[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


24 tháng 2 2014

Bài phát biểu tại Lễ KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP THÔN

Do một số hiểu nhầm không đáng có, do tâm lý tiểu nông, ảnh hưởng nặng của “văn hóa làng xã”, do một số cán bộ công chức chưa được đào tạo bài bản, đến nơi đến chốn nên việc tổ chức “KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP THÔN AN PHONG (02/1964-02/2014)” tưởng suôn sẻ ai ngờ gần phút cuối vẫn xẩy ra trục trặc. Nhưng rồi mọi việc đã qua, buổi lễ diễn ra long trọng, chân tình, vui vẻ. Bản thân tôi được giới thiệu phát biểu cảm tưởng đã đọc một bài như sau (tất nhiên khi trình bày có bớt đi nhiều và thêm một số ứng khẩu):
Kính Thưa:  Các ông, các bà, cô dì, chú bác, các bạn, các anh, chị, em cùng các cháu trong thôn An Phong,
- Kính thưa các đ/c đại diện cho lãnh đạo các thôn và lãnh đạo xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng,
- Kính thưa các đ/c đại diện cho lãnh đạo từ quê hương Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng đã vượt 400 km lên với An Phong,
- Kinh thưa các quí vị đại biểu, khách quí
Được BTC báo, mời về dự buổi họp mặt kỉ niệm này tôi rất cảm động, vui mừng. Được phép của BTC tôi xin có đôi điều tâm sự.
Kính thưa: Các quí vị đại biểu và khách quí.
Trước khi có mấy ý kiến gọi là phát biểu cảm tưởng tôi xin chuyển lời thông báo thế này:
Đoàn đại biểu đại diện ĐU, HĐND, UBND xã Chiến Thắng, huyện An Lão, tf Hải Phòng và đoàn đại biểu BCH Hội Đồng hương Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai chiều ngày hôm qua (22/02) đã vào thăm bà con trong thôn và thăm, giao lưu cùng ĐU, HĐND, UBND và các ngành của xã Phong Niên. Hôm nay vì lý do công chuyện 2 đoàn không thể tiếp tục về dự vui với bà con trong thôn được. Cả 2 đoàn đều có gửi Lẵng hoa chúc mừng và gửi lời qua tôi mong bà con thông cảm.
Sau nghi lễ Chào cơ, BTC đã cùng toàn thể những người dự Lễ Kỷ niệm đã có 1 phút tưởng niệm rất có ý nghĩa và cảm động. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng những người chúng ta vừa tưởng niệm là những người: máu xương, mồ hôi mặn mòi vùng châu thổ hòa với máu xương, mồ hôi chân chất vùng sơn cước đã đổ xuống, xây dựng mảnh đất “phên dậu quốc gia” này:
Rừng thiêng, lau rậm chỉ với cuốc và dao, người nói ra, kẻ bàn vào, dạ sắt, gan vàng - không nản chí,
Nước độc, muỗi bầy không cả lán lẫn màn, khác quê hương, lạ phong tục, màn sương, đệm giá - chẳng từ nan.
Mà trong đó, ở An Phong đại diện là Chủ nhiệm Ngô Văn Ơn (xin nói thêm: theo thông báo của đoàn An Lão thì con trai ông Ơn đã từng là Phó Bí thư TT Đảng ủy xã An Thái, nhưng cũng đã bị đột tử), Phó Chủ nhiệm Đặng Văn Nhỡ, Kế toán Lương Đức Thân những cán bộ được Thành ủy, UBND tf Hải Phòng giao nhiệm vụ đưa ngườn dân An Lão lên sinh cư tại thung lũng La Cà Bốn hoang vắng.
Chúng ta cũng đã cúi đầu tưởng nhớ, biết ơn những thanh niên ưu tú nhất của thôn đã tòng chinh và bỏ mình vì nước trong buổi:
“X dc Trường Sơn”, vượt mưa bom bão đạn tiến mau vào gii phóng tri Nam;
"Trn ngang biên i", mượn chiếu đất màn tri xông nhanh đến bo toàn đất Vit.
Đó là Ls CMCN Lương Đức An, Ls BVTQ Vũ Văn Khải!
