[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


21 tháng 1 2019

Quy ước PHÂN CẤP TỘC-CHI-NGÀNH

1. Tôi vốn học Y nên hiểu rõ Phân loại khoa học trong Sinh học đã được Carolus Linnaeus  (1707 - 1778)  xây dựng từ thế kỷ XVIII. Trong đó, từ gốc là Sinh vật (Organism), bên dưới là các đơn vị phân loại (taxon) như: giới (kingdom), ngành (phylum), lớp (class), bộ (order), họ (family), chi (genus) và loài (species). Xác định một cá thể thuộc chi, loài nào là nó mãi thuộc chi loài đó, thế mà còn lẫn lộn nhiều khi học, nghiên cứu. Huống chi dòng họ luôn phát triển dài ra mãi nên càng rối hơn.
2. Hơn nữa, trong Gia phả học 家譜學chưa thấy có phân loại mang tính thống nhất như vậy, kể cả hướng dẫn của cụ Cử Phan Kế Bính[1], khi vào năm 1915 soạn ra cuốn Việt Nam phong tục nghiên cứu nghiêm túc, có tính phản biện về thuần phong mỹ tục của Việt Nam[2].
Để thuận tiện trong việc chép Gia phả, từ xưa cổ nhân đã sử dụng thuật ngữ “dòng tộc”, chỉ tập hợp những người cùng huyết thống, kế tục từ đời này sang đời khác và thuật ngữ “dòng họ” được dùng để chỉ cộng đồng người có bộ gia phả riêng biệt, có thủy tổ riêng. Còn “ngành” hay “phái” được dùng để chỉ cộng đồng người có gia phả riêng, nhưng có cùng một thủy tổ với các cộng đồng khác. Bên dưới là “chi” được dùng để chỉ các bộ phận khác nhau, có cùng một gia phả, tức là từ cùng một dòng mà chia ra nhiều dòng ngang. Dưới chi là các nhánh, dưới nhánh là các nhóm…
Sự phân chia đó chỉ mang tính tương đối, dùng để mô tả thuận tiện, khỏi nhầm lẫn, trùng lặp còn trong thực tế nhiều khi dùng lẫn lộn giữa phái, chi, nhánh.
3. Riêng tôi (thuộc đời thứ 7 của dòng họ), để tiện, thống nhất, tránh nhầm lẫn, trùng lặp khi thu thập dữ liệu và sử dụng khi soạn Gia phả hay lập Phả đồ, tôi quy ước:
- TỘC hay dòng tộclà tập hợp những người từ Cụ Tổ đã được xác tín sinh ra dòng họ mình. Với tôi, là cụ Lương Công Nghệ sinh ra dòng họ Lương xã Chiến Thắng (huyện An Lão) từ giữa Thế kỷ XVIII. Đây là Đời thứ Nhất. Phụ thân của cụ này là Lương Công Trạch ở cố hương bên Tiên Lãng (cùng thuộc Hải Phòng) được suy tôn là Thượng Tổ 上祖.
- Từ Cụ Tổ chung sinh ra 6 Nam, trong đó có 4 còn hậu duệ đến nay, hình thành nên các “CHI và 4 Cụ đó chính là Tổ các Chi, các Cụ thuộc Đời thứ Hai.
- Từ các Cụ Tổ chi sinh ra những người con trai, hình thành nên cácNGÀNH (còn gọi là Cành) và là Đời thứ Ba.
- Bên dưới là “NHÁNHthuộc Đời thứ Tư.
- Dưới nữa “BẾP[3] gồm những hộ gia đình chung Cụ Tổ thuộc Đời thứ Năm.
- Từ các bếp đến từng GIA ĐÌNH.
- Nhiều hộ không cùng chi, ngành, nhánh nhưng cư trú gần nhau xa quê mà có liên hệ với nhau được xếp vào “PHÁI.
Việc thống nhất cây Phả hệ theo thứ tự: Tộc – Chi – Ngành – Nhánh - Bếp - Gia đình chỉ là quy ước của người soạn Phả thuộc đời 7 (trong họ đã có các cháu thuộc đời 11). Sau này các ngành lập Gia phả riêng và số đời kéo dài ra thì phải có quy định khác bổ sung.
- Lương Đức Mến, Rằm tháng Chạp Mậu Tuất -



[1] Phan Kế Bính (潘繼炳, 1875 – 1921), quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội), hiệu là Bưu Văn, bút hiệu Liên Hồ Tử, là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng  hồi đó.
[2] Khi tiếp xúc với văn minh Phương Tây ông nhận ra: Kinh tế thay đổi thì phong tục phải thay đổi nên đã viết nhiều bài ngắn đăng từng kỳ trên Đông Dương Tạp Chí, vào năm 1913 – 1914. Sau đó tập hợp thành sách “Việt Nam phong tục”. Cuốn này năm 2005 tôi mới mua được. Xem kỹ thì ra, chính trong cuốn sách này ông cũng chỉ ra những điều giả dối, phiền phức lố bịch trong nghi thức tang ma đương thời. Thế mới biết nói nhà Nho cổ hủ là nói liều!
[3] Gọi là “bếp” bởi đây là cơ sở để “luân phiên trực nhật” lo phục vụ mỗi năm dịp Giỗ Tổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!