Tín ngưỡng dân gian hòa quện
với tôn giáo ngoại nhập phù hợp giúp người Việt càng tin vào sự
trường tồn, linh thiêng của Tổ tiên, Thần Phật và từ đó hình thành nên tục Thờ cúng và theo thời
gian, thờ cúng tổ tiên trở thành mĩ tục, một tín ngưỡng đặc trưng, thành một
tôn giáo đặc biệt gọi là “Đạo Hiếu”.
“Tôn
giáo” này không có giáo lý và giáo hội chặt chẽ ngoài gia đình và gia tộc.
Nhưng đó là niềm tin sâu sắc vào sự thiêng liêng; sự hướng thượng của đời sống
tâm linh con người và giáo lý “uống nước nhớ nguồn”. Theo thời gian, tập tục
này đã được đúc kết thành những quy tắc, định lệ mà mọi người tự nguyện thực hiện.
Nhiều
gia đình 家庭 cùng dòng máu từ Triệu Tổ 肇祖 (Tổ khai
sáng) sinh ra họp thành “Dòng họ”và dưới chế độ phụ quyền, Họ (氏, Đại Gia
đình) là một thiết chế xã hội bao gồm nhiều gia đình cùng huyết thống, có
“chung tộc danh về phía bố” nhằm đảm bảo chế độ ngoại hôn và thờ phụng Tổ tiên.
1. Thờ cúng tại Từ đường:
1.1. Từ đường
(H: 祠堂, A: The ancestral temple, P: Le temple des ancêtres) là nhà thờ tổ tiên của một dòng họ gọi là nhà thờ Đại tôn 大宗祠堂 đặt ở Tổ quán 祖贯.
Tùy sự giầu nghèo của gia tộc mà Tự khí (祀器, đồ thờ) trong Từ đường có bộ Tam sự (hay Ngũ sự), Hoàng phi (H: 橫扉, A: The horizontal lacquered board, P: Le
panneau laqué horizontal), Câu đối 對聯 có khi có cả Bát bảo. Đây là những vật báu truyền đời, dù
cơ hàn đến mấy con cháu cũng không được bán hay cầm cố. Trong đó có riêng một thần chủ (H: 神主, A: The tablet of the dead, P: La tablette du mort) để thờ vĩnh viễn 永世辰主 và là của thuỷ tổ
dòng họ 肇祖, tức Bài vị (H :簰位, A: The tablet of the deceased,
P: La tablette du défunt) không chuyển
giao cho ai 百世不祧支主.
1.2. Theo truyền thống, do ảnh
hưởng của Nho giáo (H: 儒敎 , A: Confucianism, P: Confucianisme)
thực hiện chế độ tông pháp 宗法制 lấy quan hệ huyết thống (H:
血統, A: The
consanguinity, P: La consanguinité) làm cơ sở nên việc tế tự 祭緒, quản lý, bảo quản
từ đường do dòng đích 嫡
phụ trách.
Cụ
thể: Con
trai trưởng là đích tử (嫡子, con trai đích, con trưởng vợ cả) truyền
cho con trưởng của anh ta là đích tôn 嫡孙…cứ như thế cha truyền
con nối thành các Hậu duệ tôn 後裔孫 tiếp tục đứng đầu
dòng tộc và làm chánh tế trong các lễ cúng tại từ đường.
Nếu đích tử mất sớm, người
con còn nhỏ thay thế gọi là “đích tôn thừa trọng” (嫡孙承重, cháu nối
chức con thờ cúng ông bà).
Khi đó thế hệ ông, chú là
các Lão tộc 老族, chỉ làm cố vấn, hướng dẫn.
Đồng
thời dòng
con thứ, cháu thứ chỉ “thờ vọng” 望祀 cha mẹ ông bà.
Quyền
trưởng
nam gắn liền với trách nhiệm thờ phụng tổ tiên được quy định lần đầu
tiên trong bộ luật do vua Lê Thánh Tông ban hành năm 1461. Theo đó, người đàn
ông lớn nhất trong gia đình chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên chỉ khi người này
mất đi thì việc thờ cúng sẽ chuyển sang người con trai lớn (đích tôn). Trong trường hợp, người đàn
ông không có con trai thì việc thờ cúng tổ tiên sẽ chuyển sang người chú kế cận
và nguyên tắc trên lại áp dụng cho gia đình người chú và luật Hồng Đức quy định
việc chọn đích tử, đích tôn :
-
Trước hết phải chọn con trưởng của người vợ cả.
- Nếu
người đích tử chết trước, thì lập người cháu trưởng.
- Nếu
không có cháu trưởng mới lập con người vợ thứ.
