Ngày 12, 13, 14/10/2024 này sẽ có buổi gặp mặt và một số hoạt động
liên quan nhân kỷ niệm 50 năm ngày nhập trường của những SV K 69 ĐHQY (mà nay là DH9 HVQY), 1974-2024 ở Khu vực
Thanh Thủy (Phú Thọ), Ba Vì (Hà Nội) mà mở đầu là tại Hotel Kim Cương trên Đảo
Ngọc xanh thuộc Thanh Thủy, Phú Thọ (nơi lưu trú và diễn ra hoạt động giao lưu của những người về dự). Trên Hội trường lớn, tôi có bài phát biểu (thay mặt những SV CAND, khi đó do Bộ Nội vụ nay là Bộ Công an quản lý gửi đào tạo thành BS trong ĐHQY thuộc Bộ Quốc Phòng) như sau:
Trong buổi gặp mặt Chí tình và hiếm có này (kỷ niệm 50 năm tựu trường, có đông các Cựu SV và cặp đôi tham gia nhất
trong 36 buổi Gặp mặt vừa qua) tôi xin có 5 ý kiến như sau:
Thứ Nhất: Kiểm lại
chúng tôi, những SV từ trường CSND và ANND chuyển sang đã hoàn thành được nhiệm
vụ mà Bộ Giao phó: Trở thành một Bác sĩ đa khoa (nói sau); thành một Sĩ quan chỉ huy cấp phân đội mà nhiều kiến thức
đã được áp dụng thực tế công tác; thành Đảng viên ĐCSVN nhiều đc trở thành Ủy
viên, người đứng đầu cấp ủy cơ sở, dưới cơ sở mà Kỹ năng công tác Đảng, công
tác chính trị được học tại trường ĐHQY.
Nói về chuyên môn, xin khoe tí: Khi khi học xong Lớp Chuyên
khoa BS Pháp y đầu tiên trong nước của ngành (20/4/1981-30/8/1981), trừ vài người “nhanh nhạy” còn đa phần chờ và
do tổ chức phân công[1]. Từ đó 20 BS
được chia ra về các đơn vị, địa phương: Làm công tác pháp y tại các CA địa phương
và Viện KHHS; Làm nhiệm vụ y tế trong CAND; Chuyển sang lực lượng trinh sát và Chuyển
ngành sang Y tế.
Ngoài số Bs do Bộ Công an gửi, nhiều Bs trong Khóa 9 ĐHQY từ bộ
đội đi học đã chuyển ngành sang Công an, công tác tại các Bệnh viện thuộc BCA (198 ở HN, 304 ở tf HCM).
Sau 30 năm phấn đấu, công tác, trừ bạn Trương Sỹ Thành (Thanh Hóa) mất sớm, các bác sĩ K9 HVQY
trong LLCA đều đã trưởng thành, có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp BVSK,
bảo đảm ANTT nên đã được Nhà nước, ngành CA ghi nhận.
Về
chức vụ: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc BV thuộc ngành; 7 Trưởng (Phó)
Phòng, Khoa thuộc CA tỉnh và BV ngành; 5 Đội trưởng,...
Số còn lại công tác và
chiến đấu trong LLCA đến khi hưu, về cấp hàm có 1 Thiếu tướng, 7 Đại
tá, 5 Thượng tá. Tất cả đến năm 2017 đã nghỉ hưu, không còn ai đương chức!
Học
vị: 2 Tiến sĩ: Phạm Hữu Văn[2], Đỗ Thế Lộc;
1 Ths (Hoàng Xuân Lập). Danh hiệu: 1
TTND (Lộc), 2 TTUT (Lập, Nhâm). Học hàm: không.
Khen
thưởng: Nhiều người được tặng thưởng Huân, Huy chương, Kỷ niệm chương
của Nhà nước, Chính phủ, Bộ và Bằng, Giấy khen các cấp.
Thứ Hai Dù có rất khiêm tốn, chúng tôi cũng
xin nói rằng: Trường ĐHQY đã trang bị kiến thức vững vàng của một Bác sĩ đa
khoa, đào luyện các bác sĩ trở thành những sĩ quan, cán bộ chính trị, chỉ huy[3] cấp Đại đội đến
Trung đoàn trong LLVT; đồng đội K69 đã rèn cặp, trau dồi giúp nếp sống quân
ngũ, biết yêu thương, căm giận!
