Bà tôi họ Đặng
xóm trong,
Chắt chiu trọn
nghĩa, long đong cả đời.
Nhập vào Lương
tộc xóm ngoài[1],
Cũng trong lệ
tục cái thời “đổi dâu”[2].
“Thêm thân”
vốn chửa thấy đâu,
Cũng là “bà
Lý” có danh,
Mà ăn chẳng
đủ, áo lành cũng không.
Còng lưng trả
nợ thay chồng,
Bởi chưng cụ
Lý cảm thông dân nghèo[4].
Vượt lên, tan
hợp mấy keo,
Lỡ cơ cứu giúp,
đói nghèo hỏi han.
*
Con đầu hương
tắt khói tan[5],
Gái hai đôi
nhịp vẫn hoàn đơn côi[6].
Giữa mùa diều
vắt lưng trời,
Vườn không,
ruộng ít, đất chua,
Tảo tần, xáo
xén bốn mùa cưu mang[8].
Chung tay việc
họ, việc làng,
Nổi danh chịu
khó, dịu dàng yêu thương.
Từ Rươi, Cói[9], Thóc làng Hương,
Lại cùng con
cháu lên biên mở làng[11].
Rét rừng, nắng
lũng, mưa ngàn,
Đói ăn, thiếu
muối ngổn ngang trăm bề.
Động viên con
cháu vượt qua,
Chín Ba năm
sống với đời,
Giữa mùa Đông
giá[13] bà rời cõi dương.
Vì chưng cháu
nhỡ độ đường,
Lâu ngày nghĩ
lại xót xa,
Thương bà, giận
phận, biết là trách ai?
Mộ bà mấy bận
di dời[15],
Nay yên giấc
ngủ mong người vân du.
*
*
Ba mốt năm
vắng bóng bà,
Mà mùi trầu quyện
lời ru vẳng còn.
Cháu nay gối
mỏi chân chồn,
Lên ông càng
thấm công ơn của bà.
-Cận
ngày giỗ lần thứ 31 của bà Nội (1982-2013)
Đích
tôn: Lương Đức Mến-
[1] Gia phả họ tôi đã ghi rõ “y xã duy hữu Nguyễn, Mai nhị
tính. Nguyễn vô tự, công ký yên, hậu sinh nam tử lục,..” thì rõ là ngày từ
1740-1750 làng Hương đã không còn họ Nguyễn. Khi tôi lớn lên thấy dân cư làng
Hương của tôi gồm 2 họ chính là họ Lương
xóm ngoài và họ Đặng xóm trong.
[2] Từ lâu đã thành lệ: cứ 1 gái họ Lương làm dâu họ Đặng thì
lại có 1 gái họ Đặng sang làm dâu họ Lương. Do đó trong làng nhiều nhà có họ
hai mang và có trường hợp thuận vai như cặp hai bác Đặng Thoả - Lương Thị Huấn.
Nhưng cũng có khi nghịch vai vế như bố mẹ Ngoãn: tôi gọi mẹ Ngoãn (Đặng Thị
Nguyên) là cô nhưng chỉ gọi bố Ngoãn (Lương Đức Thê) là anh
[3] Có lần 2 họ đã “giàn trận” đánh nhau máu thấm ruộng cày,
bởi “Bịt được miệng chĩnh, miệng vò, Nào ai bịt được miệng Cô, miệng Dì”.
[4] Ông nội tôi làm Lí trưởng 里長, nhưng bênh dân. Có lần “Tây đoan” về bắt rượu “lậu” ông
hô cướp và huy động cả làng ra vây. Tây sợ chạy và từ đó “cạch” không sách
nhiễu làng Hương nữa.Về sau do ham mê Tổ tôm và cũng như đa phần chức dịch thời
đó, cụ hút Thuốc phiện do đó trở nên nghèo túng. Mặc dù được chị gái (bà Lương Thị Huân, giúp việc cho một Hiệu
thuốc người Hoa ở Hải Phòng sau lấy chồng lại là anh trai bà nội tôi) chu
cấp nhưng không đủ chi tiêu, cống nộp quan trên nên ruộng vườn cứ hao dần.
[5] Cô: Lương Thị Di 梁氏怡 sinh năm Nhâm Tí (1912),
đẹp người., có chồng là Phạm Văn Ký, người thôn Kim Côn, cùng tổng Cao Mật. Mất
02/6 Ất Dậu 1945 khi đẻ người con đầu nên bà tôi thường kể về cô: “người nhà
mình tắt hương hết khói”. Sau đó bác Ký tục huyền nhưng vẫn đi lại, theo cúng
giỗ với Lương tộc. Hồi CCRĐ bị qui sai . Ông mất do già yếu năm 1983. Vợ kế và
các con (Kiểm, Tuy, Hoạch, Bốn, Huyền, Kỉ)
đã chuyển xuống Bến Khuể làm ăn. P.V. Kỉ là thương binh trong Chiến tranh Biên
giới Tây Nam 1978, liệt 2 chân.Từ năm 1987 bao thầu việc mua bán cát, điện, tạp
phẩm ...có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế và giữ gìn trật tự khu vực
Bến Khuể, được Đài, Báo HP ca ngợi . Người con gái bé (tên là Huyền) lấy Lương Hoàn An, Trưởng đời thứ 7 ngành Lương Hoàn
bên Hạ.
