1. CỘI NGUỒN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN:
Dựa
vào các dữ liệu đã thu thập được, góp ý của nhiều người tôi tính và thấy có lí,
tạm kết luận về chặng đường 800 năm phát triển của dòng họ mình như sau:
1.1. Quá trình hình thành “họ” là quá trình
đi từ “Tính” đến “Thị” rồi “Tính-Thị hợp
nhất” gắn với quá
trình tiến hoá của xã hội loài người: từ chế độ mẫu hệ sang xã hội phụ hệ , hoàn
chỉnh dưới chế độ vương quyền . Cụ thể nó manh nha từ thời Phục Hi (2800 – 2737 tCn) và phát triển chính thức thời nhà Chu (1046 – 256 tCn). Khi có
thành tố “họ” thì xã hội thừa nhận, biết rõ cá nhân thuộc về một gia tộc , có
cùng tộc danh theo huyết thống trong chế độ “Tông tộc”. Hình thức “họ” của người Việt có thể có từ rất sớm
nhưng không còn tư liệu mà chỉ biết được thời muộn, do ảnh hưởng văn hóa Hoa Hạ và nó diễn
ra trong thời Bắc thuộc (207
tCn-939) gắn với sự cai trị của Sĩ Nhiếp (137-226). Mỗi họ có một chữ chỉ tên họ có khi có ngữ nguyên và nếu
tộc danh Việt có âm Hán Việt tương ứng với tộc danh Hán thì chữ ký âm bởi chữ
Hán là như nhau.
1.2. Tộc danh Lương, chép bởi chữ Hán là khởi từ
thị tộc Doanh Tần
do “lấy tên đất làm họ” hoặc tộc danh kép của người thiểu số khi
thống nhất vào Trung nguyên được quan lại Hán hóa. Với người Việt đó là hậu duệ
của người Bách Việt phương Bắc di cư
sang, do quan cai trị mang tộc danh có sẵn “gán” họ, phiên họ vốn có của người
Việt, do người Việt “bắt chước” tự nhận họ…
1.3. Để lánh nạn truy diệt trong
cảnh “gia biến” hồi thế kỷ XIII, anh em nhà họ Lương ly tán đôi nơi: người anh
sang định cư ở xã Cao Tra (đổi Cao
Hương rồi Cao Phương), Hiển Khánh,
Ứng Long (sau đổi Kiến Hưng) nay là làng Cao Hương, huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định, mở ra dòng họ Lương
Cao Hương và đến thế kỷ XVII, một phân nhánh quay vào Hội Triều. Người em
lập nghiệp và mở ra dòng họ Lương Hội
Triều ở Triều Hải, tổng Bái Cầu, huyện Cổ Đằng sau đổi huyện Hoằng Hóa,
trấn Thanh Hoa (nay là thôn Hội Triều, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Đây là hai trong những trung tâm phát tích nhiều chi phái họ Lương Việt Nam .
1.4. Vào thế kỷ XVI, để tránh họa
truy diệt thời Lê – Mạc (1533-1592),
một Lương nhân, theo lời Lương Đắc Bằng từ Hội Triều xứ Thanh ra Bắc và được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) giúp đưa đến sinh cư tại làng Lao Chữ, tổng Dương Áo, huyện
Tân Minh (sau cải Tiên Minh), phủ Nam
Sách, trấn Hải Dương (nay là xã Hùng Thắng huyện Tiên Lãng, tf Hải Phòng). Từ đó
lập nên dòng họ Lương Lao Chữ mà khởi đầu là cụ Lương
Đắc Cam. Đây là gốc khởi thủy của hầu hết các dòng họ Lương Tiên Lãng trong đó có phái
họ Lương Đăng Lai, họ Lương
Thái Lai, họ Lương Quan Bồ ở tổng Kinh Lương .
1.5. Khoảng 7, 8 đời sau, vì sinh
kế cụ Lương Công Trạch từ Đăng Lai(sau cải Phương Lai), tổng Kinh Lương huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng) sang khai canh ở Hương Lạp (sau cải Phương Lạp vào năm 1886 do kỵ húy thân mẫu vua Tự Đức là Nguyễn Thị Hương), tổng Cao Mật, huyện An Lão , phủ Kinh Môn (sau
là Kiến Thụy), trấn Hải Dương (từ
1906 là tỉnh Kiến An) lập ra dòng họ
Lương ở Chiến Thắng[1] ngày
nay. Việc này diễn
ra vào khoảng năm 1750, đến 2012 được 12 đời. Phái này khác với phái Lương Bạch Đằng, Lương Vinh Quang cùng gốc Dương Áo (nay là
Hùng Thắng) mới xác lập tại vùng đó cuối thế kỷ XIX[2].
