Tết Giáp Ngọ 2014 Dì ruột tôi, Phạm Thị Tương (sinh năm Tân Mùi 1931) đưa tôi quyển vở
kẻ Oli trong đó 1/3 các trang đầu chép Kinh kệ, một số Văn khấn và bài thơ do
Dì sáng tác còn 1/5 số trang (29 trang)
gần cuối chép tâm sự của Dì về cuộc đời đã qua, lời dặn con cháu cả văn xuôi
xen lẫn đoạn thơ. Chữ Dì dễ đọc nhưng sai chính tả nhiều. Tôi đánh máy nguyên
văn, chỉ ngắt câu nếu biết đó là chắc chắn. Những từ Dì viết sai chính tả (người dân quê tôi không phân biệt rõ l/n,
tr/ch, s/x, gi/d/r) vẫn để nguyên. Đồng thời có chú thích về chính tả, về nội
dung và nhận xét của bản thân để các em, các cháu tôi hiểu cặn kẽ hơn khi Dì
tôi đồng ý đưa cho các em, các cháu.
Tuy chưa hỏi Dì nhưng thấy nội dung có nhiều ý hay, vẫn hợp thời
đại, có tác dụng giáo dục tốt, tôi đưa lân đây lưu giữ.
NGƯỜI MẸ HIỀN
Người mẹ hiền
trông lom[1]
bồng bế,
Nuôi dạy con,
thế hệ mai sau.
Mẹ là thầy
giáo ban đầu,
Con như trang
giấy trắng phau bên đèn.
Là người mẹ phải
rèn luyện mọi mặt
Làm tấm gương
trước mắt con mình.
Tốt cây thì mới
tốt cành,
Gương trong mới
tỏ bóng hình trong hương[2].
Nuôi dạy con
có phương pháp đúng,
Không thờ ơ,
buông lỏng, bỏ liều.
Tính ngoan
thói tốt lâng lưu,
Thói hư ta chớ
luông chiều đâm quen.
Chê khen phải
chê khen đúng lúc,
Đừng để con
tiêu cực cục cằn.
Mẹ không mắng
chửi tục tằn,
Không roi đòn
phải khuyên răn dịu dàng.
Phải kiên nhẫn
nhẹ nhàng điểm dạ[3],
Hiểu tâm[4]
tình cảm của con.
Uốn cây từ lúc
còn non,
Dậy con từ thủa
con còn thơ ngây.
Đem điều tốt
điều hay giáo dục,
Biết đánh phèn[5]
nước đục cũng trong.
Giúp con sáng
mắt, sáng lòng,
Đẹp trong tơ
tưởng, đẹp trong tâm hồn.
Con khôn lớn nhắc
con tích cực,
Rèn luyện nên
đạo đức thân mình.
Trung với nước,
Hiếu với dân,
Theo đường Đảng
vạch, theo chân Bác Hồ.
Muôn ngàn năm
ước mơ cao đẹp,
Làm vẻ vang sự
nghiệp cha ông,
Vườn Hồng lại
nở hoa Hồng,
Sắc tươi thêm
sắc, hương nồng thêm hương.
Không ỉ lại
nhà trường, đoàn thể,
Trách nhiệm ta
làm mẹ, làm thày.
Đến ngày cầm[6]
đã bén dây,
Dạy con từ bé
đến ngày lớn khôn.
Khuyên răn con
biết đường ăn ở,
Biết đúng,
sai, hay, dở, dữ, lành.
Biết xây hạnh
phúc gia đình,
Đâu điều nhân
nghĩa, đâu tình thủy chung.
Đừng gò ép con
trong ngõ hẻm
Theo kiểu xưa
phong kiến[7]
lỗi thời.
Cũng đừng thả
lỏng buông trôi,
Để con đến nỗi
chơi bời tự do.
Được đoàn thể[8]
giao cho công việc,
Mẹ nhắc con
cương quyết làm tròn.
Tránh điều đây
thiệt kia hơn,
Đứng trên núi
nọ, thả nguồn núi kia.
