Trong cơn lốc thị trường và trào lưu của thời @,
báo chí, mọi người đều lên tiếng về sự xuống cấp về đạo
đức, sự lỏng lẻo về quan hệ gia đình. Nhưng mấy ai biết được
có việc đó bởi tại chính mỗi chúng ta. Nhiều người, nhiều gia đình
có hoàn cảnh dư dật tổ chức lễ lạt khá linh đình. Sinh nhật
cho con không nói rõ con sinh trong hoàn cảnh nào; cúng giỗ tổ tiên
chỉ biết góp tiền, sắm sanh rồi ăn uống chúc tụng say sưa mà không rõ
người được giỗ là ai và có vai trò ảnh hưởng thế nào trong gia tộc,
không hướng về cội nguồn về lẽ sống Nhân Chí Thiện. Đây là cách làm
sai so với tiền nhân. Riêng tôi, tôi giáo dục con bằng chuyện khốn khó của
cha mẹ và những kỷ niệm gai góc thủa khai cơ. Điều đó có thể hơi
khắt khe nhưng tôi thấy không hề tréo nghoe và thực tế đến nay
rõ là có hiệu quả.
Là một người được đào tạo cơ bản dưới thời dân
chủ và con cái đều dã trưởng thành, tôi không hề lệ cổ, khốt
ta bít mà hiểu rõ sự phục hưng nền nếp là để gia đình,
gia tộc phát triển đi lên, hoà nhập với cuộc sống mới. Một vài gia
đình trong chi phái này có những rạn nứt và chắc chăn sẽ khó bề
hanh thông được bởi không hiểu và không thực thi được lẽ sống đơn giản
đó. Tôi không hề có ý định và mong muốn ép mọi người phải tuân thủ
những lễ giáo thủa xưa mà chỉ muốn mọi người hiểu rằng: Những giá trị truyền thống cần được
giữ gìn và phát triển. Gia tộc, gia đình muốn hưng thịnh phải có trật
tự mà muốn trật tự phải có kỷ cương, gia lễ. Trong đó cốt
yếu là sự bình yên, ổn định được mọi người thực hiện bằng sự tự
giác và nếu điều đó được thực thi thì mỗi gia đình hạt nhân và
toàn gia tộc sẽ phát triển có cơ sở vững bền. Muốn vậy con cháu cần
biết gốc rễ, cội nguồn:
Vạn vật tạo thế
gian, Cây theo cội lớn, nước tự nguồn trôi nên uống nước phải tìm
Giếng chẩy ra;
Người sinh trong trời
đất, Thẩy cháu con ai nấy đều chung
cành chung gốc nên phải báo ơn dầy Tiên Tổ.
Những hương linh gia đình tưởng niệm và khấn giỗ mỗi
dịp Lễ Tết (vai khấn của cháu Phạm Văn
Hiến):
- Cao Tổ Khảo Phạm Văn Mẳn (30/8); tổ tỷ Đỗ Thị Diễm (26/6).
- Tằng Tổ khảo Phạm Văn Tuệ (06/10); tổ tỷ: Trần Thị Liễu, Nguyễn Thị Hồi.
- Tổ bá phụ khảo Phạm Văn Hướng (vô tự)
- Tổ khảo: Phạm Văn Hường (11/8), Tổ tỉ Đỗ Thị Phường (17/11).
- Tổ Thúc phụ khảo: Phạm Văn Ngữ (đưa về NT quê 12/12/2014).
- Tổ cô: Phạm Thị Tỵ (em Cụ Tuệ)), Phạm Thị Lụa (em
ông Hường).
- Hiển khảo: Phạm Ngọc Hồng (13/10).
Đức Tổ ta:
Khi yên hàn chăm lo
cầy cấy nuôi dạy cháu con; Lúc loạn li tham gia dẹp giặc công lao một
thủa.
Ngày thất bát theo
cha, theo dì, vượt đất, vỡ hoang lập ra làng xóm; Gây nghiệp kiệm
cần, tiếng nhà trung hậu
Buổi khai hoang Vượt
núi, băng rừng, san đồi, phát rẫy
dựng nên thôn bản; Dãi gió dầm sương, xây dòng tiến bộ.
