[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


05 tháng 2 2016

Từ TIẾT thành TẾT và CÁCH XÁC ĐỊNH NGÀY MỒNG MỘT TẾT

Vòng Tiết khí do LĐM vẽ lại theo BKTT mở
1. Từ nhu cầu tâm linh, vui chơi:
Khi xã hội loài người phát triển đến một mức độ nhất định, ngoài nhu cầu ăn mặc, duy trì nòi giống còn có nhu cầu vui chơi, giao tiếp, tâm linh. Từ đó có “Lễ, Hội, Tết” là những sinh hoạt đặc thù chỉ có ở loài người, là nền tảng của đời sống chung từ gia đình, xóm làng, đến cả nước và lan ra toàn cầu. Những sinh hoạt này lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp trời, đất với con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, có những “Lễ, Hội, Tết” phai nhạt đi, ngược lại có những “Lễ, Hội, Tết” đậm nét hơn hoặc “Lễ, Hội, Tết” mới xuất hiện.
Tùy từng “Lễ, Hội, Tết” khác nhau mà chúng được tiến hành vào một thời gian nhất định, tùy phép làm lịch, hay Lịch pháp 曆法 được ghi trong Lịch thư (H:曆書, A: Almanac, P: Almanach). Ở Việt Nam hiện nay thông dụng là theo Dương lịch (, The sun calendar/Le calendrier solaire) theo chu kỳ mặt Trời được biểu diễn bằng các con số trên tuyến tính (linear)hay theo Âm lịch (, lunar calendar/ Le calendrier lunaire) dựa vào chu kỳ mặt Trăng tính chu kỳ (cyclic) với tên gọi Can Chi 干支 trong Lục thập hoa Giáp 六十花甲.
Phần lớn các “Lễ, Hội, Tết” cổ truyền của Việt Nam đều tính theo Âm lịch. Nhưng hiện nay âm lịch đang dùng là Âm Dương lịch 陰陽, là lịch kết hợp được cả chu kỳ Mặt Trăng và chu kỳ Mặt Trời hình thành từ thời Minh (,1368 – 1644) và hoàn chỉnh như ngày nay dưới triều Thanh (清朝, 1644 - 1911). Ba mốc thời gian căn bản để tính lịch này là: Ngọ (, giữa trưa), Sóc ( , đêm không trăng, tức ngày Mồng Một hằng tháng) và Đông chí (冬至, mặt trời ở thấp nhất trong năm,  thuộc tháng thứ 11 trong lịch Âm).
2. Tiết khí được tính theo Dương lịch:
Tiết khí (節氣, Minor Solar Terms) là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa, phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp.
Vì quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp rất gần với hình tròn chứ không phải là một hình tròn nên vận tốc di chuyển của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số. Do đó khoảng cách tính theo thời gian giữa các tiết khí không phải là con số cố định.
Trong phép làm lịch, các nhà làm lịch đã làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày mà tiết khí đó bắt đầu. Nên khoảng cách giữa hai tiết khí kề nhau sẽ ở trong khoảng 14-16 ngày, bằng 1/24 của quỹ đạo năm. Đ đó là các thời điểm mà kinh độ mặt trời có các giá trị 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, ..., 345.
Thời tiết đầu tháng gọi là Tiết khí (Minor Solar Terms), giữa tháng là Trung khí  (Major Solar Term) nó phản ánh sự thay đổi của 4 mùa (như Lập Xuân, ), sự biến đổi của khí hậu (Tiểu thử,), sự công việc của nhà nông (Kinh trập, )…Trong đó, bốn đỉnh điểm của quỹ đạo ở vào bốn tiết khí phân mùa là Đông chí, Hạ chí, Xuân phân, Thu phân, các tiết khí khác ở vào các cung đoạn mà khí hậu có những điểm diễn biến đặc thù  tên gọi của các tiết khí lấy theo tính chất đặc điểm của khí hậu mùa tiết để gọi.
Như vậy, tiết khí phải được tính theo tính theo dương lịch, không thể theo âm lịch, dù là âm dương lịch. Nhưng cần nhớ rằng Trung Quốc lấy múi giờ Bắc Kinh, còn Việt Nam lấy múi giờ Hà Nội nên lịch Trung luôn trước lịch Việt 1 giờ. Do đó cẩn trọng khi đem lịch Tầu áp vào việc ta!
3. Cần phân biệt:
- 4 “chí” là các điểm diễn ra hay bắt đầu các tiết Xuân phân (H:  , A:vernal equinox), Hạ chí (H:  , A: summer solstice), Thu phân (H: 秋分, A: autumnal equinox), Đông chí (H: 冬至, A: winter solstice)  đối với Bắc bán cầu.
- 24 Tiết khí do 6 bước phụ trách: Sơ khí (Đại hàn, Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập); Nhị khí (Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ); Tam khí (Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử); Tứ khí (Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ); Ngũ khí (Thu  phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông); Trung khí (Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn).
- 24 tiết khí được chia làm 4 loại:
+ Biểu thị sự thay đổi của 4 mùa có 8 tiết khí: Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí.
+ Biểu thị cho sự thay đổi của nhiệt độ (khí hậu) có 5 tiết khí: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
+ Biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước có 7 tiết khí: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
+ Biểu thị cho sự vật, hiện tượng có 4 tiết khí: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng.
4. Các Tiết khí trong năm 2016:
(AM = Ất Mùi, BT = Bính Thân, G = tháng Giêng)