Trở lại cảm tưởng của tôi:
Thứ nhất, Về chặng đường 50 năm khai phá, tạo lập, xây dựng và phát triển của thôn nhà chúng ta vừa nghe anh Đặng Tiến Sơn (BT Chi bộ nhiệm kỳ 2011-2016) trình bày. Xin mở ngoặc anh Sơn là người sinh ra đầu tiên trên mảnh đất này, là BT đời thứ 5 của CB thôn An Phong. Có thống kê lại mới thấy những việc cha anh, bản thân chúng ta, và lớp con cháu chúng ta đã làm, đóng góp cho xóm thôn, làng xã và đất nước cũng không đến nỗi nào. Bản thân tôi, vì thời gian có hạn và những gì chiêm nghiệm được tôi đã soạn thành văn bản gửi về cho lãnh đạo thôn từ năm 2013 nên không tham gia thêm gì, chỉ mong muốn ông bà, anh chị nào phát hiện thêm điều gì chưa thấy nói đến nên cung cấp cho lãnh đạo thôn để bổ xung.
Thứ hai, về buổi gặp mặt ngày hôm nay. Xin báo cáo trước ý tưởng tổ chức Kỷ niệm ngày thành lập thôn không phải là sáng kiến của chúng tôi, ý kiến của lãnh đạo thôn An Phong hay ý chỉ đạo của cấp trên. Mà đó là tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi, đại diện cho những người rời bản quán lên khai hoang ngày đó. Cụ thể: Trong đám giỗ bà Nội tôi, vào tháng 12/2002 ông Vũ Văn Mỏng có gợi ý nên tổ chức kỉ niệm 40 năm ngày đến khai hoang tại thôn An Phong này. Tôi thấy hay nên dần hoàn thiện ý tưởng, tranh thủ ý kiến BTCB khi đó là bác Nguyễn Thanh Sơn (bố đẻ anh Nguyễn Thanh Quân, cán bộ TBXH xã hiện nay) và được bác nhất trí ủng hộ. Sau đó đưa ra bàn tại đám giỗ ông Nhỡ 12/2003, đám giỗ bố tôi 01/2004 và được biết Chi bộ, Hội nghị dân chính thôn đã nhất trí. Đ/c Bí thư, Chủ tịch xã hôm đó có mặt cũng ủng hộ. Cuộc họp thôn đầu Xuân Giáp Thân cũng đã tạo ra sự thống nhất cao. Sau đó thôn đã đã tiến hành Lễ Kỉ niệm 40 năm ngày lập thôn An Phong tại nhà  Lương Đức Tràng do anh Mão (chồng chị Chiến ở Lý Nhân lên 1974nay đã mất) dẫn chương trình và 5 năm sau Kỷ niệm 45 năm tại Nhà Văn hóa thôn vào sau Tết Kỷ Sửu (22/02/2009). Các buổi lễ trên được lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã, thôn bạn và con cháu về dự đông đủ, đánh giá cao. Và hôm nay chúng ta Kỷ niệm 50 năm cái ngày đầy ý nghĩa đó. Đây là KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP THÔN, chứ không phải KỶ NIỆM NGÀY MẤY GIA ĐÌNH Ở HẢI PHÒNG ĐI KHAI HOANG[1] mà có ý kiến từng tham gia, có người lên dịp khác đã hiểu lầm, không ủng hộ[2]. Lần này đời sống khá giả hơn và đã có kinh nghiệm, tư liệu tổ chức kỷ niệm của 2 lần trước nhưng lại xuất hiện nhưng khó khăn phức tạp mới. Khắp tỉnh Lào Cai này có bao nhiêu là thôn độc lập, hay xen kẽ lập mới trong bố cảnh khai hoang nhưng số thôn tiến hành được việc kỷ niệm không nhiều. Bàn bạc dân chủ là đúng nhưng phải có người khơi mào, lãnh đạo, quyết đáp, phải có sự ủng hộ lẽ phải. Có như thế mọi việc mới xuôn sẻ được. Tôi rất cảm phục sự nỗ lực của lãnh đạo thôn, sự dẹp bỏ bức xúc của bà con để chung lưng đấu cất tổ chức nên buổi lễ long trọng này, có dịp để con cháu xa quê tụ họp, gặp lại nhau và lại được phát biểu!
