:
1.1. Tên ông, theo Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442 大寶三年壬戌科進士題名記 và Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全 ghi là 梁如鵠 đọc là Lương Như Hộc, nhưng không rõ vì sao Bách khoa toàn thư Việt Nam và nhiều bài viết ghi là 梁汝鵠, tức Lương Nhữ Hộc[1]!
Ông tự là Tường Phủ, hiệu Hồng Châu sinh năm Canh Tý 庚子 1420 ở xã Hồng Liệu 紅蓼 huyện Trường Tân 長津 thuộc Đông Đạo 東道 (nay là thôn Thanh Liễu xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương)[2]
1.2. Ông đỗ Thám hoa 探花 khoa thi  Nhâm Tuất (壬戌, 1442) năm Đại Bảo thứ 2  大寶第二年 đời Lê Thái Tông (黎太宗, 1433-1442) cùng khóa với Trạng nguyên 狀元 Nguyễn Trực  (阮直, 1417 - 1474), Bảng nhãn 榜眼 Nguyễn Như Đổ (阮如堵, 1424-1526) và đồng Tiến sĩ xuất thân 同進士出身 Ngô Sĩ Liên (吳士連, ?-?).  Đây là khóa thi Nho học đầu tiên được lưu vào bia đá đặt tại Văn Miếu 文廟國子監 và khoa thi này do Nguyễn Trãi  (阮廌, 1380 – 1442) làm chủ khảo.
1.3. Sau khi thi đỗ, ông được bổ dụng và từng giữ chức Lễ bộ Tả Thị lang (như Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Bộ Ngoại giao thời nay) hàm Tòng Tam phẩm 從三品, sau là Trung thư lệnh 中書令 và Đô ngự sử (都御史, chức quan cao nhất trong Ngự Sử Đài , cơ quan được hặc tấu tất cả mọi việc có ý nghĩa can gián những việc là không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại) hàm Chánh Tam phẩm 三品.
Lương Nhữ Hộc hai lần đi sứ sang Trung Hoa 中國明朝: lần thứ nhất vào năm Thái Hòa thứ nhất (大和元年, Quý Hợi 癸亥, 1443), đời Lê Nhân Tông (黎仁宗, 1441 - 1459) cùng với Tri chế cáo Nguyễn Như Đổ và Ngự sử trung thừa Hà Phủ sang Minh đáp tạ về việc tế điếu khi Lê Thái Tông mất; Lần thứ hai vào năm Thiên Hưng thứ nhất (1459) cùng Trần Phong, Trần Bá Linh sang nhà Minh cầu Minh Anh Tông (明英宗, 1427 – 1464) phong Vương cho Lê Nghi Dân (黎宜民, 1439-1460) sau nghi Nghi Dân làm binh biến giết Lê Nhân Tông và Tuyên từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh (宣慈皇太后 阮氏英, 1442 – 1459).
Sau đó, Lương Như Hộc được thăng tới chức Trung thư sảnh bí thư giám học sĩ 監學 , Lễ bộ thị lang (tương tự Thứ trưởng liên bộ Ngoại giao-Văn hóa-Giáo dục nay).
1.4. Ông mất vào năm Tân Dậu (辛酉, 1501), hưởng thọ 82 tuổi[3]
1.5. Tác phẩm của Lương Như Hộc có: “Cổ kim chế từ tập” (古今制辭集, tập hợp các “chế từ” từ thời cổ đến thời Lê) và “Hồng Châu quốc ngữ thi tập” 洪州國語詩集 là tập thơ chữ Nôm nhưng đều đã thất lạc. 
Hiện nay chỉ còn lại 6 bài phú chữ Hán trong “Quần hiền phú tập” ( , Phú của danh sĩ các đời Trần, Hồ đến Lê do Hoàng Sằn Phu, Danh sĩ đời Lê sưu tập, tựa viết năm 1457 của Nguyễn Thiên Túng) và 6 bài thơ chữ Hán trong bộ hợp tuyển thơ văn “Trích diễm thi tập” 摘艷詩集 do Hoàng Đức Lương  (黃德梁, ? - ?) văn thần thời Lê sơ (初黎朝, 1428–1528) sưu tập và biên soạn và bộ hợp tuyển thơ chữ Hán “Toàn Việt thi lục” (全越詩錄, Sao lục toàn tập thơ Việt) do Lê Quý Đôn (黎貴惇, 1726 - 1784) biên soạn.
