[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


12 tháng 12 2012

Ngày TAM TRÙNG cuối cùng của Thế kỷ

Cách đây chục năm ít người biết đến ngày “Tam trùng” nhưng những ngày tam trùng vài năm trở lại đây (08/08/2008, 09/9/2009, 10/10/2010 và 11/11/2011) rất được nhiều người quan tâm cho đó là ngày may mắn! .
Nhân giải lao sau những buổi họp cuối năm, thử thư giãn bằng việc tìm hiểu về ngày này, thấy cũng hay hay và nhớ thêm về cách tính lịch.
Nếu viết số chỉ ngày, tháng nhỏ hơn 10 có số 0 đằng trước thì ngày tam trùng 三重 là ngày mà có hai chữ số chỉ ngày, tháng được lặp lại trong hai chữ số cuối chỉ năm (trừ 12 năm đầu Công nguyên là chính chữ số chỉ năm). Bởi chữ số chỉ tháng lớn nhất là 12 nên mỗi thế kỷ chỉ có 12 ngày tam trùng ở các năm xy01, xy02, xy03, xy04, xy05, xy06, xy07, xy08, xy09, xy10, xy11 và xy 12, năm xy00 không có tam trùng. Ngày tam trùng đầu tiên trong Công nguyên là thứ Bảy ngày 01/01/01 còn ngày đầu tiên của thế kỷ XXI này có tam trùng là thứ Sáu ngày 01/01/2001, cách hôm nay 4.363 ngày.
Năm nay, ngày đó là ngày 12/12/2012, ngày thứ 347 trong năm (tháng 2 có 29 ngày) trong lịch Gregory[1] 公历/ 阳曆 và còn 19 ngày là hết năm. Với ngày Julius[2] nó là ngày: 2456274, theo cách chia Tuần[3] nó là thứ Tư[4]. Năm nay là năm cuối cùng trong thế kỷ này có ngày tam trùng bởi từ 2013 đến 2100 không có năm nào mà hai chữ số cuối chỉ năm có tương ứng với số chỉ tháng nữa, phải đợi sang thế kỷ XXII, còn 32.161 ngày nữa đến ngày 01/01/2101 mới lại tam trùng!
Theo Âm lịch 陰陽曆 là ngày 29 tháng Mười. Nó có Bát tự: ngày Đinh Mùi (丁未,Thiên hà Thủy), tháng Tân Hợi (辛亥,Thoa xuyến Kim), năm Nhâm Thìn (壬辰,Trường lưu Thủy). Ngày này nạp âm, hợp, xung, khắc, kị, việc nên làm, không nên làm, giờ tốt, xấu theo quan niệm phương Đông được Thiên Y thực hiện bằng Javascript[5].
Theo đó ngày này kị Tân Sửu, Kỷ Sửu; xung Sửu, hại Tý, tuyệt Sửu, sát Thân, Tý, Thìn. Hợp Kỷ Sửu, Đinh Dậu, Kỷ Mùi; lục hợp Ngọ; tuy có các Cát thần (Nguyệt Đức Hợp, Thần Tại, Tuế Đức Hợp, Yếu Yên) nhưng lại lắm Hung thần (Bát Chuyên, Câu Trần, Khươc Sát, Long Hội, Lâm Cách, Nguyệt Hư, Nguyệt Hại, Nguyệt Hỏa, Nguyệt Sát, Phục Nhật, Phục Tang, Tứ Hư, Đại Không Vong, Độc Hỏa).
Do vậy với Dương lịch, ngày 12/12/2012 là ngày tam trùng, đẹp theo kiểu số 12 được lặp lại tạo dãy chữ số: 12/12/12. Nhưng với Âm lịch, ngày 29/10 lại là ngày không thuận lợi để tiến hành làm những việc đại hỷ như cưới hỏi. Hơn nữa nó lại là ngày cuối cùng của tháng âm nên chả mấy ai chọn!. Còn việc khai trương lại tốt, nên tiến hành vào các giờ Hoàng đạo là: Dần (3:00-4:59), Mão (5:00-6:59), Tỵ (9:00-10:59), Thân (15:00-16:59), Tuất (19:00-20:59), Hợi (21:00-22:59) và nhớ rằng giờ đầu của ngày hôm nay là giờ Canh Tý (23:00 ngày hôm trước-0:59).
Do vậy, rõ ràng việc chọn ngày là do “tâm lý đám đông”, nhưng mấy ai dám bỏ! Chép lại để nhớ chứ “Lịch đặt ra sao cầu được Phúc”!.