Thứ ba, xin thưa với bà con:  50 năm An Phong, 53 năm người Hải Phòng lên Lao Cai, nhìn rộng ra càng thấy rõ chủ trương khai hoang những năm 1960 là đúng. Nó góp phần làm đổi thay diện mạo cả quê mới lẫn quê gốc. Trong những năm đầu Thế kỉ XXI, việc xây dựng và phát triển hai hành lang và vành đai kinh tế Việt - Trung, trong đó có hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là yêu cầu trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phù hợp với phương châm phát triển của 2 nước Việt Nam – Trung Quốc đã được lãnh đạo hai nước khẳng định bằng 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Hợp tác Hải Phòng - Lào Cai gắn với việc xây dựng và phát triển hành lang kinh tế đó.  Như thế sự gắn bó giữa người khai hoang và người ở quê lại càng mật thiết hơn, phù hợp với lợi ích 2 tỉnh, lợi ích quốc gia và khu vực cũng như lợi ích mỗi dòng họ, gia đình.
Nói đến đây tôi cũng muốn báo cáo với bà con: người khai hoang ra đi, nhưng quê hương vẫn dõi theo từng ngày. Điển hình cho mối quan tâm đó là ngày 18/3/2012 “Lễ Kỷ niệm 50 năm người Hải Phòng đi xây dựng kinh tế- văn hóa-quốc phòng tại Lào Cai” được tổ chức long trọng tại Hội trường lớn của tỉnh. Tại đây, bà con đã được đón Đoàn đại biểu Hải Phòng do đồng chí Nguyễn Văn Thành, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố dẫn đầu trong đó có Đoàn đại biểu huyện An Lão do Phó Bí thư thường trực Phạm Đoàn Hưng dẫn đầu và một số Trưởng các ban, ngành. Anh Hưng người làn Kim Côn, xã Chiến Thắng chúng tôi xuất thân từ ngành Sư phạm, hậu duệ của Tiến sĩ Phạm Đoàn Mậu và hôm nay cũng lên chung vui với chúng ta. Ngoài việc tặng quà, ủng hộ Quỹ Khuyến học…đoàn còn trao bức trướng với dòng chữ “Chủ động vượt khó khăn, kiên cường, đoàn kết, cùng đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng địa phương” của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố tặng Hội đồng hương Hải Phòng tại Lào Cai. Sau đó, ngày ngày 03/3/2013 dự Đại hội đại biểu Nhiệm kỳ II (2013-2018)  có đoàn đại biểu thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng do đ/c Nguyễn Hữu Doãn (UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo) là Trưởng đoàn cùng đại diện các ban ngành, huyện. Riêng đoàn An Lão do đ/c Nguyễn Văn Thông, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn[3] cùng nhiều đ/c lãnh đạo các ban ngành. Đặc biệt trên đường về Hải Phòng đoàn đại biểu An Lão đã vào thăm thôn An Phong, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng là nơi mà người dân An Lão (ở xã Chiến Thắng, Mỹ Đức, An Thái) lên khai hoang lập ra vào tháng 2/1964. Tuy được báo trước có 1 giờ nhưng bà con đã tập trung đông đủ đón đoàn tại Nhà Văn hóa thôn. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra ấm tình quê hương. Trước khi ra về đoàn ủng hộ Quỹ Khuyến học của thôn 5.000.000 đ và hứa sẽ đưa ra lãnh đạo bàn, cử đoàn đại biểu lên dự Kỷ niệm 50 năm thành lập thôn An Phong. Lời hứa đó đã được lãnh đạo huyện An Lão giữ đúng. Tôi xin nhờ anh Hưng chuyển lời cảm ơn tói cá nhân anh Thông đã chuyển lời mời của An Phong tới lãnh đạo huyện nhà.
