[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


11 tháng 10 2010

Về bài "Hạ Thập kỳ" lưu truyền trong dòng tộc


Hiện tại, theo tôi được tiếp xúc thì trong dòng họ Lương gốc xã Chiến Thắng, huyện An Lão có 2 bản chép Bài thơ nói về Công Đức Tổ. Đó là bài Hạ Thập kì (賀拾祺, tức bài thơ ghi lại những việc hay).

Cả hai bản đều ghi tên tác giả là người con thứ 5 của Đệ Nhất Đại tổ và là Tổ Chi Đệ Tứ là Lương Công Thiệu 第四宗枝 梁公劭. Nhưng có những điểm khác biệt giữa hai tài liệu về hoàn cảnh ra đời và một số câu chữ của bài thơ:

Xuất xứ bài thơ

- Gia phả Chi thứ Ba do các bác tôi là Lương Đức Bình 梁德平, Lương Đức Chiểu 梁德沼 soạn 19/3/1997 (phiên âm và dịch nghĩa của phụ thân tôi để lại) thì Bài thơ viết ra nhằm ca ngợi công đức Thương Tổ tỉ là Cụ Lương Công Cảnh 梁公景 . Chuyện rằng: Thân phụ Tổ tỉ Lương Thị Còi (��(Ngỗi) hiệu Diệu Cần 妙勤) quê ở Quan Bồ 關蒲, Tiên Lãng là một quan binh của triều đình. Trong họ truyền rằng: Tổ thường được cử đi dẹp giặc những cuộc nổi loạn khắp nơi thờ kỳ đó (thế kỷ XVIII) và lập được nhiều chiến tích. Một lần, vào ngày Rằm tháng Giêng (năm ?) trước khi xuống thuyền trên sông Văn Úc, Người dặn: Nếu Cụ không về thì nhớ ngày này làm ngày Giỗ. Và lần ấy cụ bị trận vong. Sau họ lấy ngày này để Chạp tổ. Và bài Vịnh Hạ Thập kỳ là Cụ Đồ Thiệu viết để ca ngợi công đức Ngoại Tổ.

- Trong bản Gia phả Lương Hoàn (bản phiên âm Lương Hoàn An cung cấp) thì hoàn cảnh ra đời khác hơn. Theo đó, vào năm Gia Long thứ 6 (Đinh Mão, 1807) cụ đi thi nhưng không đỗ, đến năm Gia Long thứ 10 thì được đặc cách. Vào năm Minh Mạng thứ 7 (Đinh Dậu, 1827) theo lệnh vua tập hợp dân chúng quanh vùng cùng quan quân đánh dẹp cuộc "Ba Vành tác loạn". Sau đó cụ về dạy học và có viết bài thơ này.

Về Nội dung

Trước hết cần bàn luận về một số từ đã thống nhất chung trong hai bản :

- "Ấn" 印 tức con dấu. Phép nhà Thanh định, ấn của các quan thân vương trở lên gọi là "bảo" 寶, từ quận vương trở xuống gọi là "ấn" 印, của các quan nhỏ gọi là "kiêm kí" 鈐記, của các quan khâm sai gọi là "quan phòng" 關防, của người thường dùng gọi là "đồ chương" 圖章 hay là "tư ấn" 私印. Nhưng viết “Ấn Nguyên nhung” có lẽ là từ ước lệ trong thơ cổ, chứ nếu Ngoại Tổ làm tới chức đó thì hẳn trong sử sách có nêu.

- Chữ “doanh Tả nhuệ” không được hiểu là ca ngợi chiến công “vùng trái sông Nhuệ”, vì như vậy không hợp địa-lịch sử quê tôi thời đó. Theo tôi, chữ đó đúng là 營左銳 với nghĩa là “cánh quân bên tả lợi hại” nghĩa là “xứng danh tâm phúc, sắc sảo như cách tay trái của Chủ tướng”. Dịch thơ “Danh tướng giỏi”. Nguyên văn cha tôi có chép lại và tôi đã nhìn thấy nhưng không rõ chữ Nôm hay chữ Hán, sau ngày cha mất, tôi tìm không ra.

- Thực ra từ “Đông Dương” (東洋) vốn là chỉ Đông bộ Á châu-Nhật Bản, nhưng về sau xứ Indochina (Việt Nam, Lào, Campuchia) cũng được gọi là Đông Dương: Liên bang Đông Dương, Union Indochinoise thành lập 17/10/1887. Trong các năm 1804, 1808 sách báo Pháp đã dùng từ này chỉ các nước Indo-Chine hay vương quốc Tonquin, Cochinchine, Lào..Không hiểu Cụ Đồ Thiệu (1769-1833) đã biết và sử dụng đến danh xưng này chưa hay chép như bản của Lương Hoàn chính xác hơn ?

- “Bẩy huyện”: chỉ phủ Kinh Môn cuối Lê-đầu Nguyễn gồm cả Kiến Thuỵ (4 huyện: Nghi Dương, An Dương, Kim Thành, An Lão) và Kinh Môn đời Đồng Khánh (3 huyện: Đông Triều, Giáp Sơn, Thủy Đường). Năm Minh Mạng 18 (1837) tách 4 huyện lập phủ Kiến Thuỵ nên Kinh Môn thời Đồng Khánh chỉ còn 3 huyện. Song dân gian vần quen gọi là này là vùng “thất huyện” 七縣.

-“Thư son khoán sắt” 書朱券鐵 tức chữ viết bằng son, khế ước chế bằng sắt, tỏ ý “Thư khế” 書契 bền vững hay được lưu truyền, hưởng lộc dài lâu.

