Là con dân đất
Việt, bất luận khởi gốc từ đâu, quan viên họ Lương đã cùng toàn dân đấu tranh,
lao động và có những đóng góp nhất định. Tầng lớp bình dân sách sử không ghi,
Gia phả thất lạc nên không thể đánh giá hết được. Riêng những người thuộc dòng
dõi Khoa bảng hay quan lại, có chức sắc được chép trong chính sử, lưu chép
trong các tài liệu khác đã minh chứng cho điều đó.
Về tài năng
toán học, sư phạm, ngoại giao cùng đức độ của cụ Trạng
Lương Thế Vinh; tài năng sư phạm, quân sự của cha con cụ Bảng
nhãn Lương Đắc Bằng người Việt ai cũng nhớ. Ngoài ra còn khá nhiều nhân vật
mang họ Lương để lại dấu ấn về quân sự và ngoại giao trong công cuộc giữ nước của
Đại Việt xưa và Việt Nam
nay được chép trong chính sử. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tổ tiên và
ngày nay hậu duệ của họ Lương trên toàn cõi cũng như ở vùng biên đang nối chí
tiền nhân, góp phần cùng cộng đồng xây dựng và bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại.
1. Tìm trong lịch sử:
Trong thời Bắc
thuộc có Lương Long 梁龍, Lương Thạc 梁硕 từng nổi dây chống ách đô hộ của Bắc triều đã điểm đến
khi nói về nguồn
gốc họ nhà.
Trong thời
quân chủ, lịch sử Đại Việt ghi nhiều người họ Lương làm quan thời Lý, Trần
có công trong việc giữ yên biên cảnh, tăng mối bang giao với Bắc quốc. Có thể kể
đến: Lương Thế Sung 世充, người Tuyên Quang 宣光 làm Toát Thông Vương 撮通王 kiêm phụ đạo
父道 ở triều Lý;
Lương Nhậm Văn 梁任文 làm quan thời Thái tổ Lý Công Uẩn 太祖皇 帝李公藴 và thăng
Thái sư 太師 thời Lê
Thái Tông (太宗皇帝, 1028-1054); Lương Mậu Tài 梁茂才 giữ chức
Ngoại lang thời Lý Thái Tôn (太宗, 1028-1054); Lương
Uất 黎荀 là trấn thủ
守臣 châu Lạng
Giang 諒江 vào tháng 8
năm Nhâm Ngọ (Thiệu Bảo thứ 4, 1282) đã có công cấp báo tình hình quân
Nguyên về triều…; Lương Nguyên Bưu 梁元厖 được phong chức Hành khiển tri Đại
tông chính 行遣知大宗正 thời Trần Thuận Tông. Sau này dưới triều Hồ, Lê, Mạc, Lê Trung hưng tiếp
tục có những nhân vật họ Lương nổi tiếng có công trong sự nghiệp phát triển văn
hóa, sự nghiệp ngoại giao, bảo vệ đất nước, được sử sách ghi nhận. Có thể kể đến:
Túc vệ 宿 衛 Lương
Thiên Tích 梁天錫, Điện trung thị ngự sử 殿中侍御史 Ngôn quan 言官 Lương
Thiên Phúc 梁天福, Trung thư hoả 中書火 Lương Cửu 梁玖, ngự khố
thư gia 御庫書家 Lương Cải
梁改, Hoả đầu đô
Quảng Vũ 廣武都火頭 Lương
Thượng Cá 粱上箇, thủ phân 手分 Lương Lang 梁郎, phụ đạo Hữu Lũng 右陇父道 Lương
Ông 梁 蓊, Lỗ bộ ty
giám 鹵簿司監 Lương
Đăng 梁登, Tiến sĩ cập
đệ 進士及第 Lương
Như Hộc 梁如鵠 (sau bổ
Lễ bộ tả thị lang 禮 部左侍郎, đi sứ Minh 2 lần), Trực giảng 直講 Lương Mộng
Tinh 粱 夢 星, Sứ giả Lương
Giản 梁 僩, Lương
Phùng Thìn 梁逢辰, Tiến sĩ xuất thân 進士出身 Lương Trí 梁寘, Đồng tiến
sĩ xuất thân 同進士出身 Lương Khiêm Hanh 梁 謙亨, Lương Mậu Huân 梁荗勳, Phù Quận công Lương Văn Chánh (梁文正, ?-1611), Đô cấp sự trung 都給事中 Lương Nghị 梁誼, Thiêm Chưởng
hầu 僉掌侯 Lương
Đăng Quang 梁登光, Tham chính Nghệ An 乂安處參政 Lương Thực 梁實...Đặc biệt
có nữ kiệt Lương Thị Minh Nguyệt 梁氏明月, nổi tiếng
xinh đẹp, cơ mưu từng lập công lớn trong Khởi nghĩa Lam Sơn được Thái tổ nhà Lê
là Lê Lợi phong: “Kiến quốc phu nhân” 建國夫人.
