Lương
Đức Khích đọc văn tế Tổ,
Rằm
tháng Giêng Nhâm Thìn.
|
Do ảnh hưởng văn hóa của người Hoa Hạ mà trong văn viết (đặc biệt là Gia phả, bài Cúng) và khẩu
ngữ hằng ngày xuất hiện nhiều từ xưng (称, tự minh xưng) hô (呼, gọi người khác) âm Hán Việt. Song ngày nay người am hiểu chữ Hán
vơi dần, đa số là nói theo kiểu “tam sao thất bản” nên trong lúc cần trang trọng
như khi cúng giỗ, làm ma, lúc đọc, tục biên Gia phả nhiều người không biết,
không hiểu hay lơ mơ nên đã dùng sai, mất cả sự tôn nghiêm cần có.
Theo như thống kê của các nhà nghiên cứu, Từ Hán Việt 漢越詞 trong tiếng Việt 㗂越 chiếm
khoảng 70 %. Do đó việc học tập và hiểu biết cặn kẽ từ Hán Việt đối với mọi người,
nhất là trong “Việc họ” 族事 là rất cần
thiết. Thực ra, từ xa xưa các cụ đã “chuẩn hóa” các danh xưng rồi. Đến đầu Thế
kỷ XIX Phạm Đình Hổ (范廷琥, 1768-1839) soạn cuốn “Từ điển Nhật dụng
Thường đàm” 日用常談詞典 giải
thích chữ Hán bằng chữ Nôm, xếp theo 32 môn loại (門: Thiên văn, Luân tự, Nho giáo, Đạo giáo, Thích giáo, Thân thể, Thất ốc,
Tác dụng, Thực phẩm, Quả thưởng, Đại dụng, Trướng dụng, Du hí, Tật bệnh, Cầm thú, Trùng loại ...
). Trong đó có nhóm: “Trật tự luân lí” (倫序門, 189 từ mục) và “Nhân phẩm”
(人品門, 108 mục)…giải nghĩa rất rõ và đầy đủ các từ cần thiết. Song mấy ai
biết và tìm đọc nên việc sai, cứ sai.
Do vậy, để tiện dùng trong nội bộ dòng họ, tôi đã có
ý kiến về việc này và từng hướng
dẫn các cháu, tập hợp những trường hợp dùng
sai, cần sửa cho đúng đưa
lên trang nhà. Xem ra vẫn còn sai nhiều lắm, ngay cả ở Lăng
mộ. Nay sưu tầm, bổ sung, chép lại để nhớ và nhắc con cháu quan viên họ hiểu,
dùng đúng, nhất là trong những công việc trọng đại.
1. Những từ ngữ mang tính
“công thức”:
- Duy 惟: Lời dạo đầu trong một bài khấn; Cung
duy tiên tổ 恭惟先祖: Kính dâng tiên
tổ; Cảm kiền cốc vu 敢虔告于: dám thành khẩn
trình với; Cảm chi cốc vu 敢祇告于: dám kính trình
với; Cảm chiêu cốc vu 敢昭告于: dám trình rõ
với; Cảm điện vu 敢奠于: Dám đặt lễ; Bạc điện hiến cao 泊奠献高: Lễ mọn dâng lên nhớ đến tiên tổ.
- Tuế thứ 岁次: năm tính theo lịch Can Chi [(Giáp, Ất,…, Quý) + (Tí, Sửu, Hợi)] ; Niên 年: năm; Nguyệt 月: tháng; Nhật 日: ngày.
- Tộc kỵ tất cốc lễ dã 族忌必鵠禮也: Giỗ họ nên có lễ; Kim phùng tộc kỵ 今逢族忌: Nay là ngày giỗ họ.
- Cẩn dĩ 謹以: kính cẩn dâng lên (lễ vật:…).
- Vị tiền 位前: trước linh vị; Viết 曰: kính thưa; Vì dĩ 以: nhân có việc.
- Hậu duệ tôn 後裔孫: cháu xa đời tự xưng với Tiên Tổ; Tộc
trưởng 族長: trưởng họ; Lão
tộc 老族: các cụ trong họ trên 70 tuổi còn
sống có mặt (không phân biệt thứ bậc);
Đồng tộc thượng hạ đẳng Lương Đức 同族上下等梁德: Cùng với con cháu từ trên xuống dưới của họ Lương.