Mối quan hệ giữa
họ Lương Chiến Thắng và Lương An Thọ
(có thôn Cao Mật giáp Cốc Tràng) cùng
huyện An Lão ngày nay có lẽ cùng họ từ Tổ tỉ gốc Lương Quan Bồ[3].
Những tính
toán trên gần sự thật đến đâu còn chờ thời gian và nhiều người, nhiều tư liệu
thẩm định, đánh giá, xác tín. Song chưa ai viết thành văn nên chắc chắn đây là
chuyên luận xác định đầu tiên và có cơ sở nhất.
1.6. Từ Cao Mật (nay là thôn Phương Hạ, xã Chiến Thắng[4],
huyện An Lão, Tf Hải Phòng) nhiều gia đình, chi chòm tiếp tục ra đi mở ra
các chi phái ở miền Nam, miền Trung,
miền ngược và nhiều nơi ngay vùng đồng bằng đã có chép trong Gia phả.
1.7. Lai lịch, ý nghĩa việc Giỗ Tổ
vào ngày Rằm tháng Giêng đã trình bày hôm Giỗ Tổ ngành Hai, ngày 18 tháng hai
năm Ất Mùi 2015 và có in gửi cho các Chi, Ngành, nay không nhắc lại.
2. MỘT SỐ NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌ LƯƠNG
VIỆT NAM:
2.1 – Sự ra đời, phát triển của tổ chức:
Mùa thu năm 1996, theo nguyện vọng
của đông đảo bà con họ Lương sinh sống và công tác tại Hà Nội, Cụ Lương Thế Sự (vừa từ trần hồi 1 h 30 sáng 27/1 /2018 hưởng
thọ 92 tuổi) và một số vị đã tìm đến nhau, giao lưu chia sẻ những hiểu biết
về dòng tộc, tìm hiểu về mối liên kết giữa các chi phái họ Lương,
tìm đến cội nguồn họ tộc. Từ đó, tập
hợp lại trong một tổ chức là Ban Liên lạc những người họ Lương
trong phạm vi các Quận nội thành Hà Nội.
Trên thực tế, thành viên Cộng
đồng họ Lương ở Hà Nội có nguồn gốc từ 25 chi dòng họ Lương
khác nhau, cư ngụ trên 17 tỉnh, thành
phố trong cả nước nên hoạt động của Ban liên lạc họ Lương Hà Nội đã mở rộng ra các địa phương.
Trên tinh thần ấy và sau khi thăm dò ý kiến của đông đảo bà con họ Lương
ở nhiều địa phương, vào mùa thu năm Mậu Tý
(2008), dịp kỷ niệm 555 năm ngày
sinh và 500 ngày giỗ của Trạng nguyên Lương Thế Vinh, BLL
họ Lương Hà Nội đã đề xuất và đăng cai tổ chức cuộc Hội thảo khoa học: HỌ LƯƠNG
TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM’.
Hội thảo đã thống nhất cần phải
có một tổ chức để tập hợp các dòng họ Lương trong cả nước, và BAN LIÊN LẠC HỌ LƯƠNG VIỆT NAM đã ra đời và bản TỘC ƯỚC 2008 được xây dựng,
thông qua.
Ban Liên lạc họ Lương Việt Nam ra đời là thành quả hoạt động tâm huyết ,
bền bỉ của tập thể Ban Liên Lạc họ Lương Hà Nội.
Đại Hội Đại biểu họ Lương Việt Nam
lần thứ II họp ngày 18 tháng 10 năm 2016 tại Tuy Hòa tỉnh Phú Yên với 160 đại
biểu. Đại hội đã thông qua Danh sách 68 vị Ủy viên BLL Họ Lương Việt Nam (Hải Phòng có 3, trong đó tôi ở Lào Cai),
Ban Thường trực có 19 vị. Các vị ở Hải Phòng:
- Lương Thế Phiệt: làng Vân Tra, An
Đồng, An Dương, 0977491935
- Lương Văn Ghè: Vinh Quang, Tiên
Lãng, 097626856.
