6.2.1- Cuộc đời :
梁氏巿 Sinh năm Giáp Dần, Duy Tân thứ 8 (1914). Tóc dài, mỗi lần gội đầu phải kê ghế để đứng chải tóc. Lớn lên trong khốn khó, khong được học hành, phải cùng mẹ bươn chải nuôi em từ nhỏ. Người đảm đang, có trách nhiệm với việc họ, việc làng, hơi “khó tính”, ít hợp với con cái[1]. Vất vả đường chồng con.
Năm 1962 từ Mĩ Đức, cùng gia đình con gái lên khai hoang ở Sơn Hải[2], ở Đội An Lão. Hoàn cảnh “mẹ goá con côi” nên dù có ở quê mới vẫn không mấy khá giả. Khi các gia đình ở Chiến Thắng, Mỹ Đức lên lập HTX An Phong bên Phong Niên đã tích cực giúp giống rau, ngô, sắn. Năm 1966 chuyển sang Phong Niên[3]. Đến khi con rể (Phạm Bá Ruân) tái ngũ lại về Khánh Địa, Sơn Hải (khi ấy thuộc Nông trường Hà Nội) ở cùng con và cháu. Nông trường Phú Xuân đắp đập làm hồ nước dâng cao đường vào khó khăn. Khi con trai lấy vợ, ở riêng thì bà vẫn sống một mình. Thu nhập chủ yếu là rau và hoa quả trong vườn, có ít ruộng.
Mất 5 giờ 30 sáng 06-Giêng, Nhâm Thân (Chủ nhật 9/02/1992) sau mấy tháng ốm dài. Hôm cúng 49 ngày có cả Sư thày từ Nam Hà lên làm lễ[4]. Mộ táng tại Khánh Địa, Sơn Hải gần nhà con trai ở. Ngày 27/12/2007 (đêm 18 rạng 19/11 Đinh Hợi): gia đình thực hiện việc cải táng cho cháu Nguyễn Văn Toàn đã kết hợp chuyển Lương Thị Thị ra nghĩa địa chung của thôn.
6.2.2- Có 2 đời chồng :
6.2.2.1- Đời chồng trước :
Người làng Yên Tử, Tiên Lãng, đi lính (làm tới Cai, tục gọi là Cai Tề) và chết trận ở Cao Bằng (kị 23/8). Do kinh tế khó khăn, hoàn cảnh xa quê nên họ mạc ở quê còn ai gia đình con cháu sau này cũng không biết được.
Với ông này, bà sinh nhiều bận[5], đến trưởng thành còn 1 là Phường. Khi ông Cai Tề mất, bà đem con về bên ngoại (Làng Hương) buôn bán với mẹ đẻ. Khi tái giá đem theo con gái về Lang Thượng[6].
6.2.2.2- Đời chống thứ hai :
Ông người Lang Thượng, Mĩ Đức, An Lão, tên là Nguyễn Văn Khuể (Đườn)[7]. Mất 27 tháng Giêng năm Ất Mùi[8] (19/02/1955). Sinh nhiều nhưng lớn lên chỉ còn 1 nam là Tầu[9].
6.2.3. Các con:
6.2.3.1- Con gái: Nguyễn Thị Phường:
Sinh năm 1945, có chồng là Phạm Bá Ruân, bộ đội phục viên người cùng làng. Năm 1962 lên Sơn Hải, Bảo Thắng. Đến 1967 P.V. Ruân tái ngũ[10] và hi sinh năm 1969. Từ năm 1995 chuyển từ Khánh Địa ra An Tiến, Sơn Hải đến 11/2008 BCHTW Đoàn và xã tặng tiền xây nhà tình nghĩa.
Từ 2015 ốm đau hoài.
Được 6 con:
+ Mường (chồng là Lý Tài Nguyên, người Dáy ở Bản Cầm, Dược sĩ Đại học) có 1 trai (Trung-SN 1985), 2 gái (sinh đôi). Hai vợ chồng đều làm ở BV B.Thắng. Chồng đã mất. Con trai đã lấy vợ sinh con.
+ Miền: Hai đời chồng (1LS, 1 bỏ) được 2 gái, mẹ con ở Sơn Hải. Con gái 1 lấy chồng ở Hà Nội, 1 ở Sa Pa.