-
Trong hàng con vợ thứ, không chọn lấy người nhiều tuổi, mà lại chọn lấy người
con hiền của vợ lẽ.
-
Trong trường hợp không có con trai, thời được chỉ định các con gái hoặc người
thân thuộc (điều 388, 389 luật Hồng Đức).
Ngày
nay Bộ luật Dân sự Số: 33/2005/QH11 quy định con người có
quyền có họ tên và quyền về họ tên đó. Họ, tên của một người được xác định theo
họ, tên khai sinh của người đó theo họ người cha hoặc có thể theo họ người mẹ.
Trong thực tế đời sống xã hội thì yếu tố “nối dõi tông đường” của con trai vẫn
chi phối chủ yếu.
1.3. Theo thời gian, dòng họ
ngày càng đông và phân ra nhiều phái 派 chi 支 thì:
- Từ đường Đại tộc do Tộc
trưởng 族長 là đích tôn toàn tộc quản
lý, tổ chức tế lễ;
- Từ đường Phái do Trưởng
Phái là đích tôn Phái quản lý, tổ chức tế lễ;
- Từ đường Chi do Trưởng Chi
là đích tôn trong Chi quản lý, tổ chức tế lễ.
Để giúp việc Tộc trưởng (Trưởng Chi…) có 3 bộ phận chuyên môn
giúp việc:
-Ban Tư Lễ 司禮: Tổ chức thực hiện nghi lễ cúng tế như lễ vật, nhạc
cụ, trần thiết bàn thờ…
-Ban Tư Thị 司市: Mua vật thực tại chợ để chế biến thức ăn, tổ chức
ăn uống khi có lễ tế…
-Ban Tư Văn 司文: Chuyên lo việc viết văn cúng, đọc văn cúng, ghi
chép gia phả hàng năm.
1.4. Dù
trong thời nào, chiến tranh hay hòa bình vai trò của người Gia trưởng 長族 rất
quan trọng. Nếu người đó hội đủ các yếu tố: Tâm (心 Hiếu đễ, Hòa kính, trách nhiệm…), Tài (財 khả năng tài chính đủ ăn, đủ
chi), Trí (智 hiểu biết về xã hội, về lệ tục,
có trình độ, có vị thế trong xã hội, biết sắp xếp công việc), Thể (體 có sức khỏe, xốc vác, minh mẫn) thì gia đình đó hay Chi, Phái đó hoặc toàn Gia tộc sẽ vững vàng đi
vào hưng thịnh. Đây là người Thiên định 天定, không phải do bầu, do cử hay tranh mà được.
Nhưng
khó ai hội đủ 4T (心財智體) đó nên căn bản nhất vẫn là cái Tâm 心. Tâm sáng, lòng trong thì có thể vượt qua được, xứng là ngọn cờ tập hợp
toàn gia, dù có nhiều khó khăn trắc trở. Kéo theo đó, vai trò của Dâu trưởng lại
càng quan trọng ở tính Nhẫn, Hiếu, Đễ. Nếu gặp bậc gia trưởng 族長,兄長 chưa
được như ý mà người nào trong họ, trong nhà tỏ ý khinh nhờn thì người đó, nhà
đó sớm muộn gì cũng không có hậu vận hanh thông.
Ngược lại,
có người tuy thuộc Chi thứ, Ngành thứ, là con thứ, thậm chí là Rể nhưng nếu hội
đủ hay đáp ứng phần nào 4T mà thực sự có Tâm thì rất có vai trò, ảnh hưởng
trong dòng họ và khi đó gia trưởng mà biết lắng nghe, tận dụng thì gia tộc sẽ
hưng thịnh. Đó là do Đời định 人定!
Nếu Thiên định và Nhân định hài hòa thì thật
toàn vẹn!.
1.5. Thời
nay, đa phần các dòng họ không còn ruộng họ (嗣田, 忌田) tộc trưởng đôi khi lại
không ở quê gốc nên vị trí trưởng họ không còn độc tôn như trước. Tuy trong họ
vẫn tôn trọng quan hệ tôn ti theo huyết thống, kính trọng các bậc huynh trưởng
nhưng việc họ đã mang tính cộng đồng nhiều hơn, mọi quan viên họ đều có quyền lợi
và trách nhiệm bình đẳng.
Để duy trì việc họ, nhiều họ
đã cử Hội đồng Gia tộc 家族会同
gồm những
người đại diện các Phái, Chi, những người có uy tín, năng lực tổ chức - quản
lý. Trong đó có thể gồm:
-Tộc trưởng , Phó tộc trưởng,
Thư ký, Thủ quỹ;
- Các ban chuyên môn:
+Ban Nghi lễ (Ban Tư lễ và Ban Tư văn xưa),
+Ban Tài chính, Xây dựng (việc của tộc trưởng ngày trước),
+Ban Ẩm thực (Ban Tư thị xưa).