Đươc sự nhất trí của Trưởng BLL họ
Lương VN tại Quyết định số 01/QĐQC/2016 NGÀY 12/12/2016 mở nhóm trên Facebook “BAN
LIÊN LẠC HỌ LƯƠNG VIỆT NAM” sau đó, thực hiện nghị quyết Hội nghị BLL họ Lương
Việt Nam khóa II phiên thứ nhất về việc thực hiện TỘC ƯỚC HỌ LƯƠNG VIỆT NAM
(sửa đổi) 2017, đổi tên trang mạng facebook họ Lương thành HÔI ĐỒNG HỌ LƯƠNG
VIỆT NAM, có địa chỉ là: https://www.facebook.com/groups/1711353805850754/.
Sau Đại hội II, vào ngày 25 /6/2017,
BLL họ Lương Việt Nam khóa II. nhiệm kỳ 2016- 2021 đã tổ chức hội nghị phiên
thứ nhất với sự tham gia của 75% ủy viên BLL, Hội đồng Trưởng lão, 85% số ủy
viên Ban Trị sự họ Lương Khánh Hòa.
Hội nghị đã biểu quyết nhất trí
thông qua từng điều của bản Tộc ước dự thảo với 98% số phiếu nhất trí, nhất trí
đổi tên BLL HỌ LƯƠNG VIỆT NAM thành HỘI ĐỒNG HỌ LƯƠNG VIỆT NAM, Quy chế tổ chức
và hoạt động của Hội Đồng họ Lương VN, các đề án về Nghiên cứu Lịch sử Truyền
thống dòng họ, công tác khuyến học, Đề án xây dựng và hoạt động kinh tế. Phương
hướng hoạt động từ thiện.
Ngày 12/8/2017 tại Sumvilla Hồ Tây,
quận Tây Hồ Hà Nội đã diễn ra buổi gặp mặt giao lưu liên kêt của thế hệ trẻ họ
Luong Việt Nam.
2. 2. Giao
lưu, liên kết dòng họ tìm hiểu cội nguồn:
style="margin-top: 6pt; text-align: justify; text-indent: 36.85pt;">
Tôn chỉ mục đích hoạt động của Họ Lương Việt Nam: - Liên kết dòng họ -
Tìm hiểu cội nguồn - Tôn vinh tổ tiên - Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trên
mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế khoa học kỹ thuật pháp lý, Văn hóa xã hội, và
khuyến học khuyến tài - Giáo dục các thế hệ người họ Lương xây dựng và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dòng họ xây dựng dòng tộc ngày càng phát triển vững mạnh
góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam
Họ Lương ở nhiều địa phương đã có những hoạt
động phong phú đa dạng nhưng cùng một mục đích là tìm hiểu cội nguồn, tìm hiểu
mối liên hệ giữa các chi họ để có sự
gắn kết giữa các chi dòng họ với nhau.
Điều đó chứng tỏ bà con họ Lương ta đã thấm nhuần sâu sắc lời dạy của
tiền nhân: “Nam bang Lương tính giai ngã tử tôn” truyền thống đoàn kết
trong dòng tộc đã được xây dựng và hun
đúc .
2.3- Tìm hiểu cội nguồn tôn vinh tổ tiên:
Đó cũng chính là việc đồng thời xây dựng và củng
cố bổ sung những truyền thống quý báu của dòng họ mà tổ tiên đã dày công vun
đắp.
Trong đó có việc xây dựng cuốn KỶ YẾU DÒNG HỌ
để làm nguồn tư liệu giúp cho các dòng họ ở các địa phương có cơ sở tìm hiểu về
cội nguồn, chắp nối họ mạc. Nhưng do cơ sở dữ liệu hạn hẹp, các chi phái họ
Lương phân bố trên diện rộng về không gian và theo thời gian trải qua những
biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, lịch sử của dòng họ. Gia phả của nhiều
chi họ thất lạc, ngắt quãng, một số gia phả mới được tục biên trong thời gian
gần đâykhá sơ lược, tam sao thất bản, có chỗ không đồng nhất, sai lệch nhiều so
với chính sử.
Nên từ mục tiêu viết KỶ YẾU, chuyển
sang viết “HỌ LƯƠNG VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ ĐƯƠNG ĐẠI”
và cuối cùng chốt lại với tiêu đề là HỌ LƯƠNG VIỆT NAM.