Thời gian qua và hiện nay cũng như mãi về sau, dù bất kể đang ở
đâu, thì trong trái tim mỗi cựu sinh viên K69 ĐHQY đều cháy bỏng một niềm khát
khao được trở về thăm lại mái trường xưa, gặp gỡ bạn bè cái thuở “6 năm làm một
gạch sao”!
Đã 50 năm trôi qua nhưng chắc chẳng ai quên cái cảm giác lần đầu
tiên bước chân tới cổng trường ĐHQY: vừa lạ lẫm vừa xen chút choáng ngợp bởi
nhiều lý do. Nhưng được sự quan tâm, dẫn dắt của cán bộ khung, của các thầy cô
giáo, sự kèm cặp giúp đỡ nhau trong “Tổ
tam tam”, của các đc đi trước, của những “Thượng sĩ lâu năm nằm trong cấp ủy”
(Hôm nay tôi đã gặp lại 2 đc và họ còn nhớ tên thằng em còi dí này!) mà chúng ta trở nên gần gũi nhau và ngày một trưởng thành hơn. Bao kỷ niệm
vui có, buồn có, hài có đã phản ánh một phần trong Kỷ yếu và một số chuyên san,
bài viết của tôi cũng như một số bạn khác đã và chuẩn bị ra mắt,... nhưng gợi
cho mỗi người nhớ lại kỷ niệm khác và suy ngẫm nhiều!.
Thứ Ba: Dù thuộc biên
chế Bộ Quốc phòng hay thuộc Bộ Công an, trong tâm khảm mỗi người luôn giành vị
trí xứng đáng cho những năm tháng sống, học tập và rèn luyện trong đội hình K69
Đại học Quân y, tức Khóa dài hạn 9 Học viện Quân y!
Tuy còn có những điểm chưa thực bằng lòng với tổ chức, với
ngành, với bản thân nhưng có thể nói: các Bác sĩ từ cái nôi 69 Đại học Quân y (nay gọi là Khóa 9 Học viện Quân y) đã từng
biên chế trong CAND (tiếp tục công tác
trong lực lượng hay đã chuyển sang dân y) đều trưởng thành và hoàn toàn
không có gì phải hổ thẹn với nhà trường, các thầy, các bạn!.
Do nhu cầu kết nối, giao lưu mà trong toàn khóa, ngoài Hội chung
còn có nhiều Ban Liên lạc các Chi hội hoạt động khá hiệu quả. Hoạt động của các
Chi hội thường xuyên trong việc giao lưu, tình nghĩa,...mỗi dịp lễ Tết, gia
đình có sự kiện.
Từ lâu, một số bạn được Bộ Công an gửi sang đào tạo Bác sĩ tại
Khóa Dài hạn 9 Đại học Quân y (1974-1980)
có nguyện vọng giao lưu, thường xuyên gặp gỡ, ôn lại tình đồng đội một thời gắn
bó.
Sau thời gian với hoạt động tích cực của các bạn Hoàng Quang
Vinh (Nam Định), Lê Đức Sản (Thái Bình), Cao Quang Hồng (Vĩnh Phúc), Chử Trọng Thành (Phú Thọ), Lương Đức Mến (Lào Cai), đến 5/2017 các yếu tố đã hợp đủ nên sáng 14/5/2017 tại
thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định 13 Bác sĩ, tiến hành CUỘC GẶP MẶT ẤM TÌNH ĐỒNG ĐỘI lần
thứ Nhất. Sau đó chúng tôi tiến hành được 4 buổi gặp mặt khác. Đó là:
Cuộc GẶP MẶT ẤM TÌNH ĐỒNG ĐỘI lần thứ 2 tiến hành vào ngày 23,
24/9/2017 tại Lào Cai
Cuộc GẶP MẶT ẤM TÌNH ĐỒNG ĐỘI lần thứ 3 tiến hành vào ngày 25,
26/9/2019 tại đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
Cuộc GẶP MẶT ẤM TÌNH ĐỒNG ĐỘI lần thứ 4 tại Cố đô Hoa Lư ngày tháng
9 năm 2022.
Cuộc GẶP MẶT ẤM TÌNH ĐỒNG ĐỘI lần thứ 5 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc ngày 20/9/2023
Ngoài ra, do một số lý do khách quan mà một số cuộc gặp mặt ở thời
điểm và nơi khác phải đình hoãn…
Thứ Tư Theo quy luật
tự nhiên, chúng ta ngày càng xa quá khứ, xa ngày đầu nhập học, những tháng năm
bình đẳng học tập, luyện rèn trong cái lò K69 ĐHQY, xa ngày nhận bằng và tỏa đi
muôn nẻo nên mọi sự kiện, nhân vật sẽ quên và rơi rụng dần. Nay đã vào tuổi
“nhi nhĩ thuận” nên trong mỗi chúng ta càng tăng lên nỗi nhớ lẫn với ăn năn, tiếc
nuối !