1.6. Dù đã phân ra
Phái, Chi nhưng theo thời gian, Đích tôn 嫡孙 trong những đại tộc
大族
hay từng
Phái, Chi cúng rất nhiều người trải nhiều đời nên trong một năm
có rất nhiều ngày giỗ, thậm chí có ngày trùng nhiều giỗ. Do vậy không
kham nổi về tài chính, không đủ thời gian nên cổ nhân đã chọn cúng giỗ
theo nguyên tắc “Ngũ Đại Mai Thần Chủ” 五代埋神主.
Khi
đó, những
bậc trên Cao tổ của từng nhà gọi chung là Tiên tổ được rước Bài vị
vào thờ chung tại một nhà gọi là Tổ đường hay Nhà thờ từng Phái, chi. Đó là thực
hiện việc “hợp tự” hay “hiệp kị” 祫忌
thành
“Góp Giỗ làm Chạp” và thường là ngày giỗ cụ Tổ khai sáng 肇祖/始祖 hay người có
công lớn với dòng họ, địa phương.
2. Thờ cúng tại Gia đường :
2.1. Gia từ 家祠 của mỗi
gia đình thờ cúng trong quan hệ 4 đời, kể từ gia chủ. Còn các bậc Gia tiên (H: 家先, A: The ancestors, P: Les ancêtres) trên nữa trong nhà mình thì theo nguyên tắc “Ngũ đại
mai thần chủ” 五代埋神主 đã chôn cất bài vị (tức ông bà Cao Tổ),
được hợp tự cố định vĩnh viễn tại nhà Tổ.
2.2. Gia
đường do con trưởng từng gia đình, được thừa hưởng phần tài sản gọi là hương hỏa,
kèm theo trách nhiệm duy trì và tiếp nối tập tục thờ cúng tổ tiên của gia đình
mình. Theo nguyên tắc “Ngũ Đại Mai Thần Chủ” 五代埋神, mỗi gia đình chỉ
cúng giỗ: cha mẹ (đời 1 tức Khảo考), ông bà (đời 2 tức
Tổ祖), cụ ông cụ bà (hay
cố 3 đời tức Tằng tổ曾 祖) và kỵ (hay can 4 đời, tức Cao tổ高 祖). Do vậy, cụ ta chỉ
con ta cúng, đến đời cháu ta, cháu sẽ chôn Bài vị (H: 神主, A: The
tablet of the dead, P: La tablette du mort) Cao tổ của
ta (thành Ngũ Tổ 五祖 hay Tiên Tổ 先祖 rồi) đi và chỉ cúng từ ông của ta trở xuống.
2.3.
Việc
quản lý, tổ chức tế lễ tại Gia đường không phức tạp như ở Từ đường và
không cần thành lập ban bệ mà do người chủ gia đình hoặc của người con trai trưởng cầm
chịch. Tất
cả những
thành viên trong
gia đình cả nam và nữ, cả con và cháu, cả dâu và rể có bổn phận phục tùng, chấp hành sự
điều hành, phân công của Trưởng.
2.4.
Việc cúng giỗ thể hiện đạo lý “Hiếu hậu vi tiên” 孝厚為先 đối
với người thân cận nhất, bắt nguồn từ quan niệm “vạn vật hữu linh” 萬物之靈, đó là niềm tin về
sự bất tử của linh hồn như Nguyễn Du (阮攸, 1766–1820) đã
viết trong Truyện Kiều 傳翹: 罗体魄群罗精英 “Thác là thể
phách, còn là tinh anh”.
Việc
tưởng niệm được thực hiện bằng việc “Giỗ” tại
nhà con trưởng. Đó là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt quan
trọng nhất trong việc thờ cúng Tổ tiên, nhằm tưởng nhớ đến những người đã mất.
Theo tục lệ, ngày giỗ là “chung thân chi tang” 終身之喪 có nghĩa là ngày
tang trong suốt cả đời người. Mỗi năm gia đình làm giỗ là để nhắc nhở
con cháu về những người lớp trước đã ra đi; gắn kết tình cảm của các thành viên
trong cùng một gia đình, dòng họ. Việc này được tiến hành vào ngày mất (忌日”kỵ nhật”hay 吉忌, Cát kị) tính theo âm lịch (hay còn
gọi là “ngày ta”) là một nghĩa vụ của đạo hiếu từ phong tục đã được
chế định trong cổ luật và ngay trong thời @.
