[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


09 tháng 3 2024

Lại bàn về tục CHIÊU HỒN NẠP TÁNG và lệ làm XƯƠNG DÂU ĐẦU GÁO

Nhân ngày tưởng niệm ông Nội, xin nói đôi điều về tục chiêu hồn nạp tángxương dâu đầu gáo” - Nghi thức, ý nghĩa.

Trước đây, trong bài Nhớ Bà có lưu tại đây tôi đã chép chuyện  này và trong đó có đoạn “Sau khi bà sinh 2 gái (Di, Thị) ông tôi bỏ ra ngoài Vàng Danh, Cẩm Phả làm phu mỏ Than mấy năm sau,  khi cụ Mạo sai con là Liêm ra tìm, mới về mới về và bà tôi sinh bố và chú Dật tôi. Đến khoảng 1926-1927, ngày 29 tháng Giêng, cùng với mấy người trong Tổng ông lại bỏ nhà ra đi, nói là đi “Tân Thế giới”. Từ đó không về và cũng không tin tức gì. Về sau có người cùng Tổng, cùng đi với ông ngày đó kể lại là: ông  định đi vào Nam tới đồn điền cao su làm phu, nhưng chuyến đó tầu bị đắm (người kia ốm ở lại không đi nên thoát). Sau này đi xem, thày đều phán là cụ được “thuỷ táng”  và con cháu có số tha phương. Khi các cô, bố và chú tôi đã lớn, bà tôi tổ chức “chiêu hồn nạp táng”. Mời 7 sư làm chay, cầu siêu trong mấy ngày đêm liền. Cúng xong dùng cành dâu làm xương, vỏ dừa làm sọ (xương dâu, đầu gáo)  mà mai táng. Lấy ngày 29/Giêng làm ngày Giỗ hàng năm

Nay, đúng 29/Giêng do không về nhà Mẫu thân tổ chức “Tưởng niệm ngày 29/Giêng” được tôi tìm hiểu và chép lại những tri thức của mình về tục này.

Mục đích bài viết này là đi tìm lời giải đáp: Dùng xương dâu đầu gáo có thể thay được cốt của người đã khuất bị thất lạc không? rồi nhờ thầy pháp cũng cho nhập hồn, đắp mộ như mộ người bình thường” có đúng không và  Khi tiến hành cần phải lưu ý những điều gì?”.

Lệ này các cụ ta xưa từng chép:

Tam hồn thất phách nơi đâu,

Thầy thỉnh, thầy luyện xương dâu, hồn về.

Gia thân, quyến thuộc tựu tề,

Chiêu hồn nạp táng, Thần kê dẫn đường.

Trong đó có một số từ khó hiểu với lớp trẻ ngày nay là:

-   Tam hồn thất phách chữ là 三魂七魄 tức ba hồn bẩy vía theo quan niệm của Đạo giáo gồm: Ba hồn là: Sảng linh (爽靈, đặc trưng cho Trí lực), Thai quang (胎光, đặc trưng cho Sinh mệnh), U tinh (幽精, đặc trưng cho tính cách) và Bẩy vía gồm: Thi Cẩu 屍狗, Phục thi 伏矢, Tước âm 雀陰, Thôn tặc 吞賊, Phi độc 非毒, Trừ uế 除穢, Xú phế 臭肺. Trong thực tế các đám tang, thầy cúng làm lễ gọi hồn thường cầm áo người chết ra sân hoặc ngoài đường quay vế bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc đàn ông thì gọi “ba hồn bẩy vía”, đàn bà thì gọi “ba hồn chín vía” về nhập quan. Xong bỏ áo người chết vào quan tài coi như họ đã về nhập quan. Cổ nhân quan niệm rằng khi người chết đi thì hồn vía sẽ đi lang thang khắp không trung nên phải làm lễ này và khấn để trình báo lên thiên đình là trần gian có người quy tiên để ghi vào sổ thiên tào. Nhớ rằng phụ nữ đã có gia đình có thêm hai vía nữa để thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ là Tuyến sữa và Nơi sinh con. Nhưng, khi chết thì 2 vía ấy cũng chẳng còn nên chỉ cúng 49 ngày như nam giới (tương ứng với cúng 7 vía). Cũng vì thế nên khi có người thân vong mạng, người ta cho vào miệng hoặc 7 hạt nếp hoặc 9 hạt nếp để 7 vía hoặc 9 vía đó, để họ  lấy trong miệng mà sống không có đói khát;

- Chiêu hồn nạp táng  chữ là 招魂納葬 tức là lễ gọi, nhập hồn đối với những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt (chết trận, chết đuối hay do thú dữ hại...) khi thân nhân làm (hay nhờ người làm, cúng) hình nhân và làm lễ an táng theo như lễ an táng thông thường;

-  Thần kê: chữ là 神雞 tức con Gà linh dẫn dắt người trần tìm “đất tốt” để đặt mộ. Đó là “linh địa” khi Gà Thần mổ xuống chỗ đó (khi đất đai còn rộng rãi, chưa có việc cấp sổ đỏ như ngày nay).  

Thực chất, tục chiêu hồn nạp táng và cách làm xương dâu đầu gáo” chả khác mấy khi lập mộ vọng mà tôi từng đề cập, có lưu tại đây. Cụ thể là:

Về mặt thủ tục:

Trước hết, khâu CHUẨN BỊ, cần:

Bày một bàn thờ cúng Phật (gia đình theo Phật giáo) và vong linh. Chọn một quả dừa già, bỏ vỏ, cùi và nước bởi vỏ cứng của quả dừa tròn, tương ứng sọ người lại lâu tiêu.

Dùng cành cây gỗ Dâu là xương vì gỗ Dâu khá dễ kiếm, ài, mềm nhưng tồn tại trong đất lâu. Cắt các cành dâu (với tổng kích thước khoảng 30-40 cm) đó  thành 360 đốt xương: xương đùi, chân, tay, 36 đốt cột sống, 36 đốt xương sườn;

Sau đó tẩm ngâm các cành dâu đó với nước gồ cây Vang cho có mầu vàng tương tự xương người rồi đem phơi khô cho kiệt nước.

Có khi dùng cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi) bởi đó là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì mọc ở nhiều nơi.

Khi TIẾN HÀNH thầy có lập bài vị như với người mất tích. 

Phù đó được buộc bằng chỉ ngũ sắc, đặt vào bụng người đất (được thầy nặn bằng bùn lấy ở giữa dòng sông, hay mùn đào ở giữa ngã tư đường cái);

Trải giấy trang kim, vải đỏ, xương dâu vẩy nước gồ vang, tiết gà vào tiểu (không cần quan tài to như khâm liệm người chết có thi xác);

Tiếp theo là Cúng chiêu hồn, Triệu linh, Tạ mộ rồi các ngày, tháng năm sau Cúng cơm như lẽ thường, tùy gia cảnh và thời cuộc.

Thực ra đây hoàn toàn là chuyện tâm linh, yên lòng người đang sống, chứ sao bằng an táng có thi xác được ! Hơn nữa Xương người chết sao cầu được Phúc ?”. Tất cả chỉ là theo đám đông và lệ tục của tín ngưỡng, tùy tôn giáo, đia phương và thời cuộc!

-Lương Đức Mến, 29/Giêng/Giáp Thìn-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!