Mẹ cho con sớm
khuya học tập,
Đâu chỉ mong bằng
cấp vào tay.
Mà nên chức nọ
chức này,
Mà coi lao động
chân tay là xoàng.
Lếu ai cũng cần
soàng kiểu ấy,
Ai cầm cày đứng
máy quay xa[9].
Áo cơm của cải
đâu ra,
Để ta dựng nước,
để ta diệt thù.
Dù chân tay
hay dù trí óc,
Đã ngày đêm
khó nhọc chuyên cần.
Làm cho ích nước
lợi dân,
Ta đều coi đó
là phần vinh quang.
Làm mẹ phải
công bằng quảng đại,
Quý con trai,
con gái như nhau.
Con nuôi, con
rể, con dâu,
Con riêng, con
đẻ con nào cũng thương[10].
-Phạm Thị Tương-
[1] Tôn trọng
nguyên tác, tôi gõ đúng như Dì viết và không sửa lỗi ngọng (l/n, tr/ch, d/gi/r,
x/s) chỉ chú thích những điều thật cần thiết, khó hiểu với các em, các cháu
tôi,
[2] Gương.
[3] Chưa ró
ý Dì định viết gì.
[4] Chắc thiếu
từ “lý”.
[5] Tức
“phèn chua”, tên Hán Việt là: vũ nát, vũ trạch, mã xĩ phàn, nát thạch, minh thạch,
muôn thạch, trấn phong thạch, tất phàn, sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch...Đây
là muối sulfat kép của kali và nhôm; công thức hóa học của nó là KAl(SO4)2 và
thông thường được tìm thấy ở dạng ngậm nước là KAl(SO4)2·12H2O. Nó được sử dụng
rộng rãi để làm tinh khiết nước, thuộc da, vải chống cháy và bột nở. Phèn chua
đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể
trong hay hơi đục; tan trong nước, không tan trong cồn.
[6] Cầm 琴 chỉ
cái đàn cầm, đàn dài ba thước sáu tấc, căng bảy dây.
[7] Chế độ
phong kiến 封建 tức phong
tước, kiến địa, xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu (西周, 1059 tCn–771 tCn) bên Trung Quốc
中國phản ánh hình thức truyền nối
và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ 自主thời
xưa. Ở nước ta, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô không phát triển,
chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư
nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ -
tá điền chiếm ưu thế. Do vậy giai đoạn độc lập của nước ta dưới chế độ cũ (938-1886) nên gọi là thời kỳ quân chủ
tự chủ 自主時代. Nhưng ta quen gọi chế độ
cũ là phong kiến và đi với nó là lạc hậu!
[8] “Đoàn thể”
là tổ chức quần chúng gồm những người có chung quyền lợi và nghĩa vụ, hoạt động
vì những mục đích chính trị, xã hội nhất định. Sau Cách mạng tháng Tám, trước
tình cảnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, vận dụng phương châm “Dĩ bất biến,
ứng vạn biến”, để thu phục nhân tâm, đoàn kết toàn dân, ngày 11/11/1945 Đảng Cộng
sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”, “sự thật là Đảng rút vào bí mật và thành
lập tổ chức công khai là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Mọi danh
xưng của Đảng trong nội bộ gọi là “Đoàn thể”. Đến khi cuộc kháng chiến của nhân
dân ta ngày càng lớn mạnh, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi, Đại hội Đảng lần
thứ II (tháng 2-1951)ra hoạt động công khai với tên mới Đảng Lao động Việt Nam . Nhưng
trong tâm tưởng những người cao tuổi thì từ “Đoàn thể” vẫn có nghĩa là Đảng và
Đảng là Đảng Lao động!
[9] “Xa” là dụng
cụ thô sơ, dùng để kéo sợi, đánh ống, đánh suốt trong dệt vải thuở xưa.
[10] Không
hiểu sao bà dừng ở đây để sang bài TÂM SỰ VỚI CON
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!