2. Người có tên trong VĂN BIA ĐẦU TIÊN CỦA ĐẠI VIỆT
2.1. Dưới thời Bắc thuộc 北屬時代, việc học hành, thi cử đều theo “Thiên triều” 天朝  và thi tại Bắc quốc nhưng cũng có người Việt đỗ đạt, làm quan. Đỉnh cao của Khoa cử người Việt thời đó là Khương Công Phụ (姜公輔, 730-805), người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, châu Ái (nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) đỗ Tiến sĩ 進士 năm Quảng Đức thứ hai (廣德二年, 764) đời Đường Đại Tông (唐代宗, 726-779), được bổ làm Hữu thập di Hàn Lâm học sĩ 右拾遺翰林學士, kiêm chức Kinh triệu hộ tào tham quân về sau thăng tiến tới chức Gián nghị Đại phu, Đồng Trung thư môn hạ Bình chương sự (諫議大夫同中書門下平章事, như Tể Tướng 宰相).
2.2. Chế độ Khoa bảng 科榜 nước Việt mở đầu là năm Ất Mão (乙卯, 1075) đời Lý Nhân Tông (李仁宗, 1072-1127) và khoa kết thúc vào năm Kỉ Mùi (己未, 1919) đời Khải Định (阮弘宗啓定, 1885-1925). Tuy có nhiều thay đổi theo từng triều đại, nhưng đại thể, Khoa cử thời phong kiến gồm ba kì thi quan trọng được coi như ba cửa ải lớn, ai vượt qua kỳ trứơc mới thi tiếp kỳ sau và đạt mức nào sẽ có các danh hiệu tương ứng. Đỗ đạt cấp nào sẽ được bổ làm quan theo yêu cầu và dần bước tới bậc thang danh vọng chứ không có kiểu làm quan rồi mới “tại chức” như nay.
Sau khi giành quyền tự chủ, các triều Ngô  (吳氏, 938 - 967), Ðinh (丁氏, 968 - 980) và Tiền Lê (前黎氏, 980 - 1009) do còn lo phòng thủ, giữ nước, tùy việc dùng người nên chưa chú ý tới việc thi cử.
Sang triều Lý (李朝, 1010-1225) có tổ chức thi và chỉ khi nào cần người với khoa thi đầu tiên thi Nho học ba trường 三場,  kén người Minh kinh bác học vào năm Thái Ninh thứ 5 (太寧第五年, 1075) đời Lý Nhân Tông sau đó là 6 khoa nữa (1086, 1152, 1165, 1185, 1193 và 1195).
Tới Nhà Trần (陳朝, 1225 - 1400) việc tổ chức giáo dục và thi cử đã rõ ràng: Kinh sư có Quốc học viện 國學院; các lộ, châu, phủ, có nhà Học, nhà Hiệu và hoàn thiện vào năm 1396 khi định rõ phép thi 4 trường (thi Hương gọi là “Thu vi” 秋闈, thi Hội gọi là “Xuân vi Hội thí" 春闈會試, kỳ thi cuối diễn ra tại sân Rồng gọi là “Đình thí” 廷試 ) và phép bổ dụng, định ra Tam giáp 三甲.
 Thời kỳ đầu nhà Hậu Lê (後黎朝, 1428 - 1788) phép thi giản lược, đến năm Thuận Thiên thứ 6 (順天第六年, 1433), Lê Thái Tổ (黎太祖, 1428-1433) quy định 6 năm một khoa, năm trước thi Hương, năm sau thi Hội.
Từ năm Đại Bảo thứ 3 (大寶三年壬戌, 1442) đời Lê Thái Tông (黎太宗, 1433-1442) trở đi 3 kỳ thi định rõ. Đầu tiên là thi Hương (Hương thí 乡試) thường tổ chức vào mùa Thu các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, ai đỗ gọi là Cử nhân 鄉貢, người đỗ đầu gọi là Giải Nguyên 解元. Tới mùa Xuân năm sau  (Sửu, Mùi, Thìn, Tuất) các Cử nhân dự thi kỳ thi Hội 会試 ở bộ Lễ lấy Thái học sinh 太學生 và đỗ đầu gọi là Hội nguyên 會元. Các Tiến sĩ 進士 vào tiếp thi Đình 殿試 ở sân rồng đỗ đầu gọi là Đình Nguyên 殿元, lấy thêm Phụ bảng (附榜, dưới hạng Tiến sĩ, tức đồng Tiến sĩ xuất thân 同進士出身).