Thứ tư, về sự lớn mạnh mọi mặt của thôn nhà trong diễn văn của lãnh đạo thôn, trong phát biểu của lãnh đạo xã vừa rồi đã gần như đủ.Tôi chỉ xin nói về cái sự học. Dân trí không nâng lên, không thể nói đến sự chấn hưng phát triển. Thủa đó hoang vu là thế, thiếu thốn là thế mà thế hệ chúng tôi vẫn đi học đều và học được, nhiều người học giỏi. Ngay gia đình bố mẹ tôi, 1 trong 22 họ ban đầu, đến nay đã có 5 con, 8 cháu TN Đại học (trong đó có 3 cháu đã có bằng Thạc sĩ), 4 cháu TN Cao đẳng. Phải nói chúng tôi được như ngày nay, ngoài sự dạy bảo nghiêm khắc của bố mẹ, sự cố gắng của bản thân còn là sự cưu mang, giúp đỡ của bà con thôn nhà,  bà con xã PN và PH. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn của bản thân và gia đình. Nhưng hơi buồn là sự học dạo này của thôn không còn tiếng tăm như lớp trước. Không nên đổ hết cho nhà trường, cô giáo, tôi đề nghị các anh, chị, em còn con cháu đang tuổi đi học nên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các cháu.Tất nhiên đi học không phải rồi ai cũng thoát ly, thành ông nọ bà kia, mà để có tri thức làm chủ  bản thân, gia đình, xây dựng cuộc sống. Thôn nên lập quĩ khuyến học,  những ai xa quê, nếu có điều kiện nên cùng ghé sức tham gia.
 Nhân nói về việc học tôi thiết nghĩ, tự học, giáo dục tại nhà, giáo dục truyền thống rất quan trọng. Liệu đã ai trong câu chuyện hằng ngày nói cho con cháu biết từ địa danh mơ hồ: Na Cà Lao Bổn-tức khu ruộng nhiều cây bon, song do không quen nghe cách phát âm của người bản địa lại như đa phần người Hải Phòng, không phân biệt được n và l nên nói và viết thành La Cà Bốn; thành HTX An Phong (người Kiến An hay An Lão lên Phong Niên), rồi An Hồ (An Phong hợp nhất với Vĩnh Hồ của người Vĩnh Bảo lên Sả Hồ)?. Mấy ai đã tường xã nhà trước mang danh động Hạo Niên với ý nghĩa rộng rãi, từ 1838 mới thành xã Phong Niên đúng như tên gọi 豐年 của nó mà tiền nhân đã chọn là “năm được mùa” lấy điển từ Kinh Thi là: 豐年,秋冬報也 (“Phong niên, thu đông báo dã”, tức “Năm được mùa, mùa thu mùa đông báo tin cho”) chứ không phải “sen trong gió” hay 風年 “gió quanh năm” như có người lầm tưởng. Địa giới xã nhà hiện nay được hình thành bởi Quyết định số 307/QĐ-NV ngày 20/9/1966 của Bộ Nội vụ chia xã Phong Niên cũ và PN khi ấy chỉ có 7 thôn, gồm: Tân Phong, Tân Thắng, Cốc Tủm, Cán Hồ, Làng Cung, Cốc Sâm và An Hồ sau này tách thôn và đến 2007 nhập thêm 2 thôn của Xuân Quang mới thành 22 thôn!
Nhân nói đến giáo dục truyền thông tôi xin thưa thêm: trong chuyên khảo của mình tôi đã tưởng nhớ và thông kê những người đi mở đất đã mất, những người con của thôn nhà hy sinh vì Tổ quốc, cũng đã nhắc đến tên, tuổi những người trong thôn có công, có thành tích được thưởng Huân, Huy Chương, được các cấp khen thưởng. Tôi đề nghị tuổi trẻ nên giáo dục truyền thống từ những việc cụ thể tại địa phương, không phải cao xa tận đẩu đâu, góp phần xây dựng được một thiết chế gia đình truyền thống, chặt chẽ, nhiều Gia đình Văn hoá, giữ vững danh hiệu Làng Văn hoá. Chúng ta ôn lại để ghi nhớ công ơn người vỡ hoang, mở đất và cả những người đến sau góp phần xây dựng, chấn hưng thôn xóm. Truyền thống và hiện tại, cũ và mới hài hoà:
Lớp đi Trước khai hoang, tìm nơi Địa lợi, trải lắm gian nan, bền chí dựng Tương lai, Công Đức  lưu truyền vĩnh viễn,
Người tiếp Nay chấn hưng, chớp buổi Thiên thời,  qua nhiều khốn khó,  quyết tâm xây Hạnh phúc,  thôn xóm phát triển huy hoàng.