Nhưng thời gian trôi qua đi sẽ không bao giờ trở lại, chúng ta
mong muốn mỗi thành viên của Khóa và Ban Liên lạc thống nhất quy chế hoạt động,
mọi người cùng chung tay góp sức để lần gặp mặt này sẽ không phải là lần cuối,
tin rằng chúng ta còn được sum vầy bên nhau, được ôm nhau gọi “tao, mày”, nhắc
lại kỷ niệm xưa.
Thứ Năm, về cá nhân: nhớ mãi hồi tháng 3 năm
2024 này, khi mắc bệnh hiểm nghèo, đã điện hỏi và được nhiều bạn đồng khóa tư vấn
rất có chuyên môn và tâm. Ví dụ Thượng tá BSCK1 Tuấn Bình (trước công tác tại BVHQ), Đại tá
CK1 Tạ Thị Tình (trước công tác
tại QYV 108), Đại tá Tiến sĩ Trần Các (nguyên
Trưởng khoa Tiết Niệu VQY 108), Đại tá Kiều Văn Khai (trước công tác tại HVQY), …mà trong buổi Gặp mặt này tôi đã được
gặp lại, trừ Ts Trần Các.
Từ đó tôi đã
về BVTWQĐ 108 điều trị tại Khoa mà một đồng môn của chúng ta từng làm Trưởng
khoa (anh Trần Các) và hiện tại lãnh
đạo khoa, Bs điều trị trực tiếp cho tôi là TS PTK Kiều Đức Vinh, con trai một
đồng môn khác (Kiều Văn Khai). Trước
hiệu quả điều trị bản thân tôi và gia đình rất Cảm động về tay nghề và thái độ
phục vụ. Qua đó càng tin: có học có hơn, mà học ĐHQY khi thân nhân mắc, quen
biết càng tốt!
Tôi còn muốn phát biểu, tâm sự nhiều, nhiều hơn nữa nhưng công việc của những ngày Hội khóa còn nhiều và còn nhiều bạn muốn phát biểu và thời lượng Ban Tổ chức (TBLL, Gs Nguyễn Văn Đàm; TBTC, TTUT Hoàn Minh Cự) cho phép đã gần hết, trước khi dừng lời xin phép “nhà thơ” đất Nam Định @Nguyễn Nhật Tiến, “Bà Chúa thơ Nôm” quê xứ Nghệ @Nguyễn Thị Thái,... “trình diễn” mấy vần nôm na:
Anh già, tôi
tuổi đã cao,
Đến đây gặp
gỡ, gửi trao tâm tình.
Sân chơi chung
của chúng mình,
Đẹp đời lính
chiến, vẹn tình hưu nhân.
Bài này cơ bản
đã phát biểu trong buổi Gặp mặt sáng 13/10/2024 tại Hội trường lớn Hotel Kim
Cương được nhiều người nhớ, đánh giá cao và không làm ai sợ “dài” và “động
chạm”, kể cả các GsTs, NKH có cấp hàm Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá đến các BS thường, cấp Thượng úy,... !.
-
Lương Đức Mến,
ngày 13 (chỉnh sửa bài dự thảo trước khi đi ngay 09) /9/Giáp Thân-
[1] Bản thân tôi
nhớ mãi chuyện “cái giường gỗ lát” và “Hoàng Liên Sơn chứ không phải Lạng Sơn”!
[2] Ủy viên BCH
Phân hội Điện sinh lý học, tạo nhịp tim VN-PCT Hội nhịp tim học TPHCM, Trưởng
khoa Nhịp tim học Bệnh viện 115 tf Hồ Chí Minh
[3] Chính những
kiến thức khi học về Chiến thuật Quân y giúp tôi xử lý nhiều vụ việc mình gặp
phải ngoài lĩnh vực y khoa. Nhớ nhất là
kỹ năng đọc hiểu bản đồ quân sự khi làm việc với CA Trung Quốc trong vụ án xẩy
ra giáp đường biên (vụ tại bãi cây Tống
Quá Sủi ở Pha Long, Mường Khương ngày 06/5/2002).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!