Trong các nhân vật lịch sử vừa dẫn trên thì
rõ ràng Lương Long, Lương Thế Sung, Lương Uất đều sinh quán tại miền núi phía
Bắc. Họ là những tướng lĩnh, nhà ngoại giao tiên phong của Lương tộc và trấn
giữ nơi “phên dậu quốc gia”. Công ấy lớn lắm!.
Phải chăng những người họ Lương, họ Lường
vùng Cao Lạng, Hà Tuyên...ngày nay là hậu duệ của các cụ này. Tôi không nói đến
Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên bởi khi đó chúng ta chưa có “đường biên giới”
mà mới có “vùng biên giới” và vùng đất Tây Bắc này là vùng “đệm”
giữa các thế lực thổ tù Việt-Hán, các châu, động nơi đây chưa chính thức nội
thuộc bất cứ triều đại trung ương nào mà hưởng quy chế ky mi 羈縻 (có sự ràng
buộc lỏng lẻo để cai trị gián tiếp). Đến năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy
yếu, vua Lý Anh Tông 李英宗 và Tô Hiến Thành 蘇憲誠 đã tiến hành thu phục vùng đất của các tù
trưởng dân tộc thiểu số người Bạch ở bắc Yên Bái, nam Lào Cai vào lãnh thổ Đại
Việt và đến năm 1466 Lê Thánh Tông lập các phủ, huyện, châu thuộc Thừa tuyên
Hưng Hóa. Từ đó vùng này chính thức do triều đình trung ương Đại Việt quản lý
chặt chẽ.
Lịch sử phải
công bằng nên cũng phải kể đến những người trong tộc Lương đã từng chọn nhầm lối.
Như những hào phú, thổ quan 豪富土官 Lương Nhữ Hốt 梁汝笏, Lương Sĩ Vĩnh 梁士永, Lương
Châm 梁箴 khi nhà Minh xâm lược Đại Việt hay Chuyển vận phó sứ 轉 運 副 使 huyện Văn
Bàng 文盤 Lương
Tông Ký 梁宗驥 từng tham nhũng khi thi hành quân vụ...
2. Con cháu ngày nay:
Noi gương các bậc tiền nhân, miền đất địa
đầu Tổ quốc, trong các thời kỳ lịch sử không ít con cháu Lương tộc tham gia
công cuộc bảo vệ tổ quốc và tham gia tích cực vào nền “ngoại giao nhân dân”.
Thời cận đại, phải kể đến hoạt động và đóng góp của:
Lương Văn Can (梁文肝, 1857 - 1927), Lương Trúc Đàm (梁竹談 (tên thật: Lương Ngọc Liêu, 1875 - 1908),
Lương Ngọc Quyến (梁玉狷 (Lương Lập Nham; 1885 - 1917), Lương Khánh Thiện (梁慶善, 1903 - 1941), …
Thời hiện đại, nhiều nhà
khoa học, cán bộ quản lý, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng là con cháu tộc Lương.
Có thể ví dụ: Tiến sĩ Nông học Lương Định
Của (1920 - 1975), Triết gia Lương Kim Định (1915-1997), “Nữ tướng Việt Minh” Hà Thị Quế (tức Lương Thị Hà,
1921-)…Trong Ban Liên lạc họ Lương toàn quốc có nhiều Giáo sư Tiến sĩ nổi
danh, đứng đầu các chuyên ngành như: Lương
Xuân Qùy, Lương Phương Hậu…
3. Trên núi rừng Tây bắc:
Tiếp nối
truyền thống của cha con Lương Thế Sung[1], ngày nay
trong vùng Tây Bắc, nhiều sĩ quan cao cấp trong Quân đội và Công an vốn là con
cháu tộc Lương tại vùng Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai hay được điều động lên đây bảo
vệ, xây dựng biên cương. Có thể kể đến:
- Lương
Cường Sinh năm 1957. Quê làng Bảo Đà, xã Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, Phú
Thọ. Là trung tướng Quân đội; Chính Ủy Quân khu III.
- Lương
Văn Nhẫn Sinh năm 1933. Quê Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ là Đại tá Quân đội.
- Lương
Công Thảo Sinh năm 1940. Quê Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ là Đại tá Viện
trưởng Viện Quân y 109.
- Lương
Văn Tý Quê Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội là Đại tá Hiệu trưởng một trường quân
đội.
- Lương
Văn Vân Đại tá tỉnh đội trưởng Yên Bái. Quê Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ.
