[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


02 tháng 1 2015

Hiểu về câu "TAM DƯƠNG KHAI THÁI"

Câu  chúc Năm mới “TAM DƯƠNG KHAI THÁI” vốn từ thành ngữ: “三陽開泰” (“Tam dương khai thái”), “三陽交泰” (“Tam dương giao thái”), “三陽” (“Tam dương khải thái”) và nó mang ý nghĩa Dịch lý 理易學, chơi chữ lý thú.
Từ xưa, các nhà Thiên văn Đông phương đã nhận ra quy luật “Sóc-Vọng” 朔望: không Trăng-Trăng khuyết-Trăng tròn-Trăng khuyết-không Trăng liên tiếp nhau mà sau này khi chế ra lịch âm, người ta gọi đó là một tháng . Trong phép tính lịch 曆法 theo Can Chi 干支紀月法 của Âm lịch (, lunar calendar/ Le calendrier lunaire) thì 12 tháng gọi tên theo 12 địa chi 地支 sẽ có tên  tương ứng là: Tý , Sửu , Dần , Mão , Thìn , T, Ngọ , Mùi , Thân , Dậu , Tuất , Hợi . Trong 3 tháng đầu chi đáng chú ý 2 tháng thuộc năm cũ là tháng thứ Mười một (chính xác phải gọi là tháng Một, chứ không phải như hiện nay đa phần gọi nhầm là tháng 11) là tháng Tý , kế đến tháng Chạp là tháng Sửu và tháng thứ ba bắt đầu vào năm mới là tháng Giêng là tháng Dần mà đêm trăng tròn giữa tháng rất quan trọng. Cụ thể:
Vọng Nhật thứ Nhất 第一望日 nằm trong tháng Tý (tháng Một 冬月) với đêm Rằm là Nhất Dương ứng với quẻ Lâm , nghĩa là “Ở trên soi xuống”, như “giám lâm” 監臨 là soi xét, “đăng lâm” 登臨 là ngắm nghía. Quẻ này trong Kinh dịch 易經 gọi là “Địa Trạch Lâm” có đồ hình là ||::::, là quẻ thứ 19; được kết hợp bởi Nội quái là (||:) Đoài hay Đầm và Ngoại quái là (:::) Khôn hay Đất .  Thoán từ: : 元亨, 利貞.至于八月有凶 (Lâm: Nguyên hanh, lợi trinh. Chí vu bát nguyệt hữu hung). Tức là (dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi; Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.
Vọng Nhật thứ Hai 第二望日 ở tháng Sửu (tháng Chạp 臘月) mà đêm Rằm là Nhị Dương , ứng với quẻ Phục , nghĩa là: Báo đáp, như “phục thư” 復書 tức viết thư trả lời, “phục cừu” 復仇 là báo thù. Đây là quẻ Địa Lôi Phục có đồ hình |::::: còn gọi là quẻ thứ 24 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là (|::) Chấn tức Sấm và Ngoại quái là (::: ) Khôn hay Đất .  Thoán từ : : , 出入无疾, 朋來无咎; 反復其道, 七日來復, 利有攸往  (Phục: Hanh, Xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu; Phản phục kì đạo, thất nhật lai phục, lợi hữu du vãng). Nghĩa là: Trở lại: Hanh thông, Ra vào không gặp tai nạn, bạn bè sẽ lần lượt tới, không lầm lỗi nữa; Vận trời phản phục (tráo đi trở lại), cứ bảy ngày thì trở lại, hành động việc gì cũng có lợi.
Vọng Nhật thứ Ba 第三望日 trong tháng Giêng 正月 với Rằm gọi là Tam Dương 三陽, khởi ngày đêm của một năm mới, ứng với quẻ Thái , nghĩa là: Bình yên, to lớn, rộng rãi; Thời vận tốt tột bậc. Quẻ này gọi là Địa Thiên Thái, là quẻ thứ 11 trong Kinh có đồ hình |||:::, là quẻ số 11 trong Kinh Dịch. Nó được kết hợp bởi Nội quái là Càn hay Trời gồm 3 hào Dương (|||) và Ngoại quái là  Khôn hay Đất gồm 3 hào âm (:::). Thoán từ: : 小往大來, , 亨 (Thái: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh) (: 小往大來, , ); nghĩa là: Quẻ Thái tượng trưng cho sự “hanh thông thái hòa”, cái mềm yếu nhỏ bé (nhu tiểu) đi ra, cái to lớn cứng mạnh (cương đại) đi vào, được tốt lành, hanh thông.
Như thế trong quẻ Thái gồm 3 hào Dương làm chủ chốt bên trong thuộc quẻ Càn ở bên dưới, 3 Âm phụ là quẻ Khôn bật bên ngoài lên trên; cái gì quý được ở bên trong, cái gì tiện xếp ra bên ngoài để bao bọc, hỗ trợ. Vả lại, theo triết học cổ truyền của phương Đông thì trời đất có Nguyên khí mà nhờ nó mà vạn vật sinh thành, phát triển. Do vậy ở thời điểm quẻ Thái: Dương khí (Trời) thượng thăng, Âm khí (Đất) hạ giáng, có sự trên dưới tương thông, âm dương ứng hợp. Điều đó làm cho khí trười và khí đất tiếp sức, cộng tác với nhau, tạo ra hanh thông thuận lợi của sự vật giúp vạn vật làm nên công trạng lớn.
Trong câu  “Tam dương khai thái” cũng gọi “Tam dương giao thái” hay “Tam dương khải thái” thì “Tam dương” 三陽 chỉ hình của quẻ (3 hào dương |||) còn “thái” chỉ tên quẻ mà quẻ này là vạn sự hanh thông, rộng rãi, khoan yên nên người xưa dùng “Tam dương khai thái” làm lời chúc đầu Xuân.
Nhưng vì “羊”chỉ “con dê” “” chỉ “phần dương, khí dương”, trái lại với chữ “” chỉ phần âm đều được đọc là “dương” nên vào những năm Mùi (cầm tinh con Dê) người ta viết “三陽開泰”thành “三羊開泰” và thành câu chúc đầu năm. Đây chỉ là sự “chơi chữ” (đồng âm “dương”) chứ không phải “3 con Dê hợp lại càng “Dê” tăng sự sinh sôi” như có người đã hiểu!.
Dù hiểu cách chi thì “Xuân Mùi đương đến: Muôn loài bừng tỉnh, vạn vật hồi xuân, cây cối nẩy mầm, quả hạt nẩy mộng, già sinh hy vọng, trẻ nẩy tình yêu, thương nhân nẩy lộc, quan chức thêm quyền, nhà thêm xuất đinh...”
Khai bút đầu năm 2015.