- Viết cung duy 曰恭惟: kính nghĩ rằng; Viết duy 曰惟: nghĩ rằng; Viết cung 曰恭: kính nghĩ; Ngưỡng kỳ giám cách 仰祈監格: Ngửa mặt lên mong
trên soi xuống hiểu tấm lòng trần.
- Thụ sinh hoa diệp 樹生花叶: Gốc sinh ra cành hoa lá, tức Tổ tiên
sinh ra con cháu như gốc cây sinh ra cành cây và hoa lá.
- Nguyên viễn chi lưu 元遠之流: Nguồn từ xa tạo ra dòng chảy đến
mãi mãi, nghĩa là Tổ tiên như nguồn nước tạo ra dòng họ như dòng nước chảy
cho đến bây giờ và mãi mãi về sau; Kế
kế cung cừu 繼繼供裘: Nối đời, dòng họ đời nào cũng phát triển;
Phúc trạch trường lưu 福澤長流: Phúc đức của dòng họ dài mãi vô tận; Tích dĩ hồng lưu 積以紅流: Chứa lấy phúc đức.
- Thực lại đốc
hữu chi đại huệ dã 寔賴篤佑之大惠也: Thực là nhờ vào
ơn huệ lớn dốc hết giúp đỡ vậy; Thực lại âm phù chi trạch dã 寔賴陰扶之澤也: Thực là nhờ vào ơn trạch âm phò
vậy; Thực lại phù trì chi trạch dã 寔賴扶持之澤也: Thực là nhờ vào ơn trạch phù trì vậy.
- Phục vị 復位: trở lại ngồi trên ngôi vị của mình; Phục
duy giám cách 伏惟鑒格: cúi nhớ mong
xét lòng thành; Đồng lâm hưởng tự 同临饗祀: cùng hưởng lễ vật; Nhất thành thượng hưởng 一誠尚饗: một lòng thành mong hưởng.
- Cẩn cốc 謹覺,Cẩn cáo 謹告: kính trình; Phục duy cẩn cốc 伏惟謹告: cúi nhớ kính trình; Cẩn sớ 謹疏: kính trình; Thượng hưởng 尚享: mong hưởng; Thượng giám 尚鑒: mong xét; Thành ý cẩn cáo 誠意謹告: Thành ý kính trình; Hạnh giám vi thành cẩn cáo 幸鑒微誠謹告: Cầu mong xét lòng thành, kính
trình; Kiền cáo cẩn cáo 虔告謹告: Kính trình,
kính trình; Kiền yết hạnh giám vi thẩm 虔謁幸鑒為忱: kính cáo cầu mong xét làm thành thực.
- Quý công 貴公: chữ đặt sau họ, tỏ vẻ tôn kính các
cụ ông; Quý thị 貴氏: chữ đặt
vào để tỏ lòng tôn trọng đối với các cụ bà.
-
Phủ quân 府君: chữ thay vào tên tỏ vẻ tôn kính các cụ ông; Nhụ nhân 孺人: từ thay
vào tên tỏ vẻ tôn kính các cụ bà.
- Âm dương diểu cách 阴阳緲隔: Âm dương cách biệt.
- Tự 字: tên chữ đặt khi đi học hay trước khi
chết; Hiệu 号: tên thường
gọi khi thường ngày kiêng gọi tên huý mà gọi bằng tên chữ (tên tự) hoặc tên hiệu;
Thuỵ 睡: tên do
nhà Vua đặt cho những người có chức tước, hoặc do quan trên đặt cho quan dưới; Huý 諱: Tên do
cha mẹ đặt cho từ bé. Trường hợp cha mẹ chưa đặt tên cho thì trước khi chết phải
đặt tên cúng cơm.
-
Từ 慈: đặt trước tên của cụ bà với ý là cụ có lòng hiền lành. Xuất phát từ
việc xưa kia đối với Cha gọi là Nghiêm Phụ 嚴, đối với mẹ gọi là Từ Mẫu; Hiệu diệu 号耀: Là tên do
nhà chùa đặt cho các cụ bà đi chùa.
- Phúc 福: đặt trước tên của
các cụ ông sống 50 tuổi trở lên, dưới 50 tuổi được chữ Trung 中, dưới 30 tuổi là chữ Thuần (Độn) 沌, dưới 16
tuổi vào chữ Tảo 早.
2. Gọi các bậc trên mình:
2.1. Tổ tiên:
- Khai cơ sáng thuỷ 開基創始: Mở ra cơ nghiệp,
khai sáng dòng họ.