Dựa vào những điều mà Nhạc phụ kể cho tôi và Trưởng Nam là Phạm
Ngọc Hồng nghe trong những ngày Cụ ốm nặng (tháng
6/1996) mà tôi chép lại được. Sau này khi về quê hỏi các bậc cao niên đối
chiếu với lịch sử có thể hình dung như sau:
1. Ngược dòng lịch sử còn nhớ được: Tổ họ Phạm ở Chính Lý (trước là tổng Mạc Xá, huyện Nam Xang, phủ Lý
Nhân[1])
là Cụ Phạm Văn Mẳn (kị
30/8), Cụ bà là Đỗ Thị Diễm (kị 26/6). Thủa xưa ở cạnh sông
Châu, sau trận lụt lớn 12/7/1910 mới chuyển đến nơi ở hiện nay là
Xóm 8, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam[2]. Các cụ nhà nghèo, mất đã lâu, mộ
đặt ở nghĩa địa rìa Xóm 8 ngoài cánh đồng, nhưng không ai nhớ chính
xác là mộ nào. Ngày 27/6 Bính Tuất (Thứ Bẩy 22/7/2006)
lần đầu tiên tổ chức giỗ Cụ bà tại nhà Liệt sĩ Phạm Văn Ngữ (Trưởng
thế). Đông con cháu, cả cháu ngoại 3 đời về dự[3]. Đã tính chuyện xây Từ đường, xây
lại mộ Tổ. Nhưng không xác định chính xác được đâu là mộ cụ bà đâu
là mộ chồng bà Nhường nên hoãn.
2. Đời thứ Hai: Các
cụ sinh 4 nữ, 2 nam là: P.T.Long, P.Văn Tuệ (Kị 06/10),
P.T.Nhường, P.Văn Báu, P.T.Tý và P.T. Tỵ .
3. Đời thứ Ba:
3.1. P.T.Long lấy chồng họ Trần sinh Hoan,
Hoàn, Chức, Quyền, Sang. T.V.Quyền sinh T.V.Đoàn lên Xuân Quang, Bảo
Thắng từ 1974. T.T. Chức sinh Cảnh, Sáng ở quê. T.V.Sang lên Cam Đường, Lào Cai sau chuyển Hà Nội; còn T.V.Quân
ở Tổ 7 Bình Minh, tf Lào Cai; Ân, Huy, Hiệu, Trường đều ở Hà Nội.
3.2. P.V.Tuệ có 2 vợ: bà cả là Trần
Thị Liễu sinh ra P.Văn Hướng (vô
tự), P.Văn Hường; bà hai là Nguyễn Thị Hồi sinh ra P.Văn
Ngữ. Ông Ngữ SN 1939 ở quê, đi bộ đội ở Cty Vận tải Ô tố số 8- HT và hi
sinh ngày 22/02/ 1967 (1968 ?) (tức 14/G hay 25/G âm) tại miền Trung
vợ là Huệ vẫn ở vậy nuôi 3 con là Duyên, Tiên, Huê. Mộ chuyển từ Quảng
Bình ra NTLS Kỳ Anh và ngày 11-13/12/2014 chuyển về NTLS xã Chính Lý, huyện Lý
Nhân.
3.3. P.T.Nhường lấy chồng cùng quê
là N.V.Ninh sinh 2 Nam (Rượu, Nhiệm), 1 nữ (Nhị) đều ở
Xóm 8.
3.4. P.Văn Báu có 2 vợ: bà cả là Trần
Thị Sảnh sinh ra P.V.Hiển (đã mất, con cái ở Bắc Ninh); bà
hai là Nguyễn Thị Sảng sinh ra P.V. Hiền, P.T. Lành, P.V. Viễn,
P.T.Tư. Trong đó có Ông Hiền, bà Tư lên Xuân Quang, ông Viễn ở quê, bà
Lành trong Nam.
3.5. P.T.Tý lấy chồng làng bên là
Nguyễn Phúc Khang sinh một nữ là Phương, 1 nam là Khai làm nghề dạy
học tại quê.
3.6. Các cụ còn người con nuôi họ Đỗ, con
cháu ở ngay quê.
4. Đời thứ Tư: Nhạc
phụ: Phạm Văn Hường: lớn
lên đã không biết mặt cha mẹ, được bà Dì chăm nuôi, anh em ít. Thủa
kháng chiến từng tham gia du kích, đi bộ đội. Trong một lần trực kéo
mía thay bạn, bị trục ép mật nghiến đứt 1/3 trên cánh tay Trái. Năm
1966 lên Chính Tiến, Gia Phú khai hoang. Khi lập Nông trường Phú Xuân
vào được một năm thì nghỉ do già yếu. Do hồ Chính Tiến ngập nước
nên lối vào rất khó khăn. Đến năm 1984 mua nhà ra Xuân Tư .