Trong 3 năm với 4 lần chỉnh sửa lớn
để hình thành nên cuốn sách được ra đời vào mùa Xuân năm Giáp Ngọ (2014). Đây
là một công trình nghiên cứu khoa học lịch sử về dòng họ, Có công lao đóng góp của bà con họ Lương trong
cả nước, của cả Ban liên Lạc họ Lương Việt Nam
của Hội Đồng Trưởng lão, của tập thể
Ban Biên soạn và của cả những người là con cháu họ ngoại của Lương tộc,
nhưng người yêu mến dòng họ. Đó là là biểu hiện sự tri ân, tôn vinh tổ tiên của
họ Lương Việt Nam. Để có được thành quả này
chúng ta trân trọng cám ơn và ghi nhận sự đóng góp to lớn cả về trí tuệ,
sức lực và vật chất của GSTS Lương Phương Hậu, Chủ biên cuốn sách. Trong đó tôi
có tham gia cung cấp tư liệu về họ Lương ở Lào Cai cũng như dòng họ Lương xã
Chiến Thắng đồng thời mua dâng cúng Từ đường một cuốn, xin giới thiệu cùng quan
viên họ.
Cuốn sách HỌ LƯƠNG VIỆT NAM đã cung
cấp cho chúng ta những căn cứ, những cơ
sở khoa học để từ đó tìm hiểu cội nguồn, kết nối dòng tộc. Cuốn sách đã được
các chi họ và bà con họ Lương đón nhận, đọc và tham gia ý kiến bổ sung. Tôi đã
dâng Từ đường một cuốn. Những ý kiến đóng góp về những gì cuốn sách chưa đạt
được, chưa đề cập đến, những thiếu sót trong khi biên soạn hoặc in ấn (về cả bố cục, nội dung lẫn hình ảnh) sẽ
được hiệu chỉnh bổ sung vào lần tái bản sau.
Bên cạnh những hoạt động tổ chức hội thảo về những nhân vật và những sự
kiện lịch sử quan trọng có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống,
nhiều địa phương đã có những hoạt động kịp thời biểu dương khen thưởng, vinh
danh những nhân vật họ Lương tiêu biểu trong thời đại hiện nay đã có những đóng góp to lớn cho đất nước ,
cho quê hương, cho dòng họ. Tiêu biểu là các hoạt động :
- Xây dựng quỹ khuyến học, khuyến
tài
- Chúc mừng và vinh danh các cá
nhân thành đạt của CLB Doanh nhân BLL họ Lương Hà Nội
- Vinh danh các nàng dâu họ Lương
tiêu biểu .
2.4- Phát
huy truyền thống tốt đẹp của họ Lương :
Từ Đại hội họ Lương Việt Nam lần
thứ Nhất, tiếp theo đó thông qua các cuộc hội thảo ở các địa phương đều đi đến
một nhận định thống nhất: Phẩm chất của một dòng họ, thể hiện ở truyền thống
đặc hữu của dòng họ Lương chúng ta có 6
truyền thống tiêu biểu được đúc kết rất rõ ràng. Đó là :
- Truyền thống yêu nước .
- Truyền thống hiếu học .
- Truyền thống phát triển khoa học
công nghệ .
- Truyền thống khai phá những miền
đất mới .
- Truyền thống sống nhân hậu thanh
liêm cương trực.
- Truyền thống đoàn kết gắn bó họ
hàng
Những truyền thống đó được đúc kết
qua tiến trình lịch sử của dòng họ gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc.
Họ Lương ta không đông, theo số liệu chưa đầy đủ hiện nay dân số họ Lương chỉ
chiếm khoảng trên 0,7 % dân số cả nước. Nhưng không có nghĩa là nhỏ bởi tầm vóc của nó,
xét cả về mặt không gian và thời gian. Về không gian trên 63 tỉnh, thành phố ở
đâu cũng có người họ Lương sinh sống và rất nhiều nước, vùng lãnh thổ trên thế
giới có người họ Lương Việt Nam. Vê thời gian suốt mấy nghìn năm dựng nước và
giữ nước, thời kỳ nào cũng có sự đóng góp của con dân họ Lương trên tất cả các
phương diện.