[6] Cô Lương Thị Thị 梁氏巿 Sinh năm Giáp Dần, Duy
Tân thứ 8 (1914), lớn lên trong khốn
khó, khong được học hành, phải cùng mẹ bươn chải nuôi em từ nhỏ. Bà lấy 2 đời
chồng: Chồng trước: người làng Yên Tử, Tiên Lãng, đi lính (làm tới Cai, tục gọi là Cai Tề) và chết trận ở Cao Bằng (kị 23/8), hiện còn một nữ là chị Phường
đang ở An Tiến, Sơn Hải thuộc huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Do kinh tế khó
khăn, hoàn cảnh xa quê nên họ mạc ở quê còn ai gia đình con cháu sau này cũng
không biết được. Chống thứ hai người Lang Thượng, Mĩ Đức, An Lão, tên là Nguyễn
Văn Khuể (Đườn). Mất 27 tháng Giêng năm Ất Mùi
(19/02/1955). Với ông này, bà
sinh nhiều nhưng lớn lên chỉ còn 1 nam là Tầu hiện ở Khánh Địa, Sơn Hải. Bà mất
5 giờ 30 sáng 06-Giêng, Nhâm Thân (Chủ
nhật 9/02/1992) tại Khánh Địa.
[7] Sau khi bà sinh 2 gái
(Di, Thị) ông tôi bỏ ra ngoài
Vàng Danh, Cẩm Phả làm phu mỏ Than mấy
năm sau mới về và bà tôi sinh bố và chú Dật tôi. Đến khoảng 1926-1927, ngày 29
tháng Giêng, cùng với mấy người trong Tổng ông lại bỏ nhà ra đi, nói là đi “Tân
Thế giới. Từ đó không về và cũng không tin tức gì. Về sau có người cùng Tổng,
cùng đi với ông ngày đó kể lại là: ông
định đi vào Nam
tới đồn điền cao su làm phu, nhưng chuyến đó tầu bị đắm (người kia ốm ở lại không đi nên thoát). Sau này đi xem, thày đều
phán là cụ được “thuỷ táng” và con cháu
có số tha phương. Khi các cô, bố và chú tôi đã lớn, bà tôi tổ chức “chiêu hồn
nạp táng” 招魂納葬. Mời 7 sư làm chay, cầu siêu
trong mấy ngày đêm liền. Cúng xong dùng cành dâu làm xương, vỏ dừa làm sọ (xương dâu, đầu gáo) mà mai táng. Lấy ngày 29/Giêng làm ngày Giỗ
hàng năm
[8] Bà từng đi buôn tận Cẩm Giàng (Hải Dương), Tiên Lãng, Thái Bình, Bắc Ninh. Khi thì làm hàng xáo (đong thóc về, xay giã lấy gạo, cám bán kiếm
lời). Ngoài 4 con, cụ còn nuôi cả
cháu: gọi bằng mợ (Đặng Thị Được)
bằng cô (Đ.Văn Nhỡ ), bằng bá (... ).
[9] Rươi (Tylorhynchus
sinensis), loài giun đốt, lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta), sống ở vùng cửa sông nước lợ, ven biển vịnh Bắc Bộ.
Mùa rươi quê tôi (gần cửa Văn Úc) được
gói trong câu: “tháng Chín Đôi mươi, tháng Mười Mồng Năm”. Ngày nhỏ ở quê nhiều
lần tôi đã đi vớt rươi khi đi thả trâu mà gặp. Nhưng những năm lớn lên có dịp
về quê thấy rươi ít hẳn và chẳng có “thương hiệu” gì!.
Bơn bãi ngoài đê sông Văn Úc
quê tôi thủa xưa có trồng cói, tuy không nổi danh như Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) và Nga
Sơn (Thanh Hóa). Đây là cây thân mềm
thuộc nhóm thực vật trong họ Cói (Cyperaceae),
thuộc chi Cyperus (cùng các loài lác, cú)
với hai loài chủ yếu là cói bông trắng (Cyperus
tegetiformis, là giống Cói quê tôi) và cói bông nâu (Cyperus corymbosus). Ngày tôi còn ở quê, người dân quê tôi chủ yếu
trồng cói vào tháng 5-6 khi bắt đầu có nước lũ, độ mặn giảm và thu vào vụ mùa (tháng 7-8), ít thấy cói vụ chiêm (tháng 2-3). Người ta cắt cói về phơi khô
dùng lợp nhà. Ngoài ra có chẻ mỏng, phơi khô rồi đem dệt chiếu chứ không thấy
làm ra các sản phẩm hàng hóa như các nơi khác. Hình như bây giờ không còn nhà
nào lợp cói nữa.