+ Tiến: Vợ là Ngạn, được 3 con ở Khánh Địa, Sơn Hải. Trước từng lái máy ủi ở Công trình tuyển quặng, sau nghỉ việc. Mất 22/9/2008 (23 tháng 8 Mậu Tý) sau một thời gian dài nằm viện do rối loạn chức năng gan.
+ Quân: mất năm 1991 do bệnh cột sống
+ Trường: Vợ là Tâm được 2 con ở Khánh Địa, Sơn Hải đã mất 1.
+ Vinh: Vợ là Hường được 1 trai, 1 gái, nhà ở Khánh Địa.
6.2.3.2- Con trai: Nguyễn Văn Thanh:
* Nguyễn Văn Thanh, SN 1949, thủa nhỏ mọi người trêu là “ngố tầu” và thành tên là Tầu, lớn đổi là Thanh. Hồi nhỏ học kém. Do đó học đến lớp 4 là bỏ[11]. Từng đi TNXP, Bộ đội nhưng chỉ làm lính. Tháng 12 năm1975, xuất ngũ về Nông trường Phú Xuân, khi NT giải tán làm ruộng tại Khánh Địa, Sơn Hải. Đông con, vụng tính nên cũng chật vật. Tốt bụng nhưng đôi lúc quá “vô tư”, hay “bốc”. Tháng 6/2000 cùng con đi khai thác đá thuê cho X 80 ở Sa Pa. Nổ mìn bị tai nạn bị gẫy 8 Xương sườn, điều trị mãi mới tạm ổn. Cùng ngày còn em vợ Thắng chết tại chỗ, Toàn bị chấn thương sọ não hết BV tỉnh đến BV Việt Đức, rồi về nằm tại BV huyện, cứ hôn mê thế rồi mất[12].
Từ 2017 lấy vợ 2 tên là Tho chuyển cư trú tại: thôn Khoan Tê, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
* Vợ N.V.Thanh là Nguyễn Thị Đê, con ông Đa người Tiên Lãng vốn đã từng lên khai hoang ở Khánh Địa, Sơn Hải đến 1976 về lại quê. Nguyễn Thị Đê mất 21/3/2011, tức 17/02 Tân Mão.
* Sinh 5 con, các cháu đều ít được học hành:
+ Thắng: đi BĐ sau về, đã có vợ (Lan-con ông ở cùng Đội) được 4 gái, nhà ở Khánh Địa, Sơn Hải.
+ Toàn: Vợ tên Thắm người thôn Lạng, Thái Niên (đối diện với Khánh Địa qua sông Hồng) đã có 1 con, sống ở Khánh Địa. Toàn tử nạn tháng 6/2000 để lại vợ và 1 con trai. Vợ Toàn tái giá và được 1 gái (sinh 2007).
+ Toản: Đi bộ đội, khi về lấy vợ tên là Nhận người Tuyên Quang, dân tộc Cao Lan. Ban đầu định lập nghiệp tại đó đến 2000 lại chuyển lên Khánh Địa.Tới 2004 lại về Tuyên Quang rồi 2007 lại quay về Khánh Địa.
+ Sen: Chồng là Gần. Được 2 con, sống ở Xuân Quang (cùng huyện Bảo Thắng). Từ 2015 chuyển sang Sơn Hải, chồng mất 2016.
+ Tuyến: vợ là Hợp, được 1 trai, nhà ở Khánh Địa.
Kỷ niệm của người soạn bài này với cô có chép và lưu tại đây .
- Trích GI A PHẢ LƯƠNG ĐỨC PHÁI LÀO CAI (Đưa lên, nhân ngày Giỗ lần thứ 26 của Cô-
[1] Nhưng bù lại cô rất chiều và quí tôi.Năm học 1964-1965 tôi học ở đây.Khi có cãi nhau giữa tôi và anh Tầu thì bao giờ anh cũng phải nhận phần đòn.Thủa nhỏ đã vậy,lớn lên cũng thế.Cô đã từng xuống Yên Bái thăm vợ chồng tôi.Khi tách tỉnh (10/1991),gia đình tôi đến Tx Cam Đường hôm trước,3 hôm sau Cô lên thăm ngay
[2] Năm Lớp 2 tôi học tại đây do thày Chin dạy. Ngày đó Sơn Hải (Có nghĩa là từ biển lên rừng) tổ chức mô hình giống kiểu Công xã hay nông trang bên Liên Xô,Trung Quốc. Dân cùng huyện lên được bố trí ở cùng Đội: An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng,Vĩnh Bảo theo đúng các Huyện của tỉnh Kiến An cũ , nhà theo kiểu phố, mãi đến năm 1967 mới xếp lại nhà theo ý gia chủ..Hồi ấy SH là một trong những xã mạnh của huyện.Tôi đã từng dự một đám cưới một lúc 2 đôi tại Hội trường với Băng rôn: “Thụy-Chuyền, Chắp-Chón chan hòa niềm vui”
[3] Nền nhà là ao lớn phía sau nhà Bố tôi và cửa nhà bà Hội sau này.
