[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


04 tháng 5 2018

VÌ SAO 1 NĂM PHÂN THÀNH 4 MÙA?

Tranh Bốn mùa (ST)
Hiện tượng mặt đất được chiếu “sáng” hay chìm trong bóng “tối” và có sự thay đổi khí hậu diễn ra theo một quy luật mà từ xa xưa con người đã nhận thức được. Đồng thời cuộc sống đặt ra cho con người cần phân biệt những gì thuộc về quá khứ, những gì đang diễn ra và những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Từ đó hình thành nên khái niệm Thời gian 時間. Đó là yếu tố vô cực, nó có như vốn có và sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng vũ trụ. Một đơn vị đo thời gian là một thời gian chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi thời gian khác. Đó là khái niệm vật lý chỉ trình tự xảy ra của các sự kiện và đo lượng (nhiều hay ít) mà sự kiện này xảy ra trước hoặc sau sự kiện kia.
 Để nhận thức thời gian, qua tích lũy kinh nghiệm, từ khái niệm ngày (Nhật, , có mặt trời), đêm ( Dạ, , không có ánh mặt trời) ban đầu dần đến nhận xét đêm có trăng, đêm không trăng (Sóc, ), trăng tròn (Vọng,) trăng khuyết hình thành nên khái niệm tháng (Nguyệt, ).
Bằng kinh nghiệm trải nhiều đời cổ nhân thấy trong một chu kỳ có 2 mốc thời gian ngày và đêm dài bằng nhau, cách nhau khoảng 180 ngày và mốc thời gian có ngày dài nhất, mốc có đêm dài nhất, tổng chu kỳ khoảng 360 ngày. Nhiều ngày, tháng chung một đặc trưng thời tiết hình thành nên mùa, các mùa hợp thành năm. Các mùa tuân theo một quy luật nhất định và vòng đó gọi là năm (Niên,).
Như thế, mùa là sự phân chia của năm, nói chung dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết. Trong các khu vực ôn đới và vùng cực nói chung có bốn mùa : mùa xuân, mùa hạ (hay mùa hè), mùa thu, mùa đông và độ dài ngày/đêm từng mùa khác nhau bởi thời lượng chiếu của ánh sáng mặt trời tại các thời điểm này khác nhau.
Có chuyện xảy ra như thế là do:
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn hết 365 ngày và 6 giờ, đó là một năm (dương lịch), tròn số là 365 ngày và 4 năm sẽ có một năm nhuận thành 366 ngày.

- Đồng thời nó tư xuay quanh trục tạo chu kỳ “ngày-đêm” và ta thấy “mặt trười mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây”.

- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạolúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng nên đó là chuyển động tịnh tiến. Trong kỷ nguyên hiện tại, độ nghiêng đó khoảng 23.439 độ.
- Trong quá trình đó còn có việc Mặt Trăng quanh quanh Trái đất, tạo chu kỳ “trăng tròn-trăng khuyết” khoảng 29.5 ngày.
Như vậy thực tế có 3 chu kỳ: Trái đất quay quanh Mặt Trời (365, 25 ngày), Mặt Trăng quay quanh Trái Đất (29,5-30 ngày), Trái Đất tự xoay quanh trục của nó (1 ngày đêm) nhưng 3 con số này không phải bội số của nhau hình thành nên cách tính lịch khác nhau.
 Do vậy, khi chuyển động trên quỹ đạo lúc nửa cầu Bắc, lúc nửa cầu Nam ngả về phía mặt trời và ngược lại sinh ra các mùaViệc chia mùa có thể theo truyền thống Á Đông, theo mốc Thiên văn hay theo Khí tượng. Nhưng tựu trung lại là:
- Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng;
- Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh và chúng đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
- Giữa mùa nóng, mùa lạnh là mùa trung gian nên một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Trên Trái Đất, ngoài việc mật độ tia tới cao hay thấp thì sự tán xạ ánh sáng trong khí quyển là lớn hơn khi nó chiếu tới với một góc nhỏ.  Sự dao động về thời tiết theo mùa còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự gần với các đại dương hay các khu vực có chứa nhiều nước, các dòng hải lưu trong các đại dương này, các hiện tượng như El Niño/ENSO và các hiện tượng có chu kỳ khác nữa của đại dương, cũng như là hướng gió chủ đạo.
Hiện tượng 1 năm có 4 mùa xảy ra ở các vùng ôn đới, mà rõ rệt nhất là khu vực trên đường Hạ chí (the tropic of Cancer, Chí tuyến Bắc 北回归线  song song với đường Xích đạo và nằm ở vĩ tuyến 23° 26' 22" bắc) và Đông chí tuyến (Tropic of Capricorn, Chí tuyến Nam 南回归线 nằm song song với đường Xích đạo tại vĩ tuyến 23° 26' 22" nam). Những vùng ở đường xích đạo 赤道 (Equator) thay đổi không nhiều nên chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa nắng.
Ở Bắc bán cầu, ngày 21/6 toàn bộ khu vực các vùng trên đường Hạ chí tuyến hứng trọn những tia nắng mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất (Vertical Ray), làm cho khí hậu các vùng này trở nên nóng bức. Đó là những tháng mùa hạ và do mặt trời gần như trực diện trên đỉnh đầu, nên một vòng xoay trái đất sẽ có phần lộ ra mặt trời lớn (cung xoay hướng ra mặt trời lớn) hơn phần khuất, nên ngày cũng dài hơn đêm. Dân gian có câu: “Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng”.
6 tháng sau đó, ngày 21/ 12, thì các vùng này lại nằm chếch lên trên luồng ánh nắng trực tiếp, ánh nắng chiếu xiên, phân tán mảng rộng, nhợt nhạt, yếu ớt,...làm khí hậu lạnh giá, rơi vào mùa đông. Những ngày này phần khuất lớn hơn trong 1 lần xoay, nên đêm sẽ dài hơn ngày“ngày tháng Mười chưa cười đã tối”..
Mùa xuân nằm giữa mùa đông và mùa hè, biểu hiện là khí hậu ấm lên từ sự băng giá của mùa đông trước đó. Nó gần như là thời điểm hồi sinh của các loài động thực vật ngủ đông chờ 1 ngày thời tiết ấm dần lên, nên đây là thời điểm cho muôn hoa nảy lộc đâm chồi.
Còn mùa thu, nằm giữa mùa hè và mùa đông, đó là thời điểm khí hậu dần nguội đi từ mùa hạ nắng gắt và chuẩn bị bước vào khoảng thời gian lạnh lẻo mà mọi sự sinh trưởng gần như ngừng lại. Lá bắt đầu mất sắc tố diệp lục, đổi màu và rụng đi.
Do vậy tuy ở thời điểm này lượng ánh nắng mặt trời chiếu lên chúng là như nhau nhưng mùa xuân và mùa thu lại khác nhau.
Các mùa đều có ngày Lập (, khởi đầu) và ngày Phân, Chí (, , ở giữa) nên một năm có Tứ lập 四立, tính theo Dương lịch.
Trước các ngày Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông 1 ngày là ngày Tứ tuyệt, ngày tận cùng của một mùa, là ngày xấu, dân gian kiêng không tiến hành mọi việc lớn. Ngày Tứ tuyệt 2018, theo Dương lịch là các ngày: 03/2, 04/5, 06/8, 06/11.
Còn trước các ngày Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí một ngày là ngày Tứ Ly, (Mộc Ly, Hỏa Ly, Kim Ly, Hỏa Ly) có âm dương không cân bằng, vận khí suy kiệt nên là ngày kỵ việc khai trương, xuất hành,...Ngày Tứ Ly năm 2018 là các ngày: 20/3, 20/6, 22/9, 21/12.
Chú ý đây là ngày tính theo Lịch Việt Nam ở múi giờ +7..
- Lương Đức Mến, Lập Hạ 2018 -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!