- Lương Đức Mến-

1 nhận xét:

  1. Học giả An Chi trong https://www.facebook.com/notes/an-chi/tam-d%C6%B0%C6%A1ng-khai-th%C3%A1i-n%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-m%E1%BB%9Bi-s%E1%BB%91-391-16-1-2015/828110553894782?comment_id=828177173888120&ref=notif&notif_t=note_reply đã cung cấp:

    Trước thực tế này, nghĩa là trước sự đã rồi, ông Tô Bồi Thành [蘇培成], giáo sư hệ Trung văn Đại học Bắc Kinh đã làm một việc thực chất là có tính chiết trung. Ông cũng giải thích rằng thành ngữ “tam dương khai thái” vốn xuất xứ từ quẻ Thái trong Kinh Dịch nhưng chữ “dương” trong “âm dương” đã bị chữ “dương” là dê thay thế. Ông dẫn giải rằng thời xưa chữ “dương” [羊] và chữ “tường” [祥] trong “cát tường” thông nhau. Bằng chứng là trên nhiều cổ vật thì “cát tường” [吉祥] đươc viết thành “cát dương” [吉羊]. Đồng thời, thời xưa thì bên Tàu vẫn xem dê là linh thú và điềm lành. Vì vậy nên “tam dương khai thái” [三陽開泰] với chữ “dương” [陽] trong “âm dương” hay “tam dương khai thái” [三羊開泰] với chữ “dương” [羊] là dê đều mang ý nghĩa cát tường.

    Trả lờiXóa

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!