Do LĐM trình bày |
Ngoài những nhân vật kiệt xuất, những tấm gương lớn như Trạng nguyên Lương Thế Vinh (梁世榮, 1441 – 1496 với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Đại thành toán pháp算法大成, Hý phường phả lục, Thiền môn Khoa giáo, ...), Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (梁得朋, 1472 – 1522/1516, đặc biệt là với “Hịch dụ đại thần và các quan” 檄諭大臣百官 (viết năm Kỷ Tỵ 1509) và sách “Trị Bình 14 chước” 治平十四策 (viết năm Canh Ngọ, 1510)) ai cũng biết còn khá nhiều nhân vật mang họ Lương để lại dấu ấn về quân sự, chính trị, kinh tế, giáo dục và ngoại giao của Văn Lang, Đại Việt xưa, Việt Nam nay được chép trong chính sử. Sau đây xin lược kể một số trong những nhân vật ấy theo dòng lịch sử:
Phân loại chữ "lương" viết bởi Hán t |
1. Trong thời quốc sơ chưa thấy sử sách chép công tích của nhân vật họ Lương nào ngoài một số nhân vật được ghi lại trong Thần tích, truyền ngôn mà một số tài liệu có đề cập. Ví như:
- Cụ Lương Kỳ Tiên cùng 2 con (Lương Hộ Tống, Lương Viết Bô), quê ở Thụy Vân Việt Trì, Phú Thọ làm tướng thời vua Hùng thứ 18.
- Hai chị em (Lương Thị Kiền, Lương Thị Tấu), những nữ tướng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người ở vùng nay là xã Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình.
- Lương Văn Hoằng và Lương Tuấn (Kiều Mộc thiền sư) tham gia đội quân của Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân (十二使君之亂, 944 – 968)
2. Thời Bắc thuộc có các nhân vật mang họ Lương vùng phía nam núi Ngũ Lĩnh 五岭liên quan đến nước ta từng được chép trong chính sử trong những sự kiện hồi đầu Công nguyên. Trong đó có 3 nhân vật nổi tiếng là:
- Người mang họ Lương thời Đông Hán (東熯, 23-220) từ Bắc sang ký ngụ Cửu Chân (nay là Thanh Hoá) có chép trong sách sử là Lương Tủng (梁竦, - 83). Ông này thuộc dòng dõi quan Đại phu nước Tấn 晉国大夫 là Lương Ích Nhĩ 梁益耳ở đất An Định 安定 (nay là Bình Lương 平涼, Cam Túc 甘肅).
Năm 61, anh trai là Lương Tùng (梁松, ?~61), Phò mã của Hán Quang Vũ đế (漢光武帝, 25- 57), Phụ chính 辅政, Thái phó 太傅 của Hán Minh đế (漢明帝, 57-75) bị tố mưu phản, bị bắt tống giam chết trong ngục. Lương Tủng đưa em và con cháu lánh sang Cửu Chân 九真, sau được nhà Hán vời lại và trọng dụng. Nhưng sau đó ông và con gái là Lương Quý nhân 梁贵人, Cung hoài Hoàng hậu (恭怀皇后梁贵人, 61-83) lại bị Đậu Hoàng hậu 窦皇后 nặc tội rồi bị hại. Đời Hán Hòa Đế (漢和帝, 88-105) được minh oan, ông được truy phong Bao thân mẫn Hầu 褒亲愍, con cháu được tập ấm 襲蔭. Nhưng một người em của Lương Tủng là Lương Cung 梁恭 cùng lánh sang Cửu Chân với ông khi Lương Tùng bị nạn năm 61 và người con út là Lương Yên 梁嫕 thì không thấy nhắc đến.
- Lương Long 梁龍, người vùng núi Giao Chỉ, nhân lúc loạn đảng nổi lên khắp nơi, vào năm Quang Hòa thứ Nhất (Mậu Ngọ 戊午, 178) đời Hán Linh Đế (漢靈帝, 156 – 189) đã lãnh đạo dân vùng Hợp Phố 合浦, Giao Chỉ 交趾,…chống lại đầu mục nhà Đông Hán (東漢, 25–220) là Chu Ngung 朱喁. Năm Tân Dậu (辛酉, 181), Hán Đế phái Huyện lệnh Lan Lăng 蘭陵縣令 là Chu Tuấn 朱儁 sang cứu nguy và Lương Long bị giết, những người đi theo đầu hàng đến vài vạn người.
- Đốc quân 督军 Lương Thạc 梁硕, nguyên là Thái thú 太守 Tân Xương (新昌, gồm 6 huyện: Mê Linh, Gia Ninh, Ngô Định, Phong Sơn, Lâm Tây, Tây Đạo) sau khi thoát chết do bị truy sát, vào năm Đại Hưng thứ Nhất (Mậu Dần 戊寅, 318) đời Nguyên Đế (晉元帝, 317 – 323) đã nổi lên giết Cố Thọ (顧壽,con Thứ sử Cố Bí 顧秘) khống chế Giao Châu 交州. Năm Nhâm Ngọ 壬午 322, Vương Đôn 王敦 nhà Đông Tấn (東晉, 317-420) lấy Vương Lượng 王諒 làm Thứ sử, sai đánh Lương Thạc. Thạc họp quân vây, hành hạ Vương Lượng ở Long Biên 龍編 đến chết rồi tự quản Giao Châu (bao gồm cả Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam). Năm Quý Mùi 癸未 323 Lương Thạc bị thuộc hạ của Đào Khản 陶侃 là Cao Bảo 高寶 chém chết.
Lương Long, Lương Thạc thất bại trên chính trường họ bị mạng vong nhưng hậu duệ của họ phải đâu đã tuyệt diệt? Đây có thể là những Viễn Tổ đầu tiên của họ Lương ở Việt Nam? Nhưng chi phái nào là hậu duệ của những nhân vật này thì chưa thấy tài liệu nào đề cập đến hoặc chính con cháu họ còn đấy nhưng gia phả thất lạc hoặc chưa từng có nên vô tình không biết!
3. Trong thời Lý, Trần có công trong việc giữ yên biên cảnh, tăng mối bang giao với Bắc quốc. Có thể kể đến:
- Lương Thế Sung 世充, người Tuyên Quang 宣光 làm Toát Thông Vương 撮通王 kiêm phụ đạo 父道 ở triều Lý;
- Lương Nhậm Văn 梁任文 làm quan thời Thái tổ Lý Công Uẩn 太祖皇 帝李公藴 và thăng Thái sư 太師 thời Lý Thái Tông (太宗皇帝, 1028-1054);
- Lương Mậu Tài 梁茂才 giữ chức Ngoại lang thời Lý Thái Tông.
- Lương Uất 黎荀 là trấn thủ 守臣 châu Lạng Giang 諒江 vào tháng 8 năm Nhâm Ngọ (Thiệu Bảo thứ 4, 1282) đã có công cấp báo tình hình quân Nguyên về triều…;
- Lương Nguyên Bưu 梁元厖 được phong chức Hành khiển tri Đại tông thời Trần Thuận Tông.
4. Sau này dưới triều Hồ, Lê, Mạc, Lê Trung hưng tiếp tục có những nhân vật họ Lương nổi tiếng có công trong sự nghiệp phát triển văn hóa, ngoại giao, bảo vệ đất nước,… được sử sách ghi nhận. Có thể kể đến:
- Túc vệ 宿 衛 Lương Thiên Tích 梁天錫;
- Điện trung thị ngự sử 殿中侍御史 Ngôn quan 言官 Lương Thiên Phúc 梁天福;
- Trung thư hoả 中書火 Lương Cửu 梁玖;
- Ngự khố thư gia 御庫書家 Lương Cải 梁改;
- Hoả đầu đô Quảng Vũ 廣武都火頭 Lương Thượng Cá 粱上箇;
- Thủ phân 手分 Lương Lang 梁郎;
- Phụ đạo Hữu Lũng 右陇父道 Lương Ông 梁 蓊;
- Lỗ bộ ty giám 鹵簿司監 Lương Đăng 梁登;
- Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Lương Đức Uy梁德威, làm quan đến chức Thừa chính sứ;
- Tiến sĩ cập đệ 進士及第 Lương Như Hộc 梁如鵠 (sau bổ Lễ bộ tả thị lang 禮 部左侍郎, đi sứ Minh 2 lần);
- Trực giảng 直講 Lương Mộng Tinh 粱 夢 星;
- Sứ giả Đệ tam giáp Tiến sĩ Lương Giản 梁僩, làm quan nhà Mạc đến chức Tả Thị lang Bộ Lễ và được cử đi sứ, được truy tặng Thượng thư;
- Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ Lương Phùng Thìn 梁逢辰từng đi sứ, làm quan Thượng thư, Thiếu bảo, tước Lương khê hầu;
- Tiến sĩ xuất thân 進士出身 Lương Trí 梁寘sau làm đến Tham tụng, Bộ Hộ Thượng thư kiêm Quốc Tử Giám Tế tửu, Nhập thị Kinh diên, tước Bá;
- Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Lương Quý梁貴, làm quan đến chức Tả Thị lang, tước bá, được truy tặng Quận công
- Đồng tiến sĩ xuất thân 同進士出身 Lương Khiêm Hanh 梁 謙亨, Lương Mậu Huân 梁荗勳;
- Phù Quận công 扶郡公 Lương Văn Chánh (梁文正, ?-1611);
- Đô cấp sự trung 都給事中 Lương Nghị 梁誼;
- Thiêm Chưởng hầu 僉掌侯 Lương Đăng Quang 梁登光;
- Tham chính Nghệ An 乂安處參政 Lương Thực 梁實...
5. Thời Nguyễn họ Lương có 4 người đỗ Tú tài 生徒(秀才) và 30 đỗ Cử nhân 鄉貢 (舉人). Trong đó phải kể đến:
- Lương Quy Chính (1825-1907), người thôn Hưng, tổng Phú Khê 富徯, huyện Thần Khê 神徯, phủ Tiên Hưng 先興 (nay là thôn Đông, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), thông minh nhưng nhà nghèo từng đói lả trong kỳ thi phải vừa đi dạy học kiếm sống vừa tự học nên muộn mới đỗ Cử nhân. Từ Huấn đạo 訓道 được thăng Tri huyện 知縣, Tri phủ 知府 rồi Án sát 按察, Bố chính 布政, Tuần phủ 巡撫, Thượng thư 尚書 bộ Hộ 岵部, kiêm quản Viện Đô sát 都察院, sung Cơ mật viện 枢密院 đại thần, sung Khâm sai đại thần 欽差大臣 có nhiều đóng góp cho việc an dân, phục hoang ở nhiều vùng.
- Lương Ngọc Thụ (1869-?), người xã Tân Ấp 新邑, tổng Tiền Túc 前夙, huyện Thọ Xương 壽昌 (nay thuộc phố Hàng Bè, thành phố Hà Nội) đỗ Cử Nhân khoa Giáp Ngọ (1894), giỏi thơ Nôm; làm Án sát tỉnh Kiến An nổi tiếng thanh liêm, xử kiện công minh chính trực.
Về nữ, có nữ kiệt Lương Thị Minh Nguyệt 梁氏明月, nổi tiếng xinh đẹp, cơ mưu từng lập công lớn trong Khởi nghĩa Lam Sơn 藍山起義 được Thái tổ nhà Lê là Lê Lợi (太祖黎利, 1384 – 1433) phong mĩ hiệu: “Kiến quốc phu nhân” 建國夫人...
6. Đóng góp cho lịch sử thời cận đại, phải kể đến hoạt động của: Lương Văn Can (梁文肝, 1857 - 1927), Lương Trúc Đàm (梁竹談, tên thật: Lương Ngọc Liêu, 1875 - 1908), Lương Ngọc Quyến (梁玉狷, Lương Lập Nham, 1885 - 1917), Lương Khánh Thiện (梁慶善, 1903 – 1941, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ), Lương Văn Tri (Huy Còm, dân tộc Tầy, 1910-1941, Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách quân sự)…
7. Thời hiện đại, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng là con cháu tộc Lương. Có thể ví dụ:
- Tiến sĩ Nông học Lương Định Của (1920 – 1975, Quê: Đại Nghĩa, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh);
- Triết gia Lương Kim Định (1915-1997);
- “Nữ tướng Việt Minh” Hà Thị Quế (tức Lương Thị Hà, 1921- 2012, quê Lũ Phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, Ninh Bình) Ủy viên Trung ương Đảng từ năm 1960, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam, Phó Ban Kiểm tra Trung ương Đảng;
- Lương Lê (Ngô Duy Đông, 1917-1990, quê xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) từng là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa IV, V, Ủy viên Hội đồng Nhà nước Khóa VII;
- Lương Văn Nghĩa (quê xóm 6 xã Khuyến Lương – Hà Nội) là Bí thư Trung Ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam ; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Anh hùng lao động, Đại biểu Quốc hội;
- GSTS Lương Ngọc Toản (SN 1935 tại Hội Triều, xã Hoằng Phong, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) từng giữ chức Thứ Trưởng Bộ giáo dục, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc Hội khóa IX và X.
- Họa sĩ Lương Xuân Nhị (1914-2006) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, giảng viên Ðại học Mỹ thuật Việt Nam .
- Cụ Lương Quyết Định (1926-?) tổ tiên vốn người Kinh dưới xuôi (không nhớ vùng nào) đã tìm lên vùng Cam Đường, tỉnh Lào Cai từ mấy trăm năm nay (được 10 đời). Sau đó có ngành đổi thành họ Mã, ngành thành họ Hoàng. Ngành cụ Định giữ họ Lương. Cụ từng là Thiếu tá Tỉnh đội trưởng sau đó được bầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (1970-1975). Cụ có công lãnh đạo nhân dân Lào Cai xây dựng, kiến thiết quê nhà, chi viện cho miền Nam và giữ mối quan hệ với nước bạn khi tiếp nhận hàng viện trợ qua đường sắt vẫn giữ được vị thế trong bối cảnh CMVH đang diễn ra (1966-1976) bên Trung Quốc.
- Thượng tướng Lương Cường (sinh năm 1957 tại phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) hiện là thành viện Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
8. Trong Ban Liên lạc (từ 2017 là BCH Hội đồng) họ Lương toàn quốc có nhiều Giáo sư nổi danh, đứng đầu chuyên ngành như:
- GSTS KHKT Lương Xuân Qùy (Nhà giáo nhân dân, GS.TSKH, SN 1941, quê xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, nguyên Hiệu trưởng Đại học KTQD Đại biểu Quốc hội các khóa: IX và X, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương khóa 1 và khóa 2. Ủy viên Hội đồng chức danh GS ngành Kinh tế);
- GSTS KHTL Lương Phương Hậu (SN 1940 tại xã Trung sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, gốc tại Cao Phương - Vụ Bản - Nam Định);
- PGSTS Lương Đức Phẩm (SN 1938, quê xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, tf Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vi sinh vật thuộc Viện KHCN Việt Nam)…
- Chủ tịch BCH HĐHL VN hiện nay (Khóa II) là Thạc sĩ Lương Văn Tự từng là Trưởng phái đoàn thương mại Việt Nam tại Singapore từ năm 1987 đến năm 1993, Thứ trưởng Bộ Thương Mại từ năm 1998 đến năm 2007, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế thương mại, trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO, Tổng thư ký Ủy Ban Quốc Gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Chủ tịch UB Hợp tác Kinh tế Thương Mại Việt Nam – Hoa Kỳ, , cố vấn Tập đoàn Tôn Hoa Sen, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Á châu.
Hiện là: Chủ tịch Hiệp Hội Cà phê, Ca cao Việt Nam (Vicofa) .
- Ông Lương Phan Cừ từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Thư ký kỳ họp Quốc hội khóa 11. Hiện là Phó Chủ tịch Hội bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzebekistan, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội nạn nhân chất độc da cam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Thứ tự các nét khi viết chữ "lương" bằng Hán tự |
9. Lịch sử vốn công bằng nên cũng kể đến những người trong tộc Lương đã từng chọn nhầm lối, đi chệch hướng. Như những hào phú, thổ quan 豪富土官 Lương Nhữ Hốt 梁汝笏, Lương Sĩ Vĩnh 梁士永, Lương Châm 梁箴 cộng tác với ngoại bang khi nhà Minh xâm chiếm Đại Việt (1407-1427), Chuyển vận phó sứ 轉運副使 huyện Văn Bàng 文盤 Lương Tông Ký 梁宗驥 từng tham nhũng khi thi hành quân vụ... Hay những quan cai trị, những lãnh đạo trên mặt trận chính trị xã hội không được lòng dân; từng bị hiểu lầm, lên án, sa thải, bắt giam…
Trong thời cận, hiện đại cũng có nhiều người họ Lương ở “bên kia chiến tuyến” hay từng có tư tưởng đối kháng hoặc nay ở Hải ngoại có chính kiến khác với quan điểm chính thống trong nước; có người vi phạm pháp luật đã bị xử phạt... Nhưng đó là vấn đề khác, không thuộc phạm vi tìm hiểu của bài luận này.
Những người đó không đồng hành cùng con đường mà quảng đại chúng dân đã chọn song họ vẫn là người Việt, là tế bào cấu thành cơ thể “họ Lương”. Gia đình, chi phái những người này vẫn nhớ và dòng tộc luôn mở cửa đón nhận tâm huyết của con cháu họ tham gia vào “Việc họ”.
- Lương Đức Mến, sau dự Đại hội đại biểu Thế hệ trẻ Việt Nam lần thứ Nhất-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!