Nghĩa cử cao đẹp này của bà con họ Lương ta là những minh chứng cho
truyền thống sống nhân hậu, đoàn kết gắn
bó trong dòng tộc. Phải chăng câu truyền
ngông bất hủ của bậc tiền nhân “Nam bang
Lương tính giai ngã tử tôn” đã thấm sâu vào từng ti vi huyết quản của mỗi
người dân họ Lương, dù là con cháu dâu rể cũng đều hấp thụ được nét đẹp đó,
2.5. Yêu cầu thời gian tới:
Cùng với cả nước, bà con họ Lương
chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới, thời thịnh trị và hệ quả tốt là các
dòng họ đều đã và đang Phục hưng việc họ, tức là làm cho việc họ hưng thịnh
trên một tầm cao mới.
Điều đó đặt ra những yêu cầu mới
trong việc củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức; Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt
động.
a/ Xây dựng củng cố hệ thống tổ chức của họ Lương đủ mạnh đưa
hoạt động của họ Lương Việt Nam ngày càng phong phú và vững mạnh từ toàn quốc đến cơ sở đủ mạnh góp
phần đưa phong trào hoạt động dòng họ ngày càng phát triển đúng hướng, mở rộng
liên kết xây dựng một cộng đồng họ Lương vững mạnh.
b/ Đẩy mạnh các mặt hoạt động, phát
huy truyền thống tốt đẹp, xây dưng Tộc Lương Việt Nam ngày càng vững mạnh,
trường tồn sánh vai cùng các dòng họ
khác trong cộng đồng các dòng họ Việt Nam
Trong đó chú trọng một số hoạt
động: tìm hiểu về cội nguồn liên kết dòng họ; Xây dựng tổ chức hoạt động khuyến học, khuyến tài; Xây dưng Câu lạc bộ
Doanh nhân họ Lương; Chấn chỉnh việc tôn
vinh nàng dâu tiêu biểu; Phát huy truyền thống đoàn kết sống nhân hậu, thanh liêm, gắn kết dòng họ.
c/ Theo chủ trương của Hội Đồng họ Lương Việt
Nam, bắt đầu từ mùa xuân năm Mậu Tuất- 2018 Ban Liên lạc họ Lương các địa
phương thống nhất tổ chức gặp mặt mừng Xuân và Chúc thọ các bậc cao niên, tạo
nên nghĩa cử cao đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, tỏ lòng hiếu kính truyền thống của
dòng họ Lương Hội đồng họ Lương Việt Nam sẽ gửi thiếp mừng thọ của Hội đồng đến
các bậc cao niên đã ở mức Thượng thượng thọ từ 90 trở lên. Đến 23 tháng Chạp
Đinh Dậu có 12 địa phương cung cấp danh sách về Thường Trực HĐ họ Lương Việt
Nam với tổng số 242 cụ. Trong đó có 228 cụ Thượng thượng thọ từ 90 đến 99 tuổi,
14 cụ tư 100 đến 116 tuổi .
Trong Danh sách đó, Họ Lương xã
Chiến Thắng (thông qua anh Lương Đức
Thành gửi và tôi tập hợp) có 2 đợt:
Đợt 1 gồm 14 Cụ (sau đó do cụ Đặng Thị Quắm mất nên còn 13)
mà cao niên nhất là cụ Đặng Thị Lụa, sinh năm 1911 đã nhận Thiếp Chúc Thọ.
Đợt 2 gồm 5 Cụ thuộc ngành Ba.
Ở Lào Cai, trong họ nhà ta có 2 người
là Mẫu thân tôi, Phạm Thị Uyển tuổi 95 và Lương Đức Thuế tuổi 90.
3. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
- Cung cấp, bổ sung tư liệu để hoàn
thành Gia phả ngành Hai (Thượng Tổ tới
đời thứ 5); xây dựng Tổng phả toàn họ (Thượng
Tổ tới Đời thứ 3).
- Khánh tiết những kỳ họp họ: khi
HĐHLVN thông qua được Tộc kỳ, Tộc huy thì trong mỗi kỳ Giỗ Tổ phải treo Cờ họ
và Logo HỌ LƯƠNG VIỆT NAM cho trang trọng, đúng Tộc ước.
- Hình thành và thực hiện tốt Việc
tôn vinh cao lão, nàng dâu theo hướng dẫn của Thường trực HĐHLVN.
- Liên hệ: Trưởng họ thực hiện việc
kết nối với các vị trong BCH HLVN người Hải Phòng, Thường trực BCHHLVN mà tôi
đã cung cấp địa chỉ.