[10] Như tất cả người già trong làng, bà tôi theo đạo Phật vào
hội qui, hiệu Diệu Cầm ở Chùa Hương- một ngôi chùa nhỏ nằm cạnh đường từ làng
xuống Bến Khuể. Chùa nay năm 1967 thì đã bị phá đi làm trụ sở HTX,cùng dịp phá
Đình nên cả Làng coi như không theo tôn giáo nào. Nay các Già thường đi Cúng
Phật tại Chùa làng khác.
[11] Tháng 2/1964 cùng con cháu lên Lào Cai, ở thôn An Phong xã
Phong Niên, huyện Bảo Thắng. Mặc dù tuổi đã cao nhưng bà vẫn chống gậy sang
thăm con gái (L.T. Thị, đi khai hoang từ
1962) ở Sơn Hải, cách Phong Niên 24 Km đường rừng, đò giang cách trở. Trong
CTBG 2/1979 theo con cháu về quê sau lại ngược khi bình yên.
[12] Không biết chữ nhưng bà thuộc khá nhiều chuyện Cổ tích và
đó là nguồn bổ sung kiến thức cho lứa chúng tôi ở nơi không đài đóm, sách báo.
Chính bà là người nói với tôi rằng: Các cụ xưa truyền lại cháu phải cố học, thi
đỗ, "làm quan" thì bố cháu mới không chết sớm. Nghe lời bà, lại tính
ham học nên mặc dù rất gian nan tôi và sau này các em tôi vẫn cố và đã có Bằng
Đại học, sau Đại học, được cất nhắc, bổ nhiệm. Không hiểu thực hư sao nhưng Bố
tôi yếu hơn nhiều nhưng lại thọ hơn nhiều so với những người khác!
[13] Tháng 12/1982 cụ ốm mệt do tuổi già và Cụ mất ngày
22/12/1982, tức là ngày 08 tháng Mười Một năm Nhâm Tuất, đúng tiết Đông chí,
thọ 93 tuổi.
[14] Được tin bà mệt hai vợ chồng tôi ngược tầu về thăm (Khi đó còn
tỉnh HLS hợp nhất năm 1976,chúng tôi làm việc ở tỉnh lị là Tx Yên Bái).
Lúc này vợ tôi mang thai Huyền Thương được 7 tháng.ở chơi được 3 ngày bà giục
chúng tôi sang thăm bên ngoại ở Gia Phú. Năm đó trời rất rét.Vợ chồng tôi đi được
2 ngày thì bà mất. Hồi đó đi lại còn khó khăn chất chồng sau cuộc chiến 279 nên
mặc dù cách có 40 Km cũng không ai sang báo chúng tôi, điện thoại thì không có.
Ở Gia Phú về, đến Phố Lu tôi xuôi tầu Yên Bái còn vợ tôi quay lại Phong Niên (mai còn làm việc vời PGD), lúc đó vừa 3
ngày bà! Về đơn vị, đi công tác liên miên, mãi hôm 49 ngày bà tôi mới lên được.
[15] Mộ phần bà tôi hung táng tại Nghĩa địa gốc gạo Km 36, khi
cải táng, bố tôi đưa về đặt ngay cạnh mỏm đá, gần giữa cửa nhà nhìn sang, sau
chuyển dịch lên trên và sang Trái cạnh bụi Mai. Ngày 20/12/2001 (06 tháng Mười Một Tân Tỵ) con cháu đã
đưa ra quy tập cạnh mộ bố tôi ở nghĩa địa gốc gạo Km 36. Mộ có lợp mái ốp gạch
hồng bên trên có gắn đôi Rồng chầu mặt nguyệt, năm trong “Lương Đức tộc mộ
Viên” rộng 13,5m2. Chính giữa phía trước có bia đá, kích thước 53 x
32,5 cm, mặt có 2 dòng chữ Việt: “LƯƠNG TỘC CHI MỘ”, “*Đệ Ngũ và đệ Lục Đai*”,
dòng chữ Hán: “阴德不忘” và dòng chữ ghi âm
đọc: “ÂM ĐỨC BẤT VONG” . 4 dòng này có nghĩa chỉ đây là nơi chôn cất của các vị
đời thứ Năm và đời thứ Sáu của họ Lương đồng thời nói rõ ý: Con cháu không bao
giờ quên ân đức người đã mất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!