- Đại Tổ 大祖 hay Thái tổ 太祖, Viễn Tổ 遠祖: Cụ Tổ rất xa xưa, cách quãng Tổ Thượng mà chưa thể xác tín được
số đời.
- Thượng Tổ 上祖: Người
sinh ra cụ Tổ đời thứ Nhất.
- Thủy Tổ 始祖, tương tự
Đệ nhất Đại Tổ 第一代[1]祖: Cụ Tổ đời thứ Nhất, tính từ thời điểm
xác định chính xác trong Phả hệ. Cụ này thờ ở Đại tôn Từ đường[2].
- Đệ Nhất (nhị, tam…) Đại
Tổ 第一(二三…) 代祖: Cụ Tổ đời thứ Nhất (hai, ba…), tính từ thời điểm xác định
chính xác trong Phả hệ[3].
- Lương Tộc Đệ
Nhất (nhị, tam…) Chi Tổ 梁族第一(二三…)支祖: Cụ Tổ Chi thứ Nhất (hai, ba…) của họ Lương. Cụ Tổ Chi thứ được
thờ ở Tiểu chi Từ đường.
- Đệ Nhất Chi, Đệ
Nhất Phái Tổ 第一支第一派祖: Cụ Tổ
ngành Nhất thuộc Chi thứ Nhất của một họ. Cụ này thờ tại Từ đường hay Gia đường.
- Cao Cao Tổ Phụ 高高祖父: Ông của
ông cố, Cao Cao Tổ Mẫu 高高祖母: Bà của
ông cố.
- Cao Tổ Phụ 高祖父: Cha của ông cố (còn gọi là Kỵ), Cao Tổ Mẫu 高祖母: Mẹ của ông cố.
- Tằng Tổ Phụ 曾祖父: Ông cố (cha của ông nội, còn gọi là Cụ), Tằng Tổ
Mẫu 曾祖母: Bà cố (Mẹ của ông nội).
- Tổ Phụ 祖父: Ông nội,
Tổ Mẫu 祖母: Bà nội.
- Ngoại Cao Tổ Phụ 外高祖父: Cha của
ông cố bên ngoại, Ngoại Cao Tổ Mẫu 外高祖母: Mẹ của ông cố bên ngoại
- Ngoại Tằng Tổ Phụ 外曾祖父: Ông cố (cha của ông ngoại),
Ngoại Tằng Tổ Mẫu 外曾祖母: Bà cố (mẹ của ông ngoại).
- Ngoại Tổ Phụ 外祖父: Ông ngoại,
còn gọi là Ngoại Công 外公, Ngoại Tổ
Mẫu 外祖母: Bà ngoại, còn gọi là Ngoại Bà 外婆.
2.2. Cha mẹ và tương đương:
- Mẫu Thân 母親: Mẹ, Thân
Mẫu 親母: Mẹ đẻ, còn gọi là Sinh Mẫu 生 母.
- Nhạc Phụ 岳父: Cha vợ,
còn gọi là Nhạc Trượng 岳丈, Trượng
Nhân 丈人 hay Ngoại Phụ 外父, Nhạc Mẫu 岳母: Mẹ vợ, còn gọi là Ngoại Mẫu 外母.
- Quân Phụ 君父: Phu quân
đích phụ thân 夫君的父親﹕ Phụ Thân
của Phu Quân, tức là cha chồng, Quân Mẫu 君母: Phu quân đích mẫu thân 夫君的母: Mẫu Thân của Phu Quân, tức là mẹ chồng.
- Đích Mẫu 嫡母: Các con của
vợ lớn, vợ bé gọi vợ lớn của người; Thứ Mẫu 庶母: Các con thuộc dòng Đích hay dòng Thứ gọi vợ bé của cha mình.
- Dưỡng Phụ 養父: Cha
nuôi, có thực sự nuôi đứa con đó; Nghĩa Phụ 義父: Cha nuôi, gọi là cha nuôi nhưng không có nuôi, nhận vì ân nghĩa,
hoặc thương mến. Còn gọi là Khế Phụ 契父 , hay Khế Gia 契爺.
- Dưỡng Mẫu 養母: Mẹ có
nuôi thực sự; Nghĩa Mẫu 義母: Mẹ nuôi
không nuôi, còn được gọi là Khế Mẫu 契母.
- Kế Phụ 繼父: Người
cha kế (cha ghẻ); Kế Mẫu 繼母: Người mẹ kế (mẹ ghẻ).