Cụ mắc bệnh Hen Phế quản mãn tính. Nhưng tham việc
và ham làm trực tiếp. Tháng 7/1996 nặng. Mất lúc 8 giờ kém 16 phút
Sáng Thứ Hai ngày 23/9/1996 (Thu phân ngày 11 tháng Tám năm Bính Tý)
thọ 79 tuổi.
Ngày 20 tháng mười Một Canh Thìn (15/12/2000)
đã cải táng, mộ xây cạnh nơi hung táng có gắn bia, ảnh. Trong dịp
giỗ lần thứ 10 (11/8/Bính Tuất 2006) hậu duệ của cụ Long cũng
tìm đến.
Nhạc mẫu Đỗ Thị Phường: sinh năm Canh Thân
1920 (?) trong một gia đình giáo dân nghèo ở xã Lệ Thủy, tổng Trác Bút, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nay là thôn Lệ Thủy, xã Trác Văn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà
Nam. Mẹ cha mất sớm, ngay từ nhỏ đã phải cùng các chị em trải cuộc
sống vất vả[4]. Tuy dân Đạo gốc nhưng xa quê lâu, Đạo
thì mất, Đời lại không theo nên không nhớ cầu Kinh mà cũng chẳng hay niệm Phật!
Bà đông anh em nhưng mỗi người một nơi. Hai chị gái (Phố và Hưng) cùng em trai là Long ở quê, em trai út là Hạnh công
tác rồi ở lại lập nghiệp ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; em gái là Nhưng có chồng là
Nguyễn Văn Cử lập nghiệp ở thôn Bến Đền xã Gia Phú. Chú Cử mất rạng sáng ngày
11/12/2014 (ngày 19/10 Giáp Ngọ).
Giữa
năm 2013 Nhạc mẫu trở bệnh nặng và ra đi vào lúc 23 giờ 25 phút ngày 19/12
/2013 tức là ngày 17 /11 năm Quý Tị; an táng tại nghĩa địa thôn ngày hôm sau.
Song thân sinh, nuôi, xây dựng gia đình cho 3 người con
trai, 4 người con gái đều trên đất Lào Cai. Đến 2014 đã có 6 cháu Nội trai, 4
cháu nội gái; 12 Cháu ngoại; 9 cháu dâu, 5 cháu rể; các cháu đã sinh cho cụ 5
Chắt nội, 17 chắt ngoại.
5. Đời thứ Năm: Anh
vợ là Phạm Ngọc Hồng: sinh 20/01/1951 (13 tháng Chạp Canh Dần). Đi TNXP rồi về công tác tại Nông trường,
là Đảng uỷ viên phụ trách TN, sau đi ĐT Đội 10 rồi nghỉ về xã tham gia Hội Nông
dân. Từ tháng 8/1998 ốm, gia đình đưa đi điều trị nhiều nơi. Khi lên BV tỉnh
làm đủ mọi xét nghiệm cần thiết xác định bị Ung thư Gan. Sau khi được điều trị
bằng các loại thuốc gia đình có thể kiếm được, Anh mất lúc 9 giờ kém 18 sáng
Thứ Ba ngày 01/12/1998 (tức là ngày 13
tháng 10 năm Mậu Dần)[5]. Ngày 11/11/Giáp Thân (22/12/2004) tiến hành cải táng. Mộ phần
đặt cạnh mộ của cha. Trưởng Nam để lại 3 con gái, 1 con trai, đến 2014 đã có 2
cháu nội (1 trai, 1 gái) và 4 cháu ngoại trai.
Trong số 14 người con, ngoài trưởng nam, một rể thứ (chồng của Phạm Thị Tám) là Phạm
Văn Bán cũng đã mất bởi căn bệnh quái ác vào hồi 13 giờ 24 phút ngày 14 tháng 5 năm 2014 tức là ngày 16 tháng Tư năm Giáp
Ngọ tại nhà riêng ở thôn Xuân Tư, hưởng
thọ 58 tuổi, để lại 2 con trai, 1 con gái[6] đều đã thành gia thất với 4 cháu Nội, 1
cháu ngoại đều là trai.
Nay kịp kỵ nhật thứ
nhất Nhạc mẫu: Nhân ngày tưởng
niệm, ngưỡng vọng Tôn linh, Lễ bạc lòng thành, Nôm na kính cáo những
mong tường tỏ.
