[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


15 tháng 7 2018

PHONG THỦY CÓ THỰC BÍ HIỂM KHÔNG?

Khi “có của ăn của để” lại do “trăm hoa đua nở”, “người người làm thầy”, “nhà nhà bán sách”,...nên ở đâu cũng thấy bàn về phong thủy, đụng đến cái gì cũng nhờ thầy xem có hợp phong thủy không? Lại do với nhiều trường phái phong thủy khác nhau và nhiều bài viết, sách in tam sao thất bản làm cho Phong thủy trở nên huyền bí và mang màu sắc mê tín dị đoan.
Do vậy, mấy ai (kể cả các “thầy”) hiểu sâu về phong thủy và biết rằng nó có được sức mạnh vô biên như mọi người mong đợi không?
Thực ra, khoa địa lý phong thủy bắt đầu có từ đời nhà Hạ (夏朝, khoảng TK 21- TK16 tCn), Thương (商朝, khoảng TK17- TK11 tCn), Chu (周朝, 1122-249 tCn) nhưng khi đó người ta chỉ biết bói quẻ, chọn đất cư trú hoặc mai táng và gọi các hoạt động Phong Thủy là Tướng Ðịa, Tướng Trạch. Đến đời nhà Tần (秦朝, 221 – 206 tCn), nhà Hán (漢朝, 206 tCn-220) mới xem thêm về thiên văn nhưng thuật phong thủy cũng chưa được giải thích và xem xét một cách tường tận.  
Trong số những người tinh thông Lý số có lẽ Trạng Trình 程狀 Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙, 14911585) là sống thọ nhất, ông sống vắt qua 2 thế kỷ, trải 2 triều đại: Lê Sơ (黎初, 1428-1527), nhà Mạc (莫朝, 1527–1677). Thời vua Lê Hy Tông (黎熙宗, 1663 1716), nhà Thanh sai sứ sang nước ta sách phong. Khi về Chu Xán朱粲  dâng tập “Sứ Giao ngâm” lên triều đình có ý rằng: Nhân vật nước này, về phần lý học có Trình Tuyền, Vũ Duệ, Nguyễn Đăng Cảo và Hồ Sĩ Dương; về phần kinh tế có Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh; còn về phần văn học có khá nhiều”. Sau này, Đông các Học sĩ Vũ Phương Đề (武方王是, 1697 - ?, người huyện Đường An, nay thuộc xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương) dựa vào ý của Chú Xán ca ngợi Trạng bằng  4 chữ: AN NAM LÝ HỌC HỮU TRÌNH TUYỀN.
Còn các bậc khác đều không thọ, dù biết trước mệnh mình. Xin minh chứng:
Tam quốc diễn nghĩa 三國演義 có chép chuyện Khổng Minh Gia Cát Lượng (諸葛亮孔明, 181234, rất tinh thông lý số, phong thủy) tự giải hạn cho mình bằng cách cúng sao, song bất thành do Gia Cát quân sư đã tính đúng nhưng mệnh hết, cây Chủ Đăng trong lễ Nhương Tinh trên gò Ngũ Trượng, bị Ngụy Diên (魏延, 177-234) chạy vào báo giặc đến làm tắt. Do vậy một con người cẩn thận như Khổng Minh vẫn bị người  có “tướng Phản” bởi cục cốt sau gáy hoàn tất cái lập trình viết sẵn của Định mệnh ! Nay xin chép chuyện Quách Phác.
Trong quá trình đi tìm lời giải đó tôi biết được thông tin về vị Tổ sư của Phong thủy (H: 風水, A: Feng shui, P: Feng shui) phương Đông và định phận (H: 定分, A: To determinate one's lot, P: Déterminer son sort) của ông ta.
Quách Phác (郭璞, 276 – 324): Là một học giả đời nhà Tấn (晉朝, 265-420), là người đầu tiên tổng hợp kinh nghiệm và các học thuyết đương thời, giải thích khái niệm phong thủy có cơ sở lý luận một cách hoàn thiện.
Ông tự là Cảnh Đôn 景纯, người Văn Hỉ 聞喜, Hà Đông 河東 (nay thuộc Sơn Tây山西, Trung Hoa), sinh sống sau thuật sĩ Quản Lộ 管璐t hời Tam Quốc (三國, 220-280). Hậu nhân truyền tụng ông là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giỏi những môn bói toán bằng mai rùa, quẻ thẻ, sấm truyền. Quách Phác soạn cuốn “Táng thư” (葬書, coi mộ phần) hay Táng kinh 葬经 và “Tướng địa thuật” (擇地以葬, xem thế đất), nên được tôn xưng là tỵ tổ, tức ông tổ ngành địa lý Trung Hoa 中國游仙詩體的鼻祖.Sách “Thái Bình Quảng ký” chép rằng: “Quách là người uyên bác, biết hết thiên văn, địa lý, các sách bói toán, bốc dịch cho tới phong thủy, biết được cả chuyện quỷ thần, không nghề nào là không giỏi”. Trong sách, Quách Phác được miêu tả thành một kẻ nửa thần nửa người, nửa âm, nửa dương, biết được tất cả mọi việc trong thiên hạ và cả chuyện cõi âm.