TT
TIẾT KHÍ
HÁN TỰ
NGHĨA
THỨ
NGÀY THÁNG
ÂM LỊCH
D. LỊCH
1
Tiểu hàn
小寒
Rét nhẹ
Thứ Tư
27/11/AM
06/01/2016
2
Đại hàn
大寒
Rét đậm
Thứ Tư
11/12/AM
20/01/2016
3
Lập xuân
 
Bắt đầu mùa xuân
Thứ Năm
26/12/AM
04/02
4
Vũ Thủy
 
Mưa ẩm
Thứ Sáu
12/G/BT
19/02
5
Kinh trập
 
Sâu nở
Thứ Bẩy
27/G/BT
05/3
6
Xuân phân
 
Giữa xuân
Chủ Nhật
12/02
20/3
7
Thanh minh
 
Trời trong sáng
Thứ Hai
27/02
04/4
8
Cốc vũ
  
Mưa rào
Thứ Ba
13/3
19/4
9
Lập hạ
 
Bắt đầu mùa hè
Thứ Năm
29/3
05/5
10
Tiểu mãn
 滿 
Lũ nhỏ, duối vàng
Thứ Sáu
14/4
20/5
11
Mang chủng
 
Chòm tua rua mọc
Chủ Nhật
01/5
05/6
12
Hạ chí
 
Giữa hè
Thứ Ba
17/5
21/6
13
Tiểu thử
 
Nóng nhẹ
Thứ Tư
03/6
06/7
14
Đại thử
 
Nóng oi
Thứ Sáu
19/6
22/7
15
Lập thu
 
Bắt đầu mùa thu
Chủ Nhật
05/7
07/8
16
Xử thử
處暑
Mưa ngâu
Thứ Hai
20/7
22/8
17
Bạch lộ
白露
Nắng nhạt
Thứ Tư
07/8
07/9
18
Thu phân
秋分
Giữa thu
Thứ Năm
22/8
22/9
19
Hàn lộ
寒露
Mát mẻ
Thứ Bẩy
08/9
08/10
20
Sương giáng
霜降
Sương mù xuất hiện
Chủ Nhật
23/9
23/10
21
Lập đông
立冬
Bắt đầu mùa đông
Thứ Hai
08/10
07/11
22
Tiểu tuyết
小雪
Tuyết xuất hiện
Thứ Ba
23/10
22/11
23
Đại tuyết
大雪
Tuyết dầy
Thứ Ba
08/11
06/12
24
Đông chí
冬至
Giữa đông
Thứ Tư
23/11
21/12