Các bạn trẻ, những người tham gia
mạng xã hội cần gia nhập làm thành viên các nhóm sau để biết, cập nhật thông
tin, tham gia ý kiến. Ví dụ nhóm:
* HỘI ĐỒNG HỌ LƯƠNG VIỆT NAM: https://www.facebook.com/groups/1711353805850754/
*
HỌ LƯƠNG XỨ ĐÔNG: https://www.facebook.com/groups/holuongxudong/
Hoặc vào nghiên cứu, tìm hiểu các
bài viết về việc họ trên trang: https://holuongduclaocai.blogspot.com/
- Ủng hộ việc mua áo có Logo THẾ HỆ
TRẺ HỌ LƯƠNG VIỆT NAM do cháu Lương Đức Tân (ngành 1) trình bày cụ thể.
Chi tiết bài phát biểu có in, lưu
tại Từ đường.
- Lương Đức Mến, Đời thứ Bẩy họ Lương xã Chiến Thắng, UVBCH HLVN nhiệm kỳ II, dự soạn, ngày 25/02, phát biểu ngày Giỗ Tổ 02/3/2018 tức Rằm tháng Giêng Mậu Tuất 2018-
[1] Gia phả ghi rõ gốc gác cụ Tổ. Hơn nữa mộ
Thượng tổ táng tại Kim Đới 今帶, Tiên Lãng, Hải Phòng. Mộ Tổ tỷ táng tại Triều Đông 潮東 sau cải Trung Lăng 中陵 (nay là Khu V TT Tiên Lãng). Đệ
Nhất đại Tổ dòng họ Lương ở Cao Mật (Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng nay)
là Cụ Lương Công Nghệ 第一代祖梁公羿 sinh 6 trai (Lẫm, Tuấn, Chiêu, Tú, Thiệu, Linh) và 3 gái mất ngày
19/5. Mộ táng tại xã Dư Đông 余東, tổng Phú Kê 富鷄 (nay thuộc Khu I thị trấn Tiên Lãng). Tuy đã sang An Lão, nhưng khi
mất, Thượng tổ táng tại Trung Lăng và Đệ Nhất tổ táng tại Dư Đông đều thuộc tổng Phú Kê, huyện Tiên
Minh 先明 (nay
là thị trấn huyện Tiên Lãng).
[2] Trong bản Phú úy 賦熅 họ Lương Vinh Quang mà tôi đang có (Đời
1 đến đời 10) thì các đời 3, 4, 5, 6 không có ai tên là Lương Công Trạch,
Lương Công Cảnh và cũng không cụ nào có vợ mang họ Nguyễn (phu nhân cụ Trạch
là Nguyễn Thị Lã ), họ Lương (phu nhân cụ Nghệ là Lương Thị Còi) nên
chắc chắn các Cụ khai sáng dòng nhà tôi
không nằm trong bản Phú úy này. Chú ý
bản Phú uý này, gọi các Cụ đời thứ 10 là Tằng tổ chắc là do con cháu đời
13 chép và khi đó không còn liên hệ sâu gì với phái Cao Mật . Hoặc Gia phả họ
Lương khác ở Tiên Lãng có mà tôi chưa được tiếp cận để lấp “khoảng trống” nói
về các Cụ nhà tôi?
[3] Tổ tỷ là Lương Thị Còi
𩲡
(Ngỗi) hiệu Diệu Cần 妙勤, quê Quan Bồ 關蒲 gần Phương Lai 芳來 và cùng thuộc tổng Kinh Lương 涇涼, Tiên Minh (nay là xã Cấp Tiến huyện
Tiên Lãng) cùng tộc danh với Thượng tổ và mộ táng tại Đại Phương Lang 大芳榔 (nay là An Thọ, An Lão, Hải Phòng)
là vấn đề còn bỏ ngỏ.
[4]
Phương Lạp nhập với Mông Tràng Hạ thành Phương Hạ năm 1966. Xã Chiến Thắng hình
thành ngày 05/10/1950 (sau trận diệt Đồn Khuể đêm 25/9/1949) từ 2 xã lập
năm 1946 trên đất tổng Cao Mật xưa là: Cảnh Hưng (gồm: Mông Tràng Hạ, Phương
Lạp, Tôn Lộc và Cốc Tràng) và Kim Lĩnh Thượng (gồm: Kim Côn, Côn Lĩnh,
Mông Tràng Thượng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!