4. Người họ Lương ở Lào Cai:
Mảnh đât “nơi
con sông Hồng chẩy vào đất Việt” có khá nhiều người họ Lương với nhiều nguồn
gốc khác nhau. Đa phần từ Phú Thọ lên những năm 1930 trở về trước; từ Hải
Phòng, Nam Định lên khai hoang những năm 1960-1970; từ Yên Bái được điều động
lên ngày tái lập tỉnh Lào Cai năm 1991.
Tuy chiếm tỉ
lệ số dân không nhiều nhưng con cháu Lương tộc vùng này đã có những đóng góp
đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và giữ gìn an ninh
chinhs trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh Lào Cai. Những người thành danh phải
kể đến: Lương Xuân Mầu (gốc Hải Phòng) từng là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng
ban Tuyên giáo tỉnh, Thầy thuốc Ưu tú Lương
Công Sĩ (gốc Yên Bái) là Giám đốc
Sở Y tế, cha con Nghệ sĩ Nhân dân Lương
Kim Vĩnh (1937-2011), Nghệ sĩ Ưu
tú Lương Hùng Việt (gốc Hoài Đức, Hà Nội). Riêng trong lĩnh
vực bảo vệ ANCT vùng “phên dậu quốc gia” Tây bắc của Tổ quốc có:
- Cụ Lương
Quyết Định (SN 1926) vốn người Kinh dưới xuôi (không nhớ vùng nào)
đã tìm lên vùng Cam Đường, tỉnh Lào Cai từ mấy
trăm năm nay (được 10 đời). Sau đó có ngành đổi thành họ Mã, ngành thành
họ Hoàng. Ngành cụ Định vẫn giữ họ Lương. Cụ Định từng là Thiếu tá Tỉnh đội trưởng
sau đó được bầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ (1970-1975). Cụ có công lãnh đạo nhân dân Lào Cai xây dựng, kiến thiết
quê nhà, chi viện cho miền Nam và đặc biệt giữ mối quan hệ với nước bạn khi tiếp
nhận hàng viện trợ qua đường sắt nhưng vẫn giữ được vị thế trong bối cảnh Cách
mạng văn hóa đang diễn ra (1966-1976) bên nước bạn.
- Đại tá Lương
Văn Sơn (SN 1962) là Đời thứ 10 của họ Lương xã Xuân Lũng, Phù Ninh,
Phú Thọ hiện là Chính uỷ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.
- Đại tá Lương
Quang Mạnh (SN 1956) gốc ở Đại Đồng, Tràng Định, Lạng Sơn, từ thời ông Nội chuyển về Yên Bái.
Hiện là Phó Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai.
- Đại tá Lương
Đức Mến (SN 1955), thuộc đời thứ 7 họ Lương gốc Chiến Thắng, An Lão,
Hải Phòng lên Lào Cai từ 1964. Hiện là Trưởng phòng KTHS Công an tỉnh Lào Cai.
- Thượng tá Lương
Cao Huỳnh (SN 1959) gốc Hà Tây, là Trưởng phòng CSHS, Công an tỉnh
Lào Cai.
- Thượng tá Lương
Thông (SN 1962, con thầy thuốc Ưu tú Lương Minh), người Tầy,
Trưởng Công an huyện Văn Bàn.
Ngoài ra còn
có Phó Trưởng phòng PCCC và CNCH (Lương Ngọc Cương), Phó Trưởng phòng
BVANKT (Lương Quốc Hưng) và nhiều sĩ
quan trung cấp, sơ cấp, hạ sĩ quan công tác trong các đơn vị thuộc Quân đội,
Biên phòng và Công an Lào Cai.
Tuy chưa có
ai thật nổi bật ghi vào sử sách quốc gia nhưng những thành viên họ Lương, dù từ
nguồn nào, trên mảnh đất này luôn vững vàng, theo chí tiền nhân góp phần giữ vững
biên cương, trật tự nơi biên ải để toàn dân dựng xây và phát triển.
(Trích trong chuyên khảo
đang soạn)
[1] Các con của Thế Sung là là Văn 文, Hiến 献, Quế 桂đều được phong hầu. Con của Quế là Hiếu Bão 孝 抱 vì có công đánh Toa Đô 唆 都 được phong Quan phục hầu 冠服侯; Hiếu Bão sinh ra Thế Tắc 世則 được phong Lặc Thuận hầu 勒順侯; Thế Tắc sinh ra Cúc Tôn 菊孫 làm Quan sát sứ 觀察使; Cúc Tôn sinh ra Nguyên Bưu.
Bài viết kỳ công, có nhiều tư liệu quý.
Trả lờiXóaLương Đức Văn Phúc.