Toàn gia xin: Nguyện
nối nghiệp tổ tông truyền lại, dạy con cháu mãi dõi noi theo; Mở lòng Nhân, trồng
cây Đức giữ nếp nhà vững bền muôn thủa.
Tuân theo lệ cũ, thắp
nén hương thơm, vọng xin ban ân, ban phúc:
Cho tử tôn phồn thịnh
khang ninh, Để dòng họ trường tồn tiến bộ.
Giãi tấm lòng son, Cúi
xin thấu tỏ.
Một số hình ảnh ngày Tiên thường và hôm Chính kị lưu ở đây: http://anhcuamen.blogspot.com/2015/01/gio-au-nhac-mau.html .
-Tế
tử Lương Đức Mến cẩn soạn, 04/01/2014.
[1]
Nguyên Lý Nhân 里仁 xưa là địa danh chỉ phủ lớn
lập năm 1822, gồm 5 huyện: Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Nam Xương, Bình Lục
như thời Lê sơ và đến 1831 đặt thuộc tỉnh Hà Nội. Khi lập tỉnh Hà Nam (1890)
thì vùng Lý Nhân nay có tên huyện Nam Xương (南昌, Xương, chính âm Hán Việt là
Xang) bao gồm các Tổng: Văn Quan 文關, Mạc Xá 幕舍, Trần Xá 陳舍, Vũ Điện 禹甸, Ngu
Nhuế 虞芮, Công Xá 公舍, Thổ Ốc 土沃, An Trạch 安宅, Đồng Thuỷ 潼水.
[2] Năm
1886, sau khi chiếm hoàn toàn Bắc kỳ, Pháp thành lập mới hàng loạt các tỉnh.
Dịp đó, ngày 20/10/1890, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Hà
Nam, trên cơ sở phủ Lý Nhân vốn thuộc tỉnh Hà Nội (河內省, gồm 4 phủ, 15 huyện lập ra năm 1831) được
mở rộng thêm.
[3] Dịp này ở
Lào Cai có Thím Hiền, Cô Tư, Chị Thao,
vợ chồng tôi và 2 con cùng bố con Cửu về dự và cũng là lần đầu về quê, biết cả bên Duy Tiên
1. Cụ Nội: Đỗ Hai Hường: Sinh ngày 24/11/1851,
tức ngày 20/10 Tân Hợi. Mất ngày
19/11/1921, tức là thứ Bẩy ngày 20/10 năm Tân Dậu, hưởng thọ 70 tuổi. Cụ Bà Ngô
Thị Cả Sinh ngày /1855, tức là ngày 10/10 Ất Mão. Mất ngày 15/9/1923, tức là
thứ Bẩy ngày 05/8 Quý Hợi, hưởng thọ 68 tuổi
2. Ông Đỗ Văn Hài: Sinh ngày 1881, tức là 17/3. Mất
ngày 12/5/1946, tức là Chủ Nhật ngày 12/4 Bính Tuất, thọ 65 tuổi. Bà Kiều Thị
Xuyến: Sinh năm 1883 ngày, tức là 20/2 Quý Mùi. Mất ngày 11/4/1946, tức là thứ
Năm ngày 10/3 Bính Tuất, thọ 63 tuổi.
3. Cậu: Đỗ Văn Long: Sinh năm 1934 (Giáp Tuất). Mất
ngày 24/3/2008, tức là thứ Hai ngày 17/02 Mậu Tý, thọ 75 tuổi. Dịp này có
chị Thao, và Mạnh cùng đi với 2 vợ chồng tôi . Mợ: Bùi Thị Huề: Sinh
1931 (Tân Mùi). Mất ngày 06/12/2003, tức là thứ Bẩy ngày 13/11 Quý Mùi, thọ 73
tuổi.
[5] Tôi đã dự
đoán việc này nên đã báo cho chị Dẫn ở Hội Nông dân Huyện về đối chiếu công
nợ.Không hiểu anh thu chi thế nào mà số
dư hơn 20 Triệu., lần mãi vẫn còn 11
triệu !
[6]
Phạm
Kim Tuyến lấy Nguyễn Văn Hiến là con chị Lương Thị Mong ở Bảo Hà (chị Mong là con gái bác họ tôi) và cả 2 đứa
cùng học cấp III ở nhà tôi trên tf Lào Cai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!