5. Từ Tiết đến Tết:
 Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành.
Một số ngày “Tết” theo âm lịch, cố định hằng năm:
-Tết Nguyên đán (1-1): buổi sáng đầu năm (tính theo Âm lịch).
-Tết Nguyên tiêu (15-1): đêm rằm đầu tiên trong năm, treo đèn, còn gọi là thượng nguyên.
-Tết Hàn thực (3-3): ăn đồ nguội, bánh trôi, bánh chay.
- Tết Đoan ngọ (5-5): tết hoa quả, diệt sâu bọ, mừng con nước, đua thuyền...
- Tết Thất tịch (7-7): hoặc tết Vu lan, xá tội vong nhân, cúng cô hồn (15-7) còn gọi Trung nguyên.
- Tết Trung thu (15-8): thưởng trăng, gia đình đoàn tụ, múa lân rồng...
- Tết Trùng cửu (9-9): còn gọi là trùng dương, số 9 là con số của trời, cầu trời mưa thuận gió hòa.
- Tết Hạ nguyên (15-10): tết cơm mới, mừng mùa màng thu hoạch...
Như vậy, năm 2016 không có ngày “Tết” nào trùng với ngày “Tiết”, cũng như việc chẳng mấy khi ngày “Tiết Lập Xuân” trùng với ngày “Tết Nguyên đán” cả!.
6. Tết Nguyên Đán:
Hai chữ “Nguyên Đán” 元旦 có gốc từ chữ Hán, trong đó: “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “Đán” là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết 春節, Tân Niên 新年 hoặc Nông Lịch Tân Niên 農曆新年.
Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 01 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 02 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nó kéo dài khoảng nửa tháng (23 tháng Chạp năm cũ đến hết ngày 7 tháng Giêng của  năm mới âm lịch).
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc mà có thể chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam trước Tết Trung Quốc 1 ngày).
7. Xác định ngày Mồng Một Tết:
Trong thực tế, rất ít khi có tháng 11 nhuận hoặc 12 nhuận vì những Trung khí nằm tương đối sát nhau trong thời gian này (trên quĩ đạo bầu dục, trái đất lại gần mặt trời hơn vào mùa đông của bắc bán cầu nên đi nhanh hơn). Do đó có thể tính khá đúng ngày Tết bằng những quy tắc ước tính (rules of thumb) như sau :
1. Tết là ngày mồng 1 (ngày Sóc) thứ hai sau Đông Chí. Quy tắc này đúng từ cải cách lịch 1645 cho tới nay, nhưng tới năm 2033 sẽ sai.
2. Tết là ngày mồng 1 (sóc) gần tiết Lập Xuân (4 hay 5/2 DL) nhất. Quy tắc này, khi áp dụng cho Trung Quốc, đã sai vào năm 1985 và năm 2015.
3. Tết là ngày mồng 1 (sóc) đầu tiên sau khí Đại Hàn (20/1 DL). Quy tắc này, khi áp dụng cho Trung Quốc, đã sai vào năm 1985 và sẽ sai vào năm 2053.
Trong phép làm lịch dương có đường đổi ngày quốc tế (H: 际日期变更线, A: International Date Line, P: Ligne de changement de date) là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC +12 và UTC -12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình dương, cho đến Nam Cực. Theo quy định đó (Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884), khi các phương tiện giao thông đi ngang qua đường này, ngày tháng sẽ phải thay đổi. Cụ thể  từ bán cầu Tây sang bán cầu Đông qua đường này thì phải tăng 1 ngày và ngược lại đi từ bán cầu Đông sang bán cầu Tây phải giảm 1 ngày. Việc  theo múi giờ Hà Nội (UT + 7 giờ, 1050 kinh Đông), Trung Quốc tính theo múi giờ Bắc Kinh (UT + 8 giờ, 1200 kinh Đông) là có tính khoa học do vị trí địa lý từng nước.