Thứ đến, xét về chi tiết: cùng một tác giả nhưng ở 2 bản Gia phả của cùng một dòng tộc mà khác nhau ở 15 tiếng. Vì cả 2 bản đều là phiên âm ra quốc ngữ không có bản chữ Hán (hay Nôm) nên khó kết luận.

Theo tôi :

- Dùng “Đông Dương” mãi 1887 chưa chắc đã đúng lại đặt nó liên quan đến cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) lại càng không có lý. Dùng "đông ngung", giống như "hải ngung" 海隅 với nghĩa "ngoài góc bể" có lý hơn. Đồng thời tiếp sau lại có câu “Sóng dập ba vành” gắn với cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827) và Ba Vành bại trận vào 3/1827, đúng là năm Đinh Hợi Minh Mạng thứ 7 như Gia phả Lương Hoàn chép “ Minh Mệnh thất niên Mậu Tuất..phỉ bình” (năm Minh Mạng thứ 7, loạn tan).

- Trên cơ sở đối chiếu 2 bản và căn cứ vào lịch sử giai đoạn này, tôi cho rằng bài Vịnh Hạ thập kỳ do Cụ Đồ Thiệu viết bằng chữ Nôm. Bài thơ đó được cụ viết thời gian dạy học tại quê nhà sau khi theo lệnh vua tập hợp dân chúng quanh vùng cùng quan quân đánh dẹp cuộc "Ba Vành tác loạn", tức cuộc khởi nghĩa của Phan bá Vành (1821-1827) nổ ra tại vùng Nam Định, Thái Bình, Hải Dương vào năm Minh Mạng thứ 7 (Đinh Hợi, 1827) trở về chứ không phải viết về Ngoại Tổ. Nhưng điều đó lại không phù hợp với truyền ngôn về Tổ được Thuỷ táng ngay sau trận đánh hoặc đời sau đã gắn việc Cụ Thiệu mất tại Vĩnh Bảo ngày 08/2 năm Minh Mệnh thứ 14 (Quý Tị, 1833) trong khi được cử đi đánh dẹp cuộc khởi nghĩa do Lê Duy Lương (? - 1833) lãnh đạo nổ ra tại Vĩnh Bảo.

- Dù chưa thống nhất vài điểm như trên, song bài thơ là có thực, do cụ Đồ Thiệu viết. Bài thơ đã nói lên công đức của tiền nhân và công đức ấy được nhân dân quanh vùng ngưỡng mộ, biết ơn, con cháu nhớ ghi.

Từ lập luận trên tôi phục hồi lại bản chữ Nôm của Cụ Thiệu như sau:

Thành rồng vẫn lĩnh ấn nguyên nhung,
Đây đó vang lừng tiếng nhạc ông.
Đuốc lý sáng loà doanh tử nhuệ,
Hương tào thơm nức cõi đông ngung.
Mưa nhuần bẩy huyện lòng dân thoả,
Sóng dập ba vành mặt nước trong.
Rạng núi Đồ Sơn công hãy tạc,
Thư son khoán sắt biết bao cùng.


Do lơ mơ về Hán Nôm lại không có bản gốc nên tôi phải dựa vào những điều đã biết, dùng máy tính mầy mò tự tạo ra một số chữ thiếu trong nhu liệu. Những chữ này và cả một số chữ Nôm khác do chwa có mã Unicod nhiều máy tính chưa càu phông Nôm sẽ không nhận được nên tôi đã ảnh hoá và đưa nó như ảnh sau:

Nếu ai giữ được bản gốc hay bản chép tay sau này mà có chữ Hán hay Nôm thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong đó có việc xác định năm mất của Nội Tổ để định ra cấp giỗ hàng năm.

Nhân lúc rảnh soát lại nới thấy không có chữ "vịnh" mà có lẽ toàn gia phả viết bằng chữ Hán, còn bài thơ là viết bằng chữ Nôm. Cụ thể đoạn trước bài thơ thì phần chữ Hán có thể thế này:第四支祖梁公紹有詩賀拾祺詩云 (Đệ tứ chi tổ Lương Công Thiệu hữu thi Hạ thập kỳ. Thi vân) tiếp là bài thơ bằng chữ Nôm. Trong đó “詩云”, đọc là “thi vân” tức “thơ rằng” nhưng chắc do “tam sao thất bản” nên lại thành ra chữ “Vịnh”! Song tôi cứ để nguyên không chữa lại và nhân ngày nghỉ Noen 2010 đã viết thêm dòng này. Mai kia khảo cứu đựơc gând chính xác nhất sẽ sửa lại sau.

1 nhận xét:

  1. câu số 1: tôi đã thay chữ vẫn bằng chữ vâng.
    Chữ nguyên nên bỏ bộ thủy.
    Chữ nhung nên bỏ bộ mịch.
    Câu số 2: Chữ vang nên co thêm bộ khẩu ở bên trái.
    Câu số 3: nên đọc là tả, không đọc là tử.
    Câu 4: Chữ Tào có vấn đề rất đáng chú ý, xin hỏi anh Mến chữ Tào này có liên hệ đế địa danh nào không? Nếu là một địa danh thì đó là một chìa khóa mở ra một hướng tốt.
    Câu 5: chữ mưa, nên viết thêm bộ vũ ở trên.
    Câu 7: xin đọc chữ rạng bằng chữ rặng.

    Trả lờiXóa

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!