Trường
hợp
anh em ở xa nhau, ngày giỗ nhưng người con cháu ở xa có thể thực hiện
nghi thức giỗ vọng. Hoặc có gia đình các anh em tổ chức giỗ “luân phiên” tại từng
nhà để anh em có điều kiện hiểu rõ gia cảnh nha. Tất nhiên ngày chính kị tại
Gia từ vẫn phải có hương khói tưởng nhớ người thân đã mất.
Hoặc
có gia đình định ra quy ước: Ai lập gia đình và đã xây dựng nhà riêng đều có quyền
thờ cúng gia tiên từ cấp Tằng tổ trở xuống. Trong đó, anh em trong gia đình
phân công mỗi người phụ trách tổ chức một đám giỗ cụ thể (giỗ Cha, giỗ Mẹ, ông Nội…).
Đó
là những biểu hiện đề cao quan điểm bình đẳng, mọi thành viên trong gia đình đều
là con người, có quyền lợi nghĩa vụ ngang nhau; có quyền nhận thừa kế
và thờ cúng ông bà cha mẹ như nhau nhưng phải
thương yêu, nhường nhịn, hy sinh, chia sẻ vì có gắn bó thiêng liêng huyết
thống. Đó chính là thực hiện truyền thống “Hiếu-Đễ” 孝 悌, hết lòng thờ kính cha
mẹ,
kính nhường các bậc huynh trưởng.
2.5.
Về chi
phí lễ giỗ, nếu không có phần thừa tự 承 祀 hương hỏa thì anh em con cháu nội ngoại trong
gia đình chung góp tiền của để cúng giỗ (ngày
xưa gọi là góp giỗ) phù hợp truyền thống gia phong và đặc điểm từng gia
đình. Việc này được thực hiện vào ngày Tiên thường 先嘗 hay Cáo giỗ, tùy điều kiện tài chính, số lượng thành
viên dự giỗ sao cho phù hợp, đảm bảo đoàn kết thương yêu, cảm thông, chia sẻ.
3. Trách nhiệm của con trai, con gái:
3.1.
Do ảnh
hưởng quan niệm cũ: “nữ nhi ngoại tộc” 女儿外族, “trọng nam khinh nữ” 重男輕女, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” 壹男曰有十女曰無…,
coi đàn
ông là trụ cột, đàn bà là nền tảng... lại thêm thói bảo thủ, hám quyền lợi, tài sản
từ hương hỏa…nên nhiều bậc huynh trưởng ra sức ủng hộ, duy trì việc
tước bỏ
nghĩa vụ và quyền lợi của người con gái đối với Tổ tiên ông bà. Có
khi do thiếu hiểu biết, tâm huyết mà ngay người con gái, con rể đã tự tước đi
quyền của mình nên vẫn còn định lệ:
- Con trai có trách
nhiệm thờ cúng cha mẹ và tổ tiên, con gái đi lấy chồng thì phải theo chồng, có
trách nhiệm thờ phụng tổ tiên nhà chồng.
- Con gái “vu quy”
không được thờ phụng cha mẹ tại nhà
riêng của mình;
- Nếu gia đình chỉ sinh con
gái thì phải nhờ một người đàn ông khác, thường là em trai hoặc cháu trai trong
dòng họ nội thờ cúng.
3.2.
Thực tế, ngay
từ thời phong kiến, khi Nho giáo đương thịnh, tuy đàn ông được đề cao, nhưng
quan niệm về vị thế người con gái, thể hiện nguyên tắc chiêu mục của cổ
nhân đã khá thoáng.
Đó là: “Vô nam dụng nữ, vô tử
dụng tôn” (無男用女無子用孙, nghĩa là: không có con
trai thì dựa vào con gái, không có con thì dựa vào cháu). Có
điều những tư tưởng bảo thủ có ảnh hưởng lớn, nữ nhân lại tự ti nên định lệ bất công Nam-Nữ ngay cả trong việc
thờ cúng Tổ tiên vẫn tồn tại.
3.3.
Thời
nay, người con gái có chồng đã xây dựng nhà riêng lại
ở xa quê mẹ thì thờ cúng cha mẹ ruột mình ngang hàng với cha mẹ chồng là
hạnh phúc, là niềm hãnh diện của người làm con, dâu, rể. Thực
tế Mẹ và Dì tôi vẫn thờ và thực hiện nghi lễ cúng Ông Bà Ngoại tôi tại Lào Cai,
nhất là những năm không về quê ở Hải Phòng được!
-Lương Đức Mến, BS từ nhiều nguồn TK có cả thực
tế gia tộc, địa phương, trước ngày Đại tường Nhạc mẫu, 17/Một Ất Mùi tức 27/12/2015)-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!