[1] Là một bộ lịch mới do Giáo hoàng Grêgôriô XIII 額我略十三世 (Gregorius XIII, 1502-1585) đưa ra vào năm 1582. Lịch Gregory chia thành 12 tháng với 365 ngày, cứ 4 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận. Lịch này thay thế lịch Julius 儒略曆 được Julius Caesar 恺撒 (100 - 44 tCn) giới thiệu năm 46 tCn và có hiệu lực từ năm 45 tCn.
[2]  Ngày Julius được đánh dấu bằng số ngày và phần thập phân của ngày đếm liên tục từ 12 g Greenwich (UT)  thứ hai, ngày 1 tháng 1 năm 4713 trước Công nguyên trong lịch Julius đón trước. Ngày julius kí hiệu là JD (Julian Day), đôi khi để ám chỉ thang thời gian lịch người ta còn sử dụng kí hiệu là JDE (Julian Ephemeris Day). Trong các phép tính thiên văn hay lịch pháp người ta sử dụng đơn vị gian nữa là thế kỷ Julius (100 năm Julius) bằng 36525 ngày.
Ngày Julius giúp chúng ta tính nhanh được số ngày trôi qua giữa hai thời điểm nào đó và có vai trò đặc biệt trong tính toán lịch, việc chuyển đổi giữa các loại lịch ( như từ lịch Dương sang lịch Âm dương hoặc ngược lại) thực hiện qua tham số trung gian là Ngày Julius sẽ đơn giản hơn dễ dàng hơn là chuyển đổi trực tiếp.
  Mốc 4712 tCn xuất phát từ chu kỳ Julius (7980 năm Julius) do học gỉa người Pháp tên là Joseph Scaliger đặt ra vào năm 1582, chu kỳ Julius là bội số chung nhỏ nhất của 3 số là 28, 19, 15 (7980 năm =28x15x19 năm). 28 năm được gọi là chu kỳ Mặt trời (sau 28 năm ngày và thứ trong tuần ở lịch Julius trở lại giá trị ban đầu), 19 năm là độ dài chu kỳ Meton (sau mỗi chu kỳ meton Mặt trăng có pha giống nhau vào xấp xỉ cùng một ngày) và 15 năm là chu kỳ thuế của Lamã. Mỗi năm được Joseph Scaliger ký hiệu bằng ba số tương ứng với ba chu kỳ trên là S (chạy từ 1 đến 28), G (từ 1 đến 19) và I (từ 1 đến 15). Ngày sinh của chúa Giê Su (do Dionysius exiguus xác định) tương ứng với (9,1,3) do đó Joseph Scaliger chọn năm bắt đầu là (1,1,1) và năm này chính là mốc 4713 tCn.
[3] là một trong những nhóm đơn vị thời gian nhân tạo có sớm nhất trong lịch sử, là một tập hợp các ngày do con người ấn định, chứ không phải do sự áp đặt của những sức mạnh thiên nhiên. Nhưng không phải một tập hợp số ngày đặc biệt nào, mà là do nhu cầu và ước muốn có một tập hợp nào đó mà thôi. Hiện nay một Tuần lễ có 7 ngày được gắn với các hành tinh tương ứng là: Mặt trời (Sun, Chủ nhật), Mặt trăng (Moon, thứ Hai), sao Hỏa (Mars, thứ Ba), sao Thủy (Mercury, thứ Tư), sao Mộc (Jupiter, thứ Năm), sao Kim (Venus, thứ Sáu) và sao Thổ (Saturn, thứ Bẩy).
[4] Thứ Tư Wednesday  trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ sao Thủy (水星, Mercury), người Hoa gọi là Tinh kỳ Tam 星期三.
[5] Nhưng không hiểu sao ở đó Thiên Y lại chép tháng 10 âm kiến Nhâm Tý, Tang chá Mộc?.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!