Trong Âm lịch cũng có Đường Đổi ngày, nhưng nó không nằm một chỗ ở giữa Thái Bình Dương như đường đổi ngày trên (1800) mà mỗi tháng di chuyển tùy theo vị trí của trái đất ở điểm Sóc . Khi nó nằm trong múi giờ của Hà Nội thì suốt tháng đó Việt Nam đổi ngày trước Trung Quốc 23 giờ (lúc VN nằm trong khoảng 23:00-24:00 thì  TQ đã nằm trong khoảng 00:00-01:00 ngày hôm sau). Nếu điểm Sóc rơi vào khoảng thời gian 60 phút đó thì, theo nguyên tắc căn bản thứ 2 của Âm lịch, tháng AL Việt Nam sẽ bắt đầu ngày hôm trước và tháng Âm lịch Trung Quốc sẽ bắt đầu ngày hôm sau. Và nếu tháng đó là tháng Giêng thì Tết Việt Nam sẽ tới trước Tết Trung Quốc một ngày!
Năm 1985 Tết Việt Nam ăn Tết trước Trung Quốc tới một tháng bởi trước đó, năm 1984, Đông chí rơi vào 23:22 ngày 21/12 DL, giờ Hà Nội, tức là 00:22 ngày 22/12 DL, giờ Bắc Kinh. Đồng thời, ngày Sóc (mồng 1) tháng Âm lịch rơi vào ngày 22/12 DL ở cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội. Sự trùng hợp này khiến, theo nguyên tắc căn bản thứ 3 của Âm lịch , tháng 11 Âm lịch Việt Nam kết thúc vào 21/12 DL ở Hà Nội, nhưng tháng 11 ÂL Trung Quốc lại khởi đầu 22/12 DL ở Bắc Kinh. Do đó Đông Chí nằm ở tháng trước của VN và tháng sau của Trung Quốc. Vì tháng nào có Đông Chí phải là tháng 11 ÂL (nguyên tắc căn bản 3) nên tháng 11 của VN tới trước tháng 11 của TQ. Do đó Việt Nam dẫn trước và ăn Tết trước Trung Quốc một tháng.
Năm nay, Lập Xuân vào ngày 04/02/2016, tức là ngày 26 tháng Chạp của  năm Ất Mùi (chưa sang Bính Thân).
Ngày thứ 39 trong của năm 2016 (08/02) lịch Gregory hội đủ 3 tiêu chí của quy tắc ước tính trên, dó đó thứ Hai ngày 08/02/2016 đó là ngày Mồng Một Tết Bính Thân, là ngày Canh Thân, nạp âm Thạch lựu Mộc.
8. Thanh Minh không phải là Tết Hàn Thực:
Thanh minh         là “Trời trong sáng”, luôn rơi vào ngày 4/4 hoặc 5/4 dương lịch. Trong khi đó theo âm lịch thì trồi sụt lúc thì tháng 2, lúc thì tháng 3 không theo một qui luật nào cả. Đặc biệt, năm 2009, Thanh minh rơi vào ngày 4/4 dương lịch nhằm ngày 10/3 theo lịch âm Việt Nam nhưng lại là ngày 9/3 theo lịch âm Trung Quốc. Có nghĩa là cho dù có khác về ngày tháng nhưng ngày tiết vẫn như nhau.
Tiết Thanh Minh năm 2016 năm nay vào ngày thứ 95 của năm 2016, tức là ngày 04/4/2016, theo Âm lịch là ngày 27/02 Bính Thân trước ngày Tết Hàn thực 寒食 03/3 âm (09/4/2016)  gần 1 Tuần[1].  Do vậy, dù có làm bánh Trôi, bánh Chay vào 03/3 Âm thì việc “Tảo mộ”, “Đạp thanh” vẫn phải diễn ra vào tiết Thanh Minh, nghĩa là theo Dương lịch.
- Lương Đức Mến, giáp tết Bính Thân 2016-




[1] Có người dẫn câu Kiều “ ”, tức “Thanh minh trong tiết tháng ba” để nói rằng: Mồng 3 tháng 3 là Thanh Minh.
Xin nhắc là trước câu đó 3 câu, Đại Thi hào đã viết: “ ”, tức “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.
Như thế, cách đây mấy thế kỷ, Cụ Tố Như đã biết Thanh minh đến khi mùa Xuân (“Thiều quang”, từ Lập Xuân đến Lập Hạ) qua được 2/3 (60/90) thời gian! Tức là Tiết Thanh minh phụ thuộc vào tiết Lập Xuân, mà tiết khí lại xác định bởi “lịch mặt trời” đâu phụ thuộc vào ngày âm!
Do vậy “Thanh minh” dứt khoát tính theo lịch dương, còn việc ngày 03/3 âm sắm bánh trôi, bánh chay...cúng lễ ấy là tâm linh, tùy mỗi người, mỗi nhà, mỗi nơi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!