Nhằm rạng rỡ đời trước, khuyến khích đời sau, năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (大寶三年壬戌, 1442) rộng mở Xuân vi 春闈 (thi Hội vào mùa Xuân) cho các sĩ nhân trong nước. Số dự thi đông đến 450 người, qua bốn trường thi  lấy trúng cách được 33 người. 
Quan Hữu ti 有司 chuyên trách lập danh sách dâng lên và Lê Thái Tông (黎太宗, 1433-1442) sai chọn ngày cho vào sân rồng ứng đối 對于廷 thi Đình.
Kỳ thi đó, những người giữ trọng trách gồm: Đề điệu (提調, viên quan đứng đầu chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của trường thi); “Tuần xước” (巡綽, tuần tra canh gác trong ngoài trường thi); “Đối độc” (封讀: người đọc soát bản sao so với bản chính) là Thượng thư Tả Bộc xạ 尚書左僕射 Lê Văn Linh 黎文靈, Giám thí 監試 là Ngự sử đài Thị Ngự sử 御史臺侍御史 Triệu Thái 趙泰, cùng các quan Thu quyển (收卷, thu các quyển thi của thí sinh); Di phong (彌封, quan rọc phách, niêm phong các quyển thi); Đằng lục (謄錄, người sao chép bài thi của thí sinh  bởi ngày trước không chấm bài trên các văn bản chính. Đó là những người từng đỗ đạt cao, công minh, có trách nhiệm thi hành công việc. 
Ngày mồng 2 tháng 2, Vua ngự ở điện Hội Anh 會英殿, đích thân ra đề thi văn sách.  Ngày hôm sau các viên Độc quyển 讀卷 là Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ 翰林院承旨學士 kiêm Trung thư Quốc sử sự 中書國史事 Nguyễn Trãi 阮廌, Trung thư sảnh Trung thư Thị lang 中書省中書侍郎 Nguyễn Mộng Tuân 阮夢荀, Nội mật viện Tri viện sự 內密院知院事 Trình Thuấn Du 陳舜俞, Quốc tử giám Bác sĩ 國子監博士 Nguyễn Tử Tấn 阮子晉 nâng quyển tiến đọc.  Hoàng thượng ngự lãm, xét định thứ bậc cao thấp.  Sau đó đã ban cho:
- Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 第一甲進士及第 , 3 người với:  Nguyễn Trực (阮直, 1417-1474, hiệu Hu Liêu và tự là Công Dĩnh, người xã Bối Khê huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông nay thuộc xã Tam Hưng huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây) đỗ Trạng nguyên 狀元; Nguyễn Như Đổ (阮如堵, 1424-1525, hiệu Khiêm Trai và tự là Mạnh An , người xã Đại Lan huyện Thanh Đàm nay thuộc huyện Thanh Trì Tp. Hà Nội) đỗ Bảng nhãn 榜眼; Lương Như Hộc 梁如鵠 đỗ Thám hoa lang 探花郎;
 - Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 第二甲進士出身 Trần Văn Huy 陳文徽, người xã Thái Bạt huyện Bất Bạt, làm quan  tới Thượng thư Bộ Lại)  và 6 người khác;
- Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 第三甲同進士出身 là Ngô Sĩ Liên 吳士連 và 22 người khác đỗ Phụ bảng 附榜.
Ngày mồng 3 tháng 3, xướng danh treo bảng, để tỏ cho kẻ sĩ thấy sự vẻ vang lại ban tước trật để nêu cao nổi bật với dân thường, ban áo mũ cân đai để đẹp cách ăn mặc, cho dự yến vườn Quỳnh (瓊林, Vườn hoa lớn phía sau điện Kính Thiên trong hoàng cung, nơi thường tổ chức các cuộc yến tiệc lớn) để tỏ ơn huệ, cấp ngựa về quê để rõ lòng đặc biệt mến yêu của Vua.  Kẻ sĩ và dân chúng Trường An 長安 đâu đâu cũng tụ tập đến xem, đều ca ngợi nhà Vua chuộng Nho xưa nay hiếm thấy.