[4] Sư lên Chùa bên Phong Niên, tiện dịp, mẹ và dì tôi nhờ sang cúng giúp. Bức ảnh khắc đá gắn trên mộ là ảnh tôi chụp trong dịp cưới Thức-Đào, 12/1988
[5] Cô còn 1 người con gái lớn tên là Gạt (do làm hàng xáo khi xưa cái cân chưa thông dụng, lúc bán gạo chỉ dùng cái gạt để gạt cho bằng mặt thúng). Do đó ở quê hay gọi là cô Gạt.
[6] Làng này thuộc xã Mĩ Đức, An Lão, cách Làng Hương 3 Km. Đây cũng là bản quán của một số gia đình lên An Phong cùng đợt với nhà tôi 2/1964, trong đó có người sau là bố vợ Lương Đức Luân (ông bà Bùi Văn Diêm).
[7] Anh trai là Đanh, năm 1962 cũng lên Sơn Hải. Bác Đanh lấy 2 vợ sinh ra các anh chị: Nghía (đẻ ra Nguyên, Bạng, Bảo, …), Thành, Ngờ, Mấm, Thư.
[8] Do ốm phải đi điều trị tại BV Kiến An .Khi đó đang CCRĐ quê tôi khá căng. Vì có bố từng là Lí trưởng, bỏ đi từ hơn chục năm, nên bố và chú tôi phải trốn ra Hạ Lũng, không dám ở nhà. Biết tin bác Đườn mất, 2 ông đã bí mật mượn Xich lô chở về Lang Thượng mà không dám nhận là người nhà.
[9] Không mấy tinh nhanh nên các cụ gọi là “ngố Tầu” thành tên. Sau này khi đi TNXP anh đổi là Thanh.
[10] Cùng đợt trong Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn 2 này còn có Lương Đức Hỗ và Lương Đức An.
[11] Hồi ấy lớp 4 là hết cấp I. Buồn cười là khi tôi học lớp 2 bên Sơn Hải anh đã học lớp 3, nhưng khi tôi lên Lớp 5 anh mới vào lớp 4.Một lần viết Lý lịch xin đi học Trường TNDT thấy anh đề Tôn giáo: “Nguyễn”, tôi hỏi anh giải thích: mày Tôn giáo Lương thì tao là Tôn giáo Nguyễn chứ còn gì !(?). Cần ghi lại chuyện này để con cháu đời sau cố mà học. Học không phải làm :quan” mà để tự làm chủ được mình, đỡ bị bắt nạt.
[12] Ngày 02/5 Canh Thìn theo bố lên SaPa khai thác đá cho X80, 16 giờ chiều mìn nổ làm Cậu vợ Toàn chết , Toàn và bố bị thương .Đưa về BVĐK tỉnh phát hiện anh Thanh bị gãy 8 Xương sườn đã tiến hành cấp cứu và điều trị tại đó. Còn Toàn liên tục Hôn mê sâu đã đưa đi BV Việt Đức (tôi nhờ xe TT YT Can Đường) được chẩn đoán là Giập thân não nên đưa về Điều trị tại TTYT Bảo thắng. Tới 5/6 đưa về nhà, hôm sau mất. Có lẽ do tại “số” bởi hôm trước anh Thanh có lên Lào Cai nhưng không đến nhà tôi mà đi chơi với một cán bộ của tôi là Quang. Nếu tôi gặp sẽ nhắc về Phong Niên vì 02/5 là ngày giỗ thím Bính tôi (Thanh gọi bằng mợ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!