Kính thưa: Các quí vị đại biểu và khách quí và bà con trong thôn !
Được mời về dự lại được phép phát biểu, ý tưởng chất chứa nhiều nhưng thời gian có hạn, nhân dịp này, tôi đề nghị lãnh đạo thôn và bà con trong thôn tập trung trí tuệ, sức lực, huy động mọi nguồn để dần biến việc kỷ niệm ngày lập thôn thực sự là ngày Hội của thôn và thiết tha đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho người dân thực hiện tâm tư nguyện vọng chính đáng của họ, vì dân và do dân.
Thứ năm, tôi xin mạo muội đọc
Bài 1 tặng riêng cho các bậc cao niên, những người có công mở đất, mà người cao niên nhất đã sang tuổi 92:
Vượt “hiếm xưa nay”, tui th trường,
 Phúc tri mt sáng, trí t tường.
Xóm làng tp np nng ân nghĩa,
Con cháu xum vy m tình thương.
Qua bui tr tri kim dùi não,
Vượt hôm đổi gió kiến bò xương.
N nếp gia phong luôn gìn gi,
Để cho hu thế mãi noi gương.
Bài 2 là  một vài câu văn vần về cảm tưởng của mình:
Chim trời tìm đậu cành xưa,
Ong bay xa mãi vẫn về tổ quen.
Mưu sinh qua khắp trăm miền,
Sang hèn từng trải, nỗi niềm chẳng nguôi.
Giáp Thìn, Xuân ấy rời nôi,
Lên xây quê mới giáp nơi biên thuỳ.
*
Bồi hồi nhớ buổi ra đi,
Năm mươi năm ấy, bây giờ là đây.
Trào vui nhớ lại những ngày,
Cỏ môi, vắt, muỗi những cây cùng muỗi rừng.
Lo, Buồn, Rét, Đói đã từng,
Mồ hôi, Máu đổ nên làng xóm nay.
*
Nào đâu sẵn cỗ mâm bày,
Vi vu phải nhớ tới ngày khai cơ.
Ra khơi vẫn nhớ bến bờ,
Chuyện xưa chép lại, nhắc khi nhãng lòng.
Dâng tiền nhân nén “Tâm nhang”,
Khuyên răn hậu thế chuyện làng khắc ghi.
Trước khi dừng lời, tôi xin gửi lời nhắn tới bà con và lớp hậu thế:
Tìm địa lợi cha anh tạo móng nền Hạnh phúc;
Chớp thiên thời con cháu xây muôn thuở phồn vinh.
Cuối cùng, nhân dịp Năm mớí Giáp Ngọ cho phép tôi kính chúc sức khoẻ các vị cao niên, quí vị đại biểu, cùng toàn thể bà con: nhà nhà tăng Phúc, nhân khang, vật thịnh; người người tăng Thọ, vô ách, vô tai, tiến Tài, tiến Lộc, vạn sự hanh thông. Xin trân trọng cám ơn.
-Lương Đức Mến-


[1] Việc này đã được chuẩn bị  có bài bản  bằng sự nhất trí của Thường trực Tỉnh ủy bằng Thông báo số 1891/TB-TU ngày 08/9/2009 và phê duyệt ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Lào Cai có Thông báo số 3776/UBND-TB đồng ý cho tổ chức Lễ Kỷ niệm tôi sẽ báo cáo cụ thể sau.
[2] Tôi quan sát thấy vắng một công dân của thôn công tác tại xã và một số Trưởng thôn không phải người Hải Phòng.
[3] Cùng đi còn có: đ/c Chánh Văn phòng Nguyễn Trọng Tuấn, Trưởng phòng Nông Nghiệp&PTNT  Đào Văn Tần, Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch Trần Văn Dũng, Chỉ huy trưởng BCHQS huyện. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!