Không chỉ trong sử sách, trong dân gian cũng lưu truyền không ít những câu chuyện liên quan tới khả năng siêu phàm của Quách Phác. Trong đó có chuyện về việc ông đặt mộ mẹ và chuyện về cái chết của ông:
Chuyện Quách Phác tìm đất đặt mộ mẫu thân: lúc mẹ Quách Phác qua đời ông còn chưa nổi tiếng. Khi đó, Quách Phác chọn một mảnh đất rất bình thường nằm các rất gần nguồn nước an táng mẹ. Do vậy mỗi khi tới mùa, trời mưa là ngôi mộ lại bị chìm trong nước nên các thầy phong thủy đều cho rằng, phong thủy của mảnh đất đó quá dở. Tuy nhiên, Quách Phác không hề để ý, tiếp tục kiên trì ý kiến của mình.
Rất kỳ lạ là chỉ vài năm sau, do phù sa bồi đắp, nơi đặt mộ của mẹ Quách không những không bị nước nhấn chìm, mà xung quanh ngôi mộ còn hình thành một ruộng dâu tươi tốt. Từ đó khiến tên tuổi Quách Phác trở nên nổi tiếng, nhiều người từ những nơi rất xa lặn lội tới tìm Quách nhờ xem mộ.
Chuyện về cái chết của nhà chiêm tinh: do tinh thông lý dịch ông biết mình chẳng khỏi định nghiệp họa sát thân. Năm 324 Lưu thủ Kinh Châu 荊州 là Vương Đôn (王敦, 266 – 324) mưu phản Tấn Minh đế (晋明帝, 299 – 325), mộng thấy một cái cây cao vút tận trời bèn vời Quách Phác đến hỏi.
Trước khi đi, Quách Phác nói với người nhà rằng: “Hôm nay ta chết” và dặn người nhà an táng nơi đã xem trước.
Khi đến nơi đã trả lời Vương Đôn rằng: “Đó là điềm báo việc chẳng thành !”. Nghe xong Vương nổi giận, hỏi tiếp: “Ngươi biết việc sống chết được sao”, Quách đáp: “Tôi biết việc chết hôm nay”. Vương Đôn giết Quách Phác rồi cất binh nhưng bị bại trận bởi Trung quân Tư Mã Tào Hồn 中軍司馬曹渾 và việc bất thành.
Tương truyền, khi Quách Phác chết (49 tuổi) đã đắc đạo thành tiên nên 3 ngày sau chôn cất, người ở thành Nam Châu vẫn thấy ông ngồi nhà đàm đạo với người thân. Vương Đôn nghe đồn cho người đến đào mả ông, thấy trong quan tài không có thi thể của Quách Phác, mới tin là đúng.
Qua chuyện về ông Tổ của thuyết Phong thủy thấy rõ, sức mạnh của Phong thủy không phải là vô biên! Chính vì thế mà người xưa có thơ rằng:
         Phong thủy nhân gian bất khả vô,
         Toàn bằng âm chất lưỡng tương phò,
         Phú quý nhược tùng phong thủy đắc,
         Tái sinh Quách Phác giả nan đồ.
Nghĩa là phong thủy ở nhân gian không phải là không có; Cũng có tốt có xấu nhưng mà phải nương vào phúc đức (âm chất). Phúc đức nhiều cộng thêm phong thủy tốt, cả hai góp sức nhau thì mới là tốt và đạt thành tựu, nếu chỗ đất tốt mà người làm việc xấu ác thì cũng vô nghĩa;  Giàu sang nếu từ phong thủy mà được, thì ông Tổ địa lý là Quách Phác có tái sinh cũng khó chỉ ra chỗ đất đó được.
Do vậy, cần nhớ 先積德後尋龍 “TIÊN TÍCH ĐỨC, HẬU TẦM LONG” nghĩa là điều trước hết phải lo tích chứa PHÚC ÐỨC, sau đó mới tìm LONG MẠCH bởi 德攮勝數 ĐỨC NĂNG THẮNG SỐ và XƯA NAY NHÂN ĐỊNH THẮNG THIÊN CŨNG NHIỀU mà!.
Cũng chính vì vậy, người hiểu biết không cần phụ thuộc nhiều và ứng dụng phong thủy một cách khiên cưỡng, làm hỏng không gian kiến trúc. Ví dụ: đặt mộ, làm nhà theo hướng làm hỏng cảnh quan toàn khu vực; đặt hướng bếp và hướng bàn thờ lệch và chéo với tường nhà gây chông chênh, mất mỹ quan lại khó sử dụng.
-         Lương Đức Mến, tháng Tri ân 7/2018-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!