Vào năm Hồng Đức thứ 15 (洪德苐十五年, 1484), Bộ Lễ trình và được Lê Thánh Tông (黎聖宗思誠, 1460-1497) chuẩn tấu, đem danh hiệu Trạng nguyên 狀元, Bảng nhãn 榜眼, Thám hoa lang 探花郎 làm thành Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 第一甲進士及第, người đỗ Phụ bảng đổi gọi là đồng Tiến sĩ xuất thân 同進士出身, tức Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất  thân 第三甲同進士出身.
2.3. Đồng thời nhà vua sai Phụng trực đại phu Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Đại học sĩ 奉直大夫翰林院承旨東閣大學士 Thân Nhân Trung 申仁忠[4], soạn,  mấy bậc kỳ tài khác viết chữ, khắc văn bia tiến sĩ đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.  Đó là bia ghi danh những Tiến sĩ đầu tiên, những người đỗ khoa thi Nhâm Tuất 1442 大寶三年壬戌科進士題名記. Bia tiến sĩ bắt đầu có từ đây.
Cũng chính tại văn bia này đã có câu nổi tiếng: “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. . . ” 贤材國家之元气 và có tên người họ Lương đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ là Lương Như Hộc.
Như vậy, Lương Thế Vinh (梁世榮, 1441–1496), đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Nhất danh (Trạng nguyên) khoa Quý Mùi 1463 niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông (黎聖宗, 1442-1497) được đời sau suy tôn là người mở đầu truyền thống khoa bảng vẻ vang của dòng họ trong câu đối: “神秀一門猶記甲科光順始” (Thần tú nhất môn do kí giáp khoa Quang Thuận thủy). Nhưng Lương Như Hộc lại là người họ Lương đầu tiên có tên trong Văn bia Tiến sĩ đầu tiên của Đại Việt 大越.
3. Tổ sư nghề khắc ván in:
3.1. Như chúng ta đã biết, không phải đến thời Lê sơ (黎初, 1428-1527), nghề khắc ván in, in sách mới được phổ biến ở nước ta mà ngay từ thế kỷ thứ XII ở nước ta đã có những người lấy nghề khắc ván in, in kinh sách để sinh sống. Sách Thiền uyển tập anh ngữ lục 禪苑集英語錄 chép: “Thiền sư 禅师 Trí Học họ Tô, người làng Chu Minh 朱明 phủ Thiên Đức 天德 (nay là vùng Phù Cầm, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) gia đình vốn làm nghề khắc bản in kinh nên trước khi mất ( ngày 12 tháng 5 năm 1190), vào đời Lý Cao Tông” (李高宗, 1173 – 1210) ông đã cho in nhiều kinh. Sau này vào những năm thế kỷ XIII - XIV kinh sách cũng được in ấn khá nhiều. Pháp Loa Đồng Kiên Cương  (法螺同堅剛, 1284-1330) in kinh Địa Tạng 地藏経, sách Phật giáo pháp sư, Đạo trường tân văn, Công văn cách thức để ban bố cho dân chúng biết. Năm 1396 thời Trần Thuận Tông (陳順宗, 1377 –1399), Phụ chính Thái sư nhiếp chính 欽德興烈大王 Hồ Quý Ly (胡季犛, 1336 - 1407) nhân danh nhà Trần phát hành tiền giấy "Thông bảo hội sao" 通寶繪钞, đây chính là loại tiền giấy đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Sách Đại Việt sử ký toàn thư           còn ghi lại hình dáng và thể thức của đồng tiền giấy: “Giấy 10 đồng vẽ rồng, giấy 30 đồng vẽ sóng, giấy 1 tiền vẽ mây, giấy 2 tiền vẽ rùa, giấy 3 tiền vẽ lân, giấy 5 tiền vẽ phượng, giấy 1 quan vẽ rồng”. Việc lưu thông tiền giấy trong xã hội thời Hồ cho thấy kĩ thuật in ấn của nước ta vào thế kỷ XIV, XV đã đạt tới trình độ cao trong khu vực.  
Như thế, nghề in ở Đại Việt từ nhà Trần về trước đã có nhưng chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước. 
3.2. Vào năm Thái Hòa thứ nhất (大和元年, Quý Hợi 癸亥, 1443), đời Lê Nhân Tông (黎仁宗, 1441 - 1459), nhà Minh sai chánh sứ Hành nhân ty hành nhân 行人司行人 Trình Cảnh 程璥 sang tế Thái Tông (黎太宗, 1423 - 1442) do vậy Nhân Tông sai Ngự sử trung thừa 御史中丞 là Hà Phủ 何甫, Hàn lâm viện tri chế cáo 翰林院知制誥 Nguyễn Như Đổ 阮如堵, Ngự tiền học sinh cục trưởng 御前學生局長 Lương Như Hộc 梁如鵠 sang tạ ơn nhà Minh sang tế. Ngay từ lần đi sứ đó, qua những cuốn sách, tranh bày bán Lương Cục trưởng thấy người nhà Minh làm nghề khắc chữ và in rất tinh xảo, ông đã nuôi ý muốn học nghề, dù biết sẽ rất khó khăn. Nhưng đường sá xa xôi đã phần nào ngăn cản Thám hoa thực hiện ước mơ.
3.3. Mãi đến 16 năm sau, Như Hộc lúc này đã bước vào tuổi bốn mươi, đang là Hàn lâm trực học sĩ , nghe tin có phái đoàn đi sứ nhà Minh bèn xin đi. Năm đó Lê Nghi Dân (黎宜民, 1439- 1460) vừa lật đổ Lê Nhân Tông (黎仁宗, 1441 -  1459) lên ngôi, đang tìm người đi sứ xin tấn phong ngôi vua nên đồng ý cho Như Hộc đi sứ lần nữa.
Việc ấy diễn ra vào năm Thiên Hưng thứ nhất (1459) cùng Trần Phong, Trần Bá Linh sang nhà Minh cầu Minh Anh Tông (明英宗, 1427 – 1464) phong Vương cho Lê Nghi Dân (黎宜民, 1439-1460). Đây là lần đi sứ thứ 2 và sau khi hoàn thành sứ mệnh, đoàn đi sứ ra về, riêng Lương Như Hộc cải trang thành thương gia, ở trọ gần các phường khắc chữ và in ấn, lặng lẽ học nghề. Suốt 4 năm, dù gặp rất nhiều gian khó, nhưng với trí thông minh và lòng kiên trì, Lương Như Hộc đã nắm được tinh hoa của nghề khắc mộc bản và in ấn.
3.4. Năm 1462, ông về nước. Bấy giờ Lê Thánh Tông (黎聖宗, 1442 - 1497) lên ngôi vua đã ba năm, rất muốn phổ biến các tác phẩm văn thơ, tài liệu học tập và văn bản nhà nước đến người dân để làm cho văn hóa thêm phát triển, đời sống tinh thần thêm phong phú. Nghe câu chuyện học nghề của Lương Như Hộc, vua cảm phục và lệnh tạo điều kiện cho ông mở lớp truyền nghề in mộc bản cho người dân.
Như Hộc , ông cùng với hai người học trò là Phạm Niên và Phạm Đới, về dạy lại cho thợ Hồng Lục 紅蓼 và Liễu Chàng 柳幢huyện Trường Tân 長津 phủ Hạ Hồng 下洪 thuộc Đông Đạo 東道 (nay là thôn Thanh Liễu xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương).
 Ông tuyển những học trò sáng dạ, khéo tay, chỉ dạy tận tình. Chẳng bao lâu, lứa thợ nghề in đầu tiên ra đời với tay nghề không thua người thầy mà trước đó phải mất bốn năm trời vò võ trên đất quê người. Nghề nghiệp ngày một phát triển lan sang cả thôn Khuê Liễu 圭寥 và các làng xung quanh.
Đến năm 1470, nghề khắc - in đã rất phát triển ở vùng quê này. Tương truyền, Vua Lê Thánh Tông nhiều lần ban chiếu cho thợ Hồng Liễu lên Kinh thành để khắc mộc bản và in sách cho triều đình. Thời Hồng Đức ( , 1470-1497) sách được in ra hàng loạt, văn thơ phát triển, phổ biến rộng trong đời sống. Thế rồi, chính người thợ khắc mộc bản và in ấn Hồng Liễu lại đem nghề này tới nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là tới Thăng Long. Đầu thế kỷ XVI, người Hồng Lục và Liễu Tràng đã có nhiều cơ sở khắc mộc bản, in ấn (sách và tranh đồ họa) tại Thăng Long và vùng này trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước.
3.5. Do nghề khắc bản in tại đây phát triển nên được giao khắc in nhiều tài liệu thư tịch, kinh sử, đã góp phần vào việc ấn loát, lưu trữ, phát hành nhiều văn bản có giá trị.  Chính phường thợ quê ông đã khắc chữ in đầy đủ lần đầu tiên bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” 大越史記全 vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697), triều Lê Hi Tông ( 黎熙宗, 1663–1716). 
Đầu thế kỷ 20, những nghệ nhân nơi đây đã tham gia khắc in bộ tranh dân gian gồm 4. 577 bức, nhan đề Kĩ thuật của người An Nam (Technique du peuple Annamite) do Henri-Joseph Oger (1885-1936?), một người Pháp, tổ chức với sự trợ giúp của nghệ nhân người Thanh Liễu là Nguyễn Văn Đăng (1873-1956).  Ngoài vẽ về các nghề dân gian và đời sống hàng ngày của người Việt Nam, bộ tranh còn có hình các nhân vật lịch sử như Lương Như Hộc và Kỳ Đồng.
3.6. Nhờ công lao truyền nghề, Lương Như Hộc được thăng tới chức Trung thư sảnh bí thư giám học sĩ 監學 , Lễ bộ thị lang (tương tự Thứ trưởng liên bộ Ngoại giao-Văn hóa-Giáo dục nay).
3.7. Để ghi nhận công lao khơi dậy và phát triển nghề khắc bản in gỗ, dân làng Liễu Chàng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là “Tổ nghề” 祖師爺 của họ.  Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng (không hiểu do đâu, từ bao giờ cái tên Liễu Chàng thành Liễu Tràng?).  Đây là vùng gần Thanh Liêu 青寥 (từ Hồng Lục đổi năm 1848 do kị húy tên vua Tự Đức  (嗣德,1829 – 1883) là Hồng Nhậm 洪任) thuộc tổng Thạch Khôi 石恢 xưa vốn thuộc huyện Gia Lộc, từ 03/2008 nhập vào thành phố Hải Dương.  Ngôi đình đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm. Vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch, nhân dân làng Liễu Tràng tổ chức lễ rước Lương Như Hộc và các hoạt động khác để tưởng nhớ người thầy đầu tiên truyền bá nghề in ở Việt Nam.
Năm 2012 Hiệp hội In Việt Nam chính thức lập hồ sơ gửi Trung tâm kỷ lục Việt Nam về việc công nhận ông Lương Như Hộc là ông Tổ nghề In Việt Nam và ông đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận, đưa vào danh sách bao gồm 20 vị tổ nghề của Việt Nam và 30 vị tổ nghề của thế giới. Trong đó có tổ nghề in thế giới là Johannes Gutenberg (1430-1468) gần như cùng thời với ông tổ nghề in của Việt Nam. Hiện Trung tâm Kỷ lục Việt Nam đang đề nghị Nhà nước và sự hỗ trợ từ các ngành để xây dựng ngôi Đình Tổ Nghề Việt Nam và thế giới.
4. Người Việt đầu tiên được LƯU THƠ TRÊN VĂN ĐÀN TRIỀU TIÊ
Điều đặc biệt, Lương Thám hoa còn là một trong những Danh sĩ đầu tiên của Đại Việt gặp sứ thần, biết đến văn học Korea và có thơ lưu tại xứ Kim Chi.
4.1. Xưa nay việc ngoại giao ở mọi nước đều phải có các phiên dịch (interpreters, 翻譯) chuyên nghiệp.
Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử, thời quân chủ nước ta chủ yếu có quan hệ bang giao với Bắc quốc. Cha ông ta học chữ Nho, tức là chỉ học nghĩa của những từ Hán 漢字, đọc theo âm Hán-Việt, chứ không học cách phát âm của người Trung Quốc (nói theo cách học ngoại ngữ ngày nay, là đọc sách được chứ không nói được). Dù giỏi Nho đến đâu khi gặp các nhà Nho hay quan lại Trung Hoa phải dùng cách bút đàm 笔談 (bằng chữ Hán) thay cho lời nói.
Vì các sứ thần không thể đối đáp trực tiếp nên triều đình mỗi nước phải lo bổ dụng những viên thông ngôn 通言 gọi là Yết giả 謁假 dưới quyền các quan bộc xạ (僕射, chức quan đứng thứ 2 triều đình).
Lệ xưa, các quan và sứ thần không được ở sát vua khi triều kiến, mà phải quỳ ở bên dưới và cách xa bệ rồng (từ đó mới có danh xưng “Bệ hạ” 陛下), do đó hai bên không thể đối thoại trực tiếp. Lời tấu lên vua hay lời vua ban xuống đều được truyền đạt qua trung gian của các quan phụ trách nghi lễ.
Việc đối đáp trực tiếp giữa sứ thần nước Việt với lân bang mang nhiều tính chất văn chương chỉ nên xem là giai thoại chứ không phải tín sử vì phần nhiều được thêm thắt theo sự truyền khẩu trong dân gian.
4.2. Lương Nhữ Hộc với Sứ giả và văn học Triều Tiên:
Korea (조선, 朝鮮, Triều Tiên) và Việt Nam trong quá khứ dù hạn chế về điều kiện tiếp xúc nhưng cũng đã có quá trình giao lưu văn hóa khá sớm.
Sự giao lưu văn hóa hai dân tộc Việt-Triều có thể đã có từ thế kỉ XII, XIII từ Hoàng tử Lý Dương Côn (李陽焜 - 이양혼), Lý Long Tường (李龍祥 - 이용상),...của triều Lý (李朝, 1009–1225) sang Cao Ly (Goryeo hay Koryŏ, 고려, 高麗, 918–1392) lánh nạn sau khi nhà Lý mất về nhà Trần (陳朝, 1226–1400). Tuy nhiên, đó chỉ là suy luận gián tiếp dựa vào logic và những thông tin của truyền thuyết, giai thoại mà thiếu những căn cứ xác thực.
Thế kỷ sau có chuyện về sự gặp gỡ giữa Lưỡng quốc Trạng nguyên 兩國狀元 Mạc Đĩnh Chi (莫挺之, 1280-1346) và sứ thần nhà Lý của Triều Tiên 李氏朝鲜 (조선국/朝鮮國 Joseon ?) năm 1308 nhưng mang nặng tính giai thoại. Còn chuyện một người con họ Lương nước Việt là Thám hoa 探花 Lương Như Hộc 梁如鵠có giao lưu, đối thơ với sứ thần Korea ở thế kỷ XV lại là chuyện có để lại dấu tích.
Thuở đó, sau khi đánh đổ nhà Nguyên Mông (元朝/韃靼 달단, 1271–1368), lập nên triều Đại Minh (大明, 1368 - 1644) Chu Nguyên Chương (朱元璋 주원장, 1328 – 1398) đã tái thiết lập quan hệ triều cống với lân bang. Khi đó Triều Tiên (朝鮮 조선) và Đại Việt (大越 대월) là hai lân quốc được ưu ái hàng đầu. Chu Nguyên Chương tuyên bố: “Trẫm làm vua thiên hạ, đã thành chính thống, từ nay cứ ba năm, các nước ở hải ngoại vào triều cống thì An Nam (安南 안남) đứng đầu, sau đó tới Cao Ly (高麗 고려), sau nữa tới Chiêm Thành (占城 점성), các nước đều dâng biểu xưng thần, hợp với quy chế cổ, trẫm hết sức khen ngợi.”. Do vậy, tuy chưa đặt quan hệ ngoại giao nhưng khi sứ thần nước ta và sang Nam Kinh 南京 hay Bắc Kinh 北京 đã gặp nhau và có giao hảo.
Khi ở đất Minh, Lương Nhữ Hộc có giao tiếp với Sứ thần nước Korea là Từ Cư Chính[5] tại Thông Châu quán 通州館 và 2 kỳ nhân này có họa thơ với nhau. Đây cuộc gặp gỡ đích thực đầu tiên giữa sứ thần hai dân tộc, cũng là lần đầu tiên người Việt Nam biết đến văn học Korea.
Chuyện này, sách Triều Tiên vương triều thực lục khi chép tiểu sử Từ Cư Chính có viết: “Năm Canh Thìn, [ông] chuyển sang làm Lại tào Tham nghị, tham gia sứ đoàn Tạ ân đến Yên Kinh, ở quán Thông Châu gặp sứ thần An Nam là Lương [Như] Hộc, Trạng nguyên chế khoa nước ấy. Cư Chính làm một bài thơ cận thể đưa trước cho ông, Lương hoạ lại. Cư Chính làm liền một lúc 10 bài tặng lại, Lương thán phục nói: “Thật là kì tài trong thiên hạ”[6].
Cũng theo sách này, Từ Cư Chính đã viết tặng Lương Như Hộc 10 bài thơ, và Lương đáp lại bằng 1 bài thơ. Tuy nhiên, các tư liệu hiện còn không được như vậy. Cụ thể, số bài thơ Từ Cư Chính đã tặng Lương Như Hộc còn lại là 3 bài (Thứ An Nam sứ Lương Hộc thi vận 使 , Quản thành tử tặng Lương phụng sứ 使 - nhị thủ), trong khi Lương hoạ lại một bài (Thứ Triều Tiên quốc Từ Tể tướng thi vận ). Những bài thơ này được lưu giữ trong sách Tứ Giai thi tập của Từ Cư Chính. Vậy là, trong lần tiếp xúc này, chính thức có hàng chục bài thơ (hiện còn 3 bài) thuộc văn học Korea đã được người Việt biết đến và bình giá.
Thêm một thông tin để con cháu họ Lương có quyền tự hào rằng: cách ngày nay 6 thế kỷ, một người con ưu tú của dòng tộc đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự giao lưu văn học giữa Đại Việt và Korea. Từ sự giao lưu văn học đó dẫn đến sự giao lưu văn hoá nói chung giữa hai dân tộc ngày càng mạnh mẽ.
-         Lương Đức Mến, BS từ nhiều nguồn TK-


[1] Không liên quan gì đến Lương Nhữ Hốt (梁汝笏, ?-1428) là tướng người Việt cùng với Nguyễn Huân , Đỗ Duy Trung theo hàng và hợp tác với quân Minh thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam.
[2] Quê Thám hoa Lương Như Hộc vào thế kỷ XV là Hồng Lục 紅蓼 huyện Trường Tân 長津 phủ Hạ Hồng 下洪 thuộc Đông Đạo 東道.  Đến năm Quang Thuận năm thứ 10 (1469), khi định lại bản đồ, đổi Trường Tân thành Gia Phúc 嘉福. Sau này, kiêng chữ “Phúc” trong từ chỉ dòng họ nhà vua Nguyễn Phúc 阮福 nên đổi thành Gia Lộc 嘉祿 cho đến nay. Còn tên xã  Hồng Lục từ 1848 kiêng chữ “Hồng” vì húy với Hồng Nhậm 洪任 tức vua Tự Đức (嗣德, 1829 – 1883), nên đổi ra Thanh Liêu 青寥.
Ngày nay các thôn Thanh Liễu (làng Đình Sinh), Liễu Tràng (làng Tràng), Khuê Liễu (làng Sếu) đều thuộc xã Tân Hưng và cùng với Thạch Khôi được sáp nhập vào thành phố Hải Dương từ 19/3/2008.
[3] Theo sự tích thì Thám hoa có 2 con trai là Từ và Hậu đều đậu đạt cao, sau chuyển cư lên làm nghề thủ công ở Thanh Trì và kinh thành Thăng Long.
Có lẽ vì vậy mà hiện nay vùng quê của Lương Nhữ Hộc nay không còn người họ Lương!
[4] Người xã Yên Ninh huyện Yên Dũng nay thuộc xã Ninh Sơn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Kỷ Sửu, 1469, sau giữ các chức: Thượng thư Bộ Lại, Chưởng Hàn lâm viện sự kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập nội Phụ chính, Tế tửu Quốc tử giám, là thành viên của Hội Tao Đàn và được vua Lê Thánh Tông phong làm Tao Đàn Phó Nguyên soái.
[5] Từ Cư Chính (徐居正, 1420-1488), tự là Cương Trung 刚中, hiệu là Tứ Giai đình 号四佳亭, là Nho thần, thi nhân dưới triều nhà Lý ở Triều Tiên, đỗ Tiến sĩ năm 19 tuổi, làm quan đến chức Đại đề học, sung Tập hiền viện kiêm Tri chế giáo, phong Đạt Thành quân. Ông giỏi Thiên văn, Địa lý và Y học, ông có soạn quyển Đông nhân thi thoại《东人诗话》là bộ bình luận thi ca nổi tiếng có tính tiêu biểu cho thơ văn Triều Tiên thế kỷ thứ 15. Khi mất được truy tặng thụy là Văn Trung. Sứ thần nước Minh sang sứ Triều Tiên rất là khen ngợi, rằng tài năng như ông ở Trung nguyên không quá 2 – 3 người.
[6] Nguyên văn: “ , 使 , 使 , 也。 , , , : “ ” [ 223, 19(1488 戊申 /(弘治) 1) 12 24(癸丑)].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!