- Bá Phụ 伯父: Bác
trai, còn gọi là Bá Bá 伯伯; Bá Mẫu 伯母: Bác gái, còn gọi là Bá Nương 伯娘; Thúc Phụ 叔父: Chú, còn gọi là Thúc Thúc 叔叔; Cô 姑 hay Cô Mẫu 姑母: Chị hoặc
em gái của cha.
- Thẩm Mẫu 嬸母: Thím; Cữu
Phụ 舅父 hay Cữu Cữu 舅舅: Cậu (anh hoặc em trai của mẹ); Cấm Mẫu 妗母: Mợ; còn được gọi là cữu mẫu 舅母 .
- Di 姨 hay Di Mẫu 姨母 Dì (chị hoặc em gái của mẹ); Di Trượng 姨丈: Dượng (chồng của dì).
- Đường: Là chữ
đặt trước chữ Thúc, Bá, Đệ, Huynh, Cô, Di, Tỷ, Muội
3. Gọi các bậc ngang mình:
- Phu Quân 夫君: Chồng (ông xã), còn gọi là Lão Công 老公, hay Trượng Phu (丈夫, người đàn ông có chí khí; người con trai đã đến tuổi trưởng thành).
- Phu Nhân 夫人 : Vợ (bà xã), còn được gọi là Thê Tử[5]
妻 子 hay Thái Thái 太太 , hoặc
Lão Bà 老婆[6]; vợ cả là “nguyên phối” 元配, vợ kế là “kế phối” 繼配, vợ người khác gọi là “đức phối” 德配.
- Phu Phụ 夫婦: Vợ chồng,
còn được gọi là Phu Thê 夫妻[7] hay Kháng Lệ 伉儷 hoặc “phối
ngẫu” 配耦 (cũng viết
là 配偶).
- Nhị Nhiệm Lão Công 二任老公: Chồng đời thứ hai, còn được gọi là Nhị Nhiệm Trượng Phu 二任丈夫, Nhị Nhiệm Phu Quân 二任夫君; Nhị Nhiệm Lão Bà 二 任 老 婆: Người vợ đời thứ hai, còn được gọi
là Nhị Nhiệm Phu Nhân 二任夫人, Nhị Nhiệm
Thái Thái 二任太太.
- Tục Huyền 續玄: Nối lại
dây đàn, ý chỉ người đàn ông vợ chết rồi lấy vợ khác; Tái Giá 再嫁: chỉ người đàn bà mất chồng, sau đó
lấy chồng khác.
- Huynh 兄: anh, Tẩu 嫂 hay Tẩu Tẩu 嫂嫂: chị dâu.
- Tỷ 姊 chị, thường quen gọi là Tỷ Tỷ
姊姊 , còn gọi là Thơ Thơ 姐姐; Tỷ Phu 姊夫: Anh rể.
- Muội 妹: Em gái, Muội Phu 妹夫: Em rể.
- Nội Huynh Đệ 內兄弟: Anh em (trai) của vợ; Đại Di 大姨: Chị vợ, còn có nghĩa là Dì (chị của mẹ); Di Tử 姨子: Em (gái) vợ.
- Khâm Huynh Đệ 衿兄弟: Anh em bạn
rể, còn gọi là Liên Khâm 連衿 , hay Đồng
Môn Huynh Đệ 同門兄弟 , hoặc
Liêu Tế 僚婿; Đồng Môn
Sư Huynh Đệ 同門 師兄弟: Anh em bạn học cùng thầy; Anh em bạn
rể, hoặc anh em bạn học đều được gọi tắt là Đồng Môn 同門; Thẩm Mỗ 嬸姆: chị em bạn dâu, còn gọi là Trục Lý
妯娌.
4. Bậc dưới mình xưng:
4.1. Bậc con mình:
- Nhi 兒: nghĩa chung là con (cả con trai lẫn con gái); nghĩa riêng,
Nhi 兒 là con trai (Nam Nhi 男兒); Nhi Nữ 兒女 là con trai và con gái (tức là con cái).
- Tử 子 hay Nhi Tử 兒子: con trai, còn được gọi là Nam Tử 男子, hay Nam Nhi 男兒; Nữ 女 hay Nữ Nhi 女兒 , hay Nử
Tử 女子: con gái.
- Con vợ Cả (妻, thê), dòng đích 嫡, Chính hệ 正系 được gọi là Đích tử 嫡子:
+Trưởng Nam 長男: Con trai
trưởng (lớn nhất), còn gọi là Trưởng
Tử 長子; Thứ Nam 次男: Con trai thứ hai (kế Trưởng Nam), còn gọi là Thứ Tử 次子; Tam Nam[9]
三男: Con trai thứ ba (kế thứ nam), còn gọi là Tam Tử 三子; Tứ Nam 四男: Con trai thứ tư (kế Tam Nam), còn gọi là Tứ Tử 四子;… Ấu Nam 幼男: Con trai út, còn gọi là Ấu Tử 幼子.
+ Trưởng Nữ 長女: Con gái
trưởng (lớn nhất), Thứ Nữ 次女: Con gái thứ hai (kế trưởng nữ), Tam Nữ 三女: Con gái thứ ba (kế Thứ Nữ), Tứ Nữ 四女: Con gái thứ tư (kế Tam Nữ)…Ấu Nữ 幼女: Con gái út.
- Con vợ lẽ (妾, thiếp), dòng thứ 庶, thuộc Bàng hệ 旁系 gọi là Thứ tử 庶子:
+ Thứ Nam 庶男 hay Thứ Tử
庶子 : là các con trai của dòng Thứ 庶 , tức là các con trai của vợ hai, vợ
ba, vợ tư v.v...: Trưởng thứ tử 長庶子: con trai trưởng của vợ nhỏ; Thứ thứ
tử 次庶子: Con trai thứ hai của vợ nhỏ; Tam
thứ tử 三庶子: Con trai
thứ ba của vợ nhỏ…
+ Thứ Nữ 庶女: Các con
gái của dòng Thứ 庶 (vợ bé).
- Dưỡng Tử 養子: Con
nuôi, đứa con này có đem vế nhà nuôi;
Nghĩa Tử 義子: Con nuôi
nhưng không có nuôi người ta ngày nào; còn được gọi là Khế Tử 契子.
Tương tự có Dưỡng Nữ 養女; Nghĩa Nữ
義女.
- Tức Phụ 媳婦: Con dâu,
còn gọi là Nhi Tức 兒媳; Trưởng Tức
長媳: Dâu cả; Thứ Tức 次媳: Dâu thứ hai- Tam Tức 三媳: Dâu thứ ba...; Ấu Tức 幼媳: Dâu út.
- Nữ Tế 女婿[10]: Con rể; Trưởng Tế 長婿: Con rể lớn (trưởng); Thứ
Tế 次婿 : Con rể thứ hai; Tam Tế 三婿: Con rể thứ ba...; Ấu Tế 幼婿: Con rể út.
- Nội Điệt 內姪: Cháu gọi
vợ mình bằng cô.
- Điệt Tử 姪子: Cháu
trai gọi mình bằng chú, bác hay cô; Điệt Nữ 姪女: Cháu gái kêu mình bằng chú, bác, hay cô.
- Ngoại Sinh 外甥: Cháu kêu
mình bằng cậu hay dì, thường được dùng để chỉ cháu trai; Ngoại Sinh Nữ 外甥女: Cháu gái gọi mình bằng cậu hay dì.
- Giả Tử 假子: Con trai
riêng của chồng, hoặc của vợ; Giả Nữ 假女 : con gái riêng của chồng, hoặc của vợ.
4.2. Bậc cháu mình:
- Tôn 孫 hay Nội Tôn 內孫: Cháu nội, Tằng Tôn 曾孫: Cháu chắt (con của cháu nội), Huyền Tôn 玄孫: Cháu chít, con của Tằng Tôn (tức
con của cháu chắt).
- Ngoại Tôn 外孫: Cháu ngoại,
Ngoại Tằng Tôn 外曾孫 : Cháu chắt
(con của cháu ngoại), Ngoại Huyền Tôn
外玄孫: Cháu chít, con của Ngoại Tằng Tôn
.
5. Các mối quan hệ khác:
- Mai nhân 媒人: Người đứng
ra làm mai, còn gọi là Môi Nhân; Mai Nhân Công 媒人公: Ông mai; Mai Nhân Bà 媒人婆: Bà mai.
- Ngũ Đại Đồng Đường 五代同堂 còn được gọi là Ngũ Thế Đồng Đường 五世同堂, là trong một ngôi nhà có 5 thế hệ cùng sinh sống, gồm: Tổ Phụ Mẫu
祖 父母, Phụ Mẫu 父母, Tự Kỷ 自己, Tử 子, Tôn 孫, tức là ông bà nội, cha mẹ,
mình, con mình, cháu nội mình.
- Cố Lương Đức (x) chi thê Phạm Thị (y) 故梁德(...)之妻范氏(...) : Vợ của ông
Lương Đức (x) là bà Phạm Thị (y).
…
- Lương Đức Mến (ST,
BS dùng trong nội tộc, 12/2012)-
[2] Các dòng họ lớn, chỉ Trưởng
của chi Trưởng mới thờ tại Từ đường. Theo thời gian, dòng họ càng phát triển
thì các Chi, Tiểu chi hay Phái…có Từ đường riêng và lại thờ cụ Trưởng của Chi, Phái đó…
[3] Theo trật tư ngôi thứ 倫序 của người Việt thì trên ta
hai đời là đời Ông (H: 上 第 二 世 爲 祖, N:
𠁀次𠄩𨕭 命 羅𠁀 翁) , dưới ta hai đời là đời cháu (H: 下 第 二 世 爲 孫, N: 𠁀次𠄩𠁑命 羅𠁀 𡥙) . Đấy là 5 đời gần gũi và
theo nguyên tắc “Ngũ đại mai thần chủ” 五代埋神主 thì cháu mình cúng 4 đời đến
ông mình, còn cụ ta chỉ con ta cúng, đến đời cháu ta, cháu sẽ chôn Bài vị (H: 神主, A: The
tablet of the dead, P: La tablette du mort) đi và dồn việc cúng vào
“Chạp”. “Góp Giỗ làm Chạp” là ý đó.
Do
vậy, khi khấn
cúng từ đời thứ 4 ngược lên thì khấn là Đệ Nhất (Nhị,
Tam…) Tổ. Còn trong 5 đời thì khấn theo thứ bậc: Cao cao (trên kị), Cao (kị),
Tằng (cụ), Tổ (ông, bà), Hiển (bố, mẹ) với Khảo đối với
ông và Tỉ đối với bà.
[4] Khi khấn cúng Phụ gọi là “Hiển khảo” (顯考, cụ
ông tôn kính) Mẫu là “Hiển
tỉ” (顯妣, cụ bà tôn kính).
[5] Viết tách : Thê - Tử (妻 - 子) hay Thê , Tử (妻 , 子) hoặc Thê dữ Tử (妻 與 子) mới
là vợ con (vợ và con).
[7] Có người dùng “hôn phu”. “Hôn thê” là sai. Bởi trong chữ “hôn”婚 đã có
nghĩa “vợ chồng”, ví như “hôn lễ” 婚 禮 là lễ
cưới, “hôn phối” 婚配
là lấy nhau nhưng ghép “hôn” 昏 chỉ tối và trước chữ “phu” hay “thê”
thì không được. Bởi chẳng lẽ lại hiểu là “người chồng hay người vợ u mê, hắc
ám”?
[9] Không phải 3 con trai. Chỉ người con (cả trai lẫn gái) kế ngay sau
con Trưởng mới dùng chữ “thứ” 次. Còn từ con thứ ba, tư, năm, ta dùng
chữ 三 , 四 ,
五 , ... và con út thì dùng chữ ẤU 幼 mà
không dùng chữ Thứ 次 để chỉ
cho tất cả những người con thứ ba, tư, năm hay út.
[10] Cũng còn gọi là “Tế tử”, “Bán tử”. Chữ “bán” 半 đây
là một nửa không phải bán mua trong tiếng Việt.
[11] Khác với Nhân Gia 人 家, tức Người ta, dùng để chỉ nhân vật thứ ba; đôi khi cũng
dùng để chỉ chính mình.
Trước khi trình bày những DANH TỪ HÁN VIỆT thông dụng, tôi muốn nhấn mạnh là những từ Hán Việt này, nó phải đúng, và phải chính xác, chứ không phải bắt chước theo người Tàu, vì theo tôi, trong hiện tại, người Tàu dùng chữ cũng có nhiều từ rất là “kỳ dị”.
Trả lờiXóaThí dụ: Đảng Đối Lập họ gọi là Đảng Phản Đối 反 對 黨; Bộ Y Tế (Health Department), hay Bộ Kiện Khang 健 康 部 thì họ gọi là Bộ Vệ Sinh 衛 生 部; Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) họ gọi là Tổ Chức Vệ Sinh Thế Giới 世 界衛 生 組 織, Lữ Quán 旅 館, hay Khách Sạn 客 棧 thì họ lại gọi là Tiệm Rượu (Tửu Điếm 酒 店).