Có thể nói rằng trong các lễ, tiết theo âm lịch không có lễ nào đặc biệt như lễ ngày Rằm tháng Bẩy!
1. Nó đặc biệt bởi ngày lễ Rằm tháng 7 đã có nguồn gốc từ xa xưa, là sự kết hợp hài hòa của Tam giáo trong một nước tôn thờ Đa Thần 多神nhiều thời kỳ “tam giáo đồng hành” 三敎同行. Cụ thể ngày này gắn với:
- Phật giáo (H : 佛敎 , A: Buddhism, P: Bouddhisme) trong chuyện tôn giả Mục Kiền Liên目犍連cứu mẹ, coi trọng Tứ ân (H: 四恩, A: The four favours, P: Les quatre faveurs) báo hiếu;
- Đạo giáo (H: 老敎, A: Taoism, P: Taoisme) hay Lão giáo (H: 老敎, A: Taoism, P: Taoisme) coi đây là ngày Địa Quan 地官xá tội trong Lễ Trung nguyên (2 vị khác trong Tam Quan 三官hình thành nên Tam nguyên 三元 là Thiên Quan 天官sinh vào Rằm tháng Giêng và Thủy Quan 水官sinh vào Rằm tháng Mười);
- Nho giáo (H: 儒敎, A: Confucianism, P: Confucianisme) chủ trương trọng người chết như người sống nên ảnh hưởng tới hành vi trong việc tế lễ người đã chết;
và liên quan đến tín ngưỡng dân gian gắn với viếc cúng Cô hồn, chúng sinh nên có câu: “Tháng 7 đêm rằm, xá tội vong nhân”.
2. Cúng Rằm tháng 7 và tục đốt vàng mã:
Tín ngưỡng dân gian, tôn giáo, dù thờ Trời, Phật, Thần, Thánh đều là chính tín, là chính Đạo, được pháp luật cho phép và bảo vệ. Những tín đồ chân chính theo bất cứ một tín ngưỡng nào đều có tác dụng giúp giữ được đạo đức, tránh ác hành thiện, giúp con người nâng cao cảnh giới tinh thần.
Nhưng nếu đi quá xa, mù quáng tin vào những điều nhảm nhí, thiếu cơ sở, thì đó là mê tín, dị đoan, dễ bị kẻ xấu lợi dụng kiếm tiền.
Việc cúng Rằm tháng Bẩy gia đình tôi thực hiện theo cái chung và trân trọng, không cầu kỳ, lưu tại đây, hằng năm sửa lại bài khấn cho hợp.
Việc đốt vàng mã không theo trào lưu phát triển với mức đáng báo động, lo ngại: đốt cả nhà lầu, xe hơi, voi, Iphone, Ipad,... kèm cả mấy “cô chân dài !. Nhận thức này có chép tại đây.
Hơn nữa, tại điểm c, khoản 1, Điều 18, Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12-7-2010 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa đã quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi “đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng khác”…
Mới đây, ngày 22/02/2018, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có công văn số 31, đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo nhằm loại bỏ dị đoan.